Hộp 1.1 Tổng quát các cam kết về thuế quan trong CPTPP dành cho Việt Nam
2.4. Đánh giá tác động của CPTPP đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
2.4.1. Kết quả đạt được:
- Thu hút vốn FDI có dù trải qua nhiều biến động nhưng nhìn chung có xu hướng cải thiện qua các năm đặc biệt trong bối cảnh thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Năm 2020, dù kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch toàn cầu, nhưng Việt Nam vẫn có những nét khởi sắc trong thu hút FDI. Những kết quả đó, giúp cho vốn FDI trở thành nguồn vốn quan trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã
hội, góp phần đáng kể thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ, khai thông thị trường quốc tế, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, đóng góp ngân sách nhà nước, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và tạo thêm việc làm.
- Tình hình thu hút FDI từ các nước thành viên CPTPP có nhiều tín hiệu khả quan, Nhật Bản, Singapore và Malaysia là các đối tác đầu tư chính, nằm trong nhóm 8 nước đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Bên cạnh đó là cơ hội thu hút vốn đầu tư từ
hai đối tác FDI hàng đầu của Việt Nam là Nhật Bản và Singapore. Tuy nhiên tác động của CPTPP sẽ không ảnh hưởng mạnh đến dòng vốn FDI từ hai nước này nhiều như các nước khác. Điều này lí giải do trước CPTPP, nước ta đã ký kết hiệp định song phương với Nhật Bản (năm 2008) và với Singapore (năm 2005). Ngoài ra, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh trong thu hút FDI với các nước nội khối khác thuộc khu vực ASEAN như Malaysia và Singapore. Năm 2018, FDI của Nhật Bản vào Việt Nam chỉ xếp thứ 10/11 nước Châu Á mà Nhật có FDI và xếp thứ 6/11 nước trong khối CPTPP (trong khi đó Singapore đứng thứ 3). FDI của Singapore vào Việt Nam cũng chỉ xếp thứ 4/8 nước trong khối CPTPP trong khi đó
FDI của Singpore vào Malaysia lớn gấp 9 lần FDI vào Việt Nam.
- Về lĩnh vực thu hút đầu tư trong khối, các nước thành viên CPTPP đã ưu tiên đầu tư cho Việt Nam vào những ngành có hàm lượng công nghệ cao như điện tử, gia công phần mềm và những ngành Việt Nam có lợi thế về nguồn lực (lao động, tài nguyên) như nông nghiệp, du lịch và những dịch vụ trước đó Việt Nam chưa có cam kết mở cửa hoặc mới chỉ mở cửa hạn chế (như dịch vụ tài chính – ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán…). Các nhà đầu tư đã coi Việt Nam là điểm đến hấp dẫn xét cả về thị trường, chính sách thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ và cả chi phí sản xuất. Họ xem xét đến việc dịch chuyển sản xuất, chuyển giao công nghệ, đầu tư vào chuỗi cung ứng hoàn thiện nhằm thúc đẩy xuất khẩu, tận dụng các cơ hội từ Hiệp định mang lại.
- Về lĩnh vực thu hút FDI từ các nước không phải thành viên CPTPP: nhờ những cam kết xóa bỏ thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực bao gồm: dệt may, da giày, lúa gạo, đồ gỗ, thủy sản và nông sản. Đây là những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh và điều này giúp gia tăng xuất khẩu. Trong khi đó, một số đối thủ cạnh tranh chính trong khu vực Châu Á như Trung Quốc, Indonexia, Thái Lan, Campuchia hiện chưa tham gia CPTPP. Các nước này đã có động thái đầu tư trực tiếp vào Việt Nam trong những lĩnh vực này để tận dụng ưu đãi thuế suất 0% mà Việt Nam được hưởng khi xuất khẩu sang các nước trong khối CPTPP. Ngoài ra, dòng vốn FDI ngoại khối có xu hướng tập trung vào các ngành công nghiệp phụ trợ, đặc biệt là ngành dệt may. Đây là tín hiệu tích cực để Việt Nam đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu về nguyên tắc xuất xứ trong cam kết của CPTPP, Hơn nữa, CPTPP giúp Việt Nam thu hút nhà
đầu tư gắn với chuyển giao công nghệ cao và cải thiện năng lực quản trị, tạo thuận lợi tận dụng tốt hơn các cơ hội thương mại từ đó mang đến nhiều nhà đầu tư tốt hơn và sàng lọc những nhà đàu tư yếu kém, thiếu chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng dòng vốn FDI.
- Về cải cách thể chế và tăng cường tính minh bạch của môi trường đầu tư – kinh doanh: hầu hết các cam kết của Việt Nam theo CPTPP đều phù hợp với yêu cầu cải cách, hội nhập và cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh. Do vậy, tham gia CPTPP sẽ góp phần tạo khuôn khổ và điều kiện thuận lợi để nâng cao sức hấp dẫn, cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam.
