Hộp 1.1 Tổng quát các cam kết về thuế quan trong CPTPP dành cho Việt Nam
3.2. Giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI trong bối cảnh thực thi các cam kết CPTPP
Để tăng cường thu hút FDI trong bối cảnh đã gia nhập CPTPP, Việt Nam cần tận dụng các cơ hội thu hút FDI trong ngắn hạn và chuẩn bị điều kiện sẵn sàng cho các cơ hội thu hút FDI có chất lượng cao trong dài hạn
3.2.1. Nhóm giải pháp về ổn định chính trị và thể chế chính sách ưu đãi đầu tư đối với khu vực FDI
- Về ổn định chính trị, an ninh xã hội
Để hấp dẫn các nhà ĐTNN hiện nay chính là khả năng ổn định chính trị của Việt Nam. Môi trường chính trị của Việt Nam luôn được duy trì tốt kể từ lúc thống nhất đất nước cho đến nay, hàng loạt các âm mưu phá hoại, khủng bố, kích động, chống chính quyền của những thế lực phản động lần lượt bị thất bại. Đây là yếu tố mà chúng ta cần giữ gìn cho mục tiêu thu hút FDI. Do đó các giải pháp nhằm giữ vững ổn định chính trị và duy trì an ninh xã hội hướng tới:
+ Tăng cường hớp tác giữa các nước thành viên Interpol, Aseanpol và các nước trong khu vực về phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, về bảo vệ an ninh biên giới, an ninh kinh tế, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Phối hợp trao đổi thông tin về các loại tội phạm quốc tế, thông tin nghiệp vụ liên quan đến đối tượng, phương thức và
đường dây của băng nhóm tội phạm, nhằm mục địch bảo vệ hòa bình, ổn định và
phát triển.
+ Thúc đẩy ký kết các hiệp định song phương giữa các nước về dẫn độ tội phạm, chuyển giao phạm nhân quốc tế, hợp tác phòng chống ma túy, buôn lậu, tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan hành pháp phối hợp có hiệu quả cac biện pháp bảo vệ an ninh, trật tự mà các bên quan tâm.
- Về cải cách thể chế chính sách đầu tư:
Để tăng cường thu hút đón làn sóng FDI từ các FTA thế hệ mới (như CPTPP), thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững thì chính sách thu hút FDI cần có những điều chỉnh căn bản, trong đó nổi lên các vấn đề về ưu đãi và lựa chọn đầu tư gắn với chuỗi cung ứng các sản phẩm trọng điểm và khuyến khích tác động lan tỏa tích cực của đầu tư nước ngoài. Điều chỉnh về ưu đãi và lựa chọn dự án đầu tư theo 4 yếu tố gồm (i) theo ngành/ lĩnh vực; (ii) theo hoạt động; (iii) theo sản phẩm và (iv) theo năng lực nhà đầu tư.
Đối với ngành/ lĩnh vực khuyến khích FDI cần phân loại theo lĩnh vực sản xuất và
dịch vụ. Đối với lĩnh vực sản xuất ưu tiên thu hút FDI vào các ngành công nghệ cao phù hợp với trình độ phát triển của Việt Nam, ngành sử dụng ít năng lượng, thân
và công nghiệp hỗ trợ cho những ngành ưu tiên thu hút đầu tư. Trong lĩnh vực dịch vụ, khuyến khích thu hút hiện diện thương mại của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam như thành lập văn phòng đại diện khu vực, trung tâm phân phối khu vực, dịch vụ hỗ trợ sản xuất và logistics.
Khuyến khích FDI theo hoạt động: điều chỉnh chính sách hướng thu hút FDI vào các mảng hoạt động đòi hỏi hàm lượng vốn và tri thức phục vụ chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế mà trong nước năng lực còn hạn chế ví dụ như hoạt động R&D, chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề.
Khuyến khích FDI theo sản phẩm: Ưu tiên thu hút FDI vào các dự án tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sản phẩm tiết kiệm năng lượng, thiết bị bảo vệ môi trường, sản phẩm sử dụng nhiều đầu tư vào trong nước, sản phẩm thâm dụng vốn và tri thức nhắm tận dụng ưu thế của khu vực FDI so với khu vực doanh nghiệp nội địa
Khuyến khích FDI theo địa bàn đầu tư: Điều chỉnh chính sách nhằm thu hút FDI vào một số khu công nghiệp chuyên sâu hoặc đặc thù tại các đô thị phát triển. Các khu công nghiệp chuyên sâu này được xây dựng để ưu tiên thu hút FDI vào các ngành/
hoạt động/ sản pgẩm có tác dụng làm tăng năng lực các ngành trong nước, có tính liên kết rộng với công nghiệp trong nước. Ở đây cần lưu ý có chính sách ưu tiên nhằm tăng hiệu quả vốn FDI hơn là chỉ thu hút FDI về mặt số lượng.
Khuyến khích FDI theo năng lực nhà đầu tư: Điều chỉnh chính sách ưu tiên lựa chọn các nhà đầu tư có chiến lược kinh doanh bền vững, có khả năng sử dụng các công nghệ sạch, áp dụng các biện pháp quản lý môi trường hiệu quả, có tiềm năng tạo sự
gắn kết với khu vực doanh nghiệp nội địa, đặc biệt thông qua quá trình chuyển giao tri thức và công nghệ sạch cho các doanh nghiệp trong nước. Đề xuất căn cứ vào chỉ
tiêu thực hiện trách nhiệm xã hội (CRS) như một tiêu chí để lựa chọn nhà đầu tư.
Các chính sách này cần được áp dụng ổn định trong trung và dài hạn, hạn chế việc thường xuyên thay đổi các chính sách ưu đãi làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh cũng như chiến lược đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.
Tăng cường cải cách thủ tục hành chính để giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp, tăng cường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Tiếp tục triển khai đồng bộ, nâng cao chất lượng cơ chế “một cửa” theo yêu cầu công khai, minh bạch coi đó như là một bướt đột phá trong cải cách thủ tục hành chính đi vào chiều sâu để loại bỏ thủ tục hành chính rườm rà, nảy sinh tiêu cực và tham nhũng, gây cản trở cho các hoạt động kinh tế – xã hội.
3.2.2. Nhóm giải pháp về kinh tế để tạo môi trường đầu tư ổn định và hiệu quả Để tạo môi trường ổn định cho hoạt động đầu tư và thương mại, thu hút FDI cần duy trì môi trường ổn dịnh kinh tế vĩ mô. Thực tế thời gian vừa qua cho thấy cải cách và tái
cơ cấu kinh tế chỉ có thể thực hiện được trong điều kiện ổn định kinh tế vĩ mô và bên cạnh các điều kiện khác. Ổn định kinh tế vĩ mô sẽ giúp các thị trường hoạt động lành mạnh và hiệu quả hơn do các tín hiệu giả (giá cả, lãi suất, tiền lương) không bị méo mó.
Các yêu cầu về củng cố ổn định kinh tế vĩ mô và môi trường đầu tư cần nhà nước lưu ý
bao gồm: (i) biến động từ thị trường tài chính và thị trường hàng hóa quốc tế có ảnh hưởng nhanh và mạnh hơn đến mức giá cả trong nước. Mức độ truyền tải của biến động giá thế giới và tỷ giá đối với giá cả trong nước tương đối đáng kể; (ii) công tác thông tin, thống kê, dự báo, cảnh báo cần đáp ứng yêu cầu điều hành kinh tế vĩ mô.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng có nhiều dư địa chính sách hơn và ít chèn lấn khu vực tư nhân hơn nếu kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc.
- Đẩy mạnh cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính về đầu tư, kinh doanh thương mại.
Công bố công khai mọi quy trình, thủ tục có liên quan. Rà soát và loại bỏ các điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính không cần thiết về các thành lập công ty, xin cấp phép đầu tư nhằm loại các chi phí không chính thức, gây phiền hà cho doanh nghiệp.