- Về lĩnh vực nông nghiệp, theo cam kết CPTPP nông sản Việt Nam được giảm thuế mạnh (Nhật Bản cho phép 91% dòng thuế ngành thủy sản và đồ gỗ Việt nam được giảm về 0% ngay lập tức) nên các nhà ĐTNN chuyển hướng mạnh về công nghệ
hiện đại trong chế biến nông sản nhằm gia tăng giá trị cho mặt hàng truyền thống này. Hiện Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á và đứng thứ 15 trên thế giới về xuất khẩu nông sản.
- Xu hướng đầu tư 100% vốn nước ngoài giảm dần trong khi vốn đầu tư thông qua hình thức M&A tăng cao, cho thấy dấu hiệu tích cực cho nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam. Thể hiện, quy mô doanh nghiệp trong nước đáp ứng nguồn cung cho M&A; và chính sách mở cửa của Việt Nam nhằm thu hút đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây có hiệu quả, nhất là chủ trương tạo điều kiện nhiều hơn cho nhà
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
2.4.2. Hạn chế
Mặc dù thu hút FDI đã đạt được những kết quả quan trọng nêu trên, song việc thu hút FDI trong bối cảnh thực thi CPTPP thời gian qua chưa đạt được một số mục tiêu như kỳ vọng, cụ thể:
- Sự gia tăng về số lượng FDI nhờ lợi thế đến từ CPTPP không đảm bảo quyền lợi đi kèm với cải thiện chất lượng FDI. Dòng vốn FDI từ các nước đang phát triển đầu tư vào Việt Nam để tận dụng ưu đãi thuế trong CPTPP có thể dẫn đến nguy cơ biến Việt Nam thành điểm tiếp nhận công nghệ lạc hậu và rơi vào bẫy “công nghệ trung bình”. Đối với các dự án FDI chất lượng cao, CPTPP chỉ có yếu tố hỗ trợ chứ không có tính quyêt định đối với hoạt động đầu tư.
- Khả năng thực thi của Việt Nam trong các cam kết liên quan đến sở hữu trí tuệ
trong CPTPP còn hạn chế, thể hiện ở tỉ lệ vi phạm bản quyền còn cao. Theo báo cáo của Liên minh Phần mềm doanh nghiệp (BSA) năm 2015, Việt Nam có tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm máy tính đến hơn 80%. Tạo hiệu ứng không tốt đến quyết định của nhà đầu tư nước ngoài trong chuyển giao công nghệ vào nước ta.
- Mức đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài trong CPTPP có tăng song vẫn thấp, khoảng 9.3% năm 1995 so với 19,6% năm 2018. Khu vực FDI đóng góp vào ngân sách quốc gia còn thấp, chỉ ở mức 14,1% tổng ngân sách quốc gia năm 2020, so với mức 10,5% giai đoạn 2005- 2015.
- Chưa nắm bắt đầy đủ lợi thế trong thu hút FDI của Việt Nam đến từ việc tham gia CPTPP trong khi các đối thủ cạnh tranh chính về thương mại và đầu tư của nước ta hiện chưa tham gia. Đặc biệt khi Mỹ rút khỏi hiệp định này là điều đáng tiếc, do Mỹ được xem là đối tác tiềm năng lớn nhất có thể tạo ra cú hích đối với dòng vốn FDI vào Việt Nam trong thời gia tới. Ngay khi so sánh với các nước nội khối, lợi thế cạnh tranh trong thu hút FDI chỉ tổn tại trong ngắn hạn (5-10 năm) vì CPTPP có tính mở và tương lai có thêm nhiều quốc gia được phép đàm phán để gia nhập. Hiện nay, Indonexia, Philippines, Thái Lan và Trung Quốc bày tỏ sự quan tâm đến CPTPP do vậy Việt Nam cần bứt phá mạnh mẽ hơn nữa về cải cách thể chế kinh tế, môi trường đầu tư và chất lượng nguồn nhân lực để tận dụng khoảng thời gian này.
- Bất cập về chính sách thu hút đầu tư đối với FDI: Các luật và văn bản hiện tạo ra nhiều ưu đãi cho khối FDI trong việc tiếp cận nguồn lực đất đai, về thuế thu nhập và
thuế xuất nhập khẩu, nhưng khối FDI chưa tạo ra hiệu ứng tích cực tương xứng với những ưu đãi trên mà ngược lại có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế nước chủ
nhà như: trốn thuế, chuyển giá, gây thất thu ngân sách và cạnh tranh không lành mạnh với doanh nghiệp nội địa. Theo báo cáo của Bộ Tài chính (2019) cả nước có
khoảng 21.400 doanh nghiệp FDI, hầu hết được ưu đãi nhưng có tới 52% số doanh nghiệp này khai báo lỗ mặc dù doanh thu các năm tăng ở mức 30% và liên tục mở rộng mạng lưới kinh doanh. Ngoài ra, mức thuế bình quân mà doanh nghiệp FDI đóng chỉ vào khoảng 10-10,6% thấp hơn nhiều so với mức 20% của doanh nghiệp trong nước. Đặc biệt trong giai đoạn 2010 – 2018, để thu hút đầu tư nhiều tỉnh thành đã giảm nhiều tiêu chuẩn về môi trường đầu tư, nhiều dự án còn chiếm nhiều đất đai