- Để thu hút được FDI trong lĩnh vực công nghệ cao từ các nước phát triển tạo lực đẩy phát triển trong nước, việc thực thi đầy đủ, nghiêm túc cam kết về sở hữu trí tuệ là
điều kiện bắt buộc. Trong ngắn hạn những điều chỉnh này có thể gây ra những thiệt hại đáng kể cho các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên trong dài hạn xu hướng này là cần thiết và có lợi cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Việt Nam càng thực hiện sớm càng có lợi, giúp doanh nghiệp có thời gian điều chỉnh dài hơn, giảm bớt thiệt hại không đáng có từ các cú sốc CPTPP. Vì vậy Việt Nam cần mạnh dạn tham gia vào các cam kết về sở hữu trí tuệ trong CPTPP; rà soát lại Luật sở hữu trí tuệ nhằm điều chỉnh cho phù
hợp với các cam kết sâu hơn trong CPTPP. Ngoài ra Việt Nam cần thực thi đầy đủ và
nghiêm túc cam kết, đặt ra các chỉ tiêu rõ ràng về giảm tỷ lệ vi phạm quyền sở hữu trí
tuệ và áp dụng mức chế tài nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm.
- Cần thực hiện hiệu quả những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao nặng lực cạnh tranh quốc gia về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp như xây dựng chính sách ngành kinh tế trọng điểm cần tập trung đầu tư phát triển đi kèm với chính sách ưu đãi cho các lĩnh vực công nghệ thông tin và gia tăng sự tham gia của khối doanh nghiệp nhỏ và vừa vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu…
- Ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp có năng lực đổi mới sáng tạo và năng lực quản trị tiên tiến, doanh nghiệp thích ứng với nền sản xuất mới trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; khuyến khích đầu tư phát triển các ngành nghề sản xuất kinh doanh tạo động lực cho tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế như công nghệ cao và các lĩnh vực thâm dụng khoa học công nghệ.
- Xây dựng đồng bộ các quy dịnh về tài chính (thuế, phí…) tín dụng, đất đai, quản lý ngoại hối để khuyến khích và huy động tối đa vốn đầu tư của mọi khu vực kinhh tế vào những ngành, lĩnh vực, địa bàn cần được ưu tiên, hạn chế đầu tư vào ngành, lĩnh vực, địa bàn không được khuyến khích. Cải cách thuế để phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phù hợp với các cam kết quốc tế. Bổ sung, hoàn thiện đơn giản hóa các sắc thuế, từng bước áp dụng hệ thống thuế thống nhất, không phân biệt doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nào. Cơ cấu lại nguồn thu, khắc phục tình trạng hạn hẹp trong phạm vi đánh thuế gây ra bỏ sót nguồn thu và đối tượng nộp thuế, đáp ứng yêu cầu động viên thu nhập quốc dân vào NSNN. Hiện đại hóa công tác thu thuế và đổi mới quản lý thu thuế, cải cách phải phù hợp với yêu cầu mở cửa và
hội nhập kinh tế quốc tế. Mở cửa và hội nhập nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải tuân thủ cam kết trong hiệp định thương mại tự
do đã ký kết.
- Ban hành và tổ chức triển khai bộ tiêu chí đánh giá, sàng lọc, lựa chọn ưu tiên các dự án công nghệ cao, thân thiện với môi trường, hạn chế thu hút đầu tư các dự án thuộc đối tượng kiểm soát đặc biệt bên ngoài các khu công nghiệp; không thực hiện các dự án đầu tư thuộc đối tượng kiểm soát đặc biệt tại những vị trí nhạy cảm về môi trường. Xem xét kỹ lưỡng các yếu tố về quy mô sản xuất, công nghệ và vị trí thực hiện dự án trong mối quan hệ với các vấn đề môi trường phát sinh của dự án FDI.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp FDI về ý
thức sản xuất, tự giác trong các công tác bảo vệ môi trường; tổ chức lập quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia làm căn cứ thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư của từng vùng phù hợp yêu cầu bảo vệ môi trường, định hướng ưu tiên lĩnh vực, công nghệ đầu tư phù
hợp với quy hoạch môi trường.
- Thường xuyên đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng đồng thời nhanh chóng tiếp thu giải trình đầy đủ những kiến nghị của các doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.
3.2.3. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
- Cần xây dựng chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, mạnh dạn tuyển dụng lao động, ưu tiên đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mũi nhọn, công nghiệp có giá trị gia tăng cao, cần nhấn mạnh cụm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua việc chú trọng tăng cường kỹ năng và đào tạo năng lực thực hành.
- Hiểu và đánh giá đúng về vai trò của những cán bộ làm công tác tổ chức nhân sự
của doanh nghiệp (vai trò đối với tổ chức, tính chất nghề nghiệp,...), để qua đó tuyển dụng và sử dụng được những cán bộ nhân sự vừa có năng lực chuyên môn và phẩm chất
tốt, vừa có tâm và yêu nghề. Hiểu và xác định rõ những thuận lợi và khó khăn mà các cán bộ nhân sự trong DN mình đang gặp phải, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của họ để kịp thời động viên, khuyến khích và hỗ trợ họ.
- Có tầm nhìn tốt, dự đoán các thay đổi về thị trường lao động, chính sách nhà nước về lĩnh vực lao động, sự thay đổi khách quan và chủ quan của nghành nghề doanh nghiệp đang sản xuất - kinh doanh, xu thế cạnh tranh để đưa ra biện pháp ứng phó, xử lý, nhất là công tác quản trị doanh nghiệp, công tác nhân sự.
- Có kế hoạch và có ngân sách cụ thể, rõ ràng trong công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Cần có sự đầu tư thích đáng cho công tác này, đặc biệt cần có sự chuẩn bị về nguồn lực và nhân sự kế cận, nhất là nhân sự làm công tác quản lý.
- Cần ban hành và thực thi hệ thống đánh giá nhân sự, chế độ đãi ngộ cho cán bộ, nhân viên, chế độ thu hút và sử dụng nhân tài, bố trí cán bộ. Đặc biệt, cần quan tâm đến đời sống tinh thần, hoạt động cộng đồng xã hội của người lao động. Ban hành các chính sách, nội quy, quy chế gắn sát với hoạt động sản xuất - kinh doanh, đặc thù của doanh nghiệp, phù hợp với xu thế và thị trường lao động. Có kế hoạch và triển khai tốt việc xây dựng hệ thống, quy trình quản trị trong DN, mạnh dạn áp dụng và triển khai nghiêm túc quy trình quản lý tiên tiến như ISO, 5S.
- Cần tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng đào tạo cho các trường liên kết, xúc tiến các biên bản ghi nhớ hợp tác về liên kết đào tạo. Doanh nghiệp cần tích cực phối hợp xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo; tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực tập và đánh giá kết quả học tập của người học tại các đơn vị đào tạo nghề cũng như tại chính doanh nghiệp mình; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề, đào tạo lại nghề cho người lao động của doanh nghiệp.
- Phải chú trọng xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp, coi đó là bản sắc của doanh nghiệp, là cốt lõi thu hút nhân tài, đào tạo mạnh mẽ cho sự phát triển của doanh nghiệp; văn hóa doanh nghiệp phải được thấm sâu trong tất cả mọi người mà các cấp lãnh đạo, quản lý phải là người tiên phong. Tránh để trong doanh nghiệp làm mất nhiệt huyết của nhân viên kết hợp với sự hấp dẫn từ thị trường lao động bên ngoài, từ đó lấy mất nhân viên của doanh nghiệp.
3.2.4. Nhóm giải pháp về khoa học, công nghệ và cơ sở hạ tầng
- Xây dựng và tăng cường tính kết nối của chuỗi cung ứng quốc gia và khu vực tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu như nghiên cứu, phát triển và đưa vào triển khau mô hình chuỗi cung ứng thông minh, vận dụng công nghệ dữ liệu lớn (big data) để dự
báo thị trường và gắn kết hiệu quả các quá trình sản xuất với nhu cầu thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước kết nối theo cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị và định hướng gắn kết đến thị trường quốc tế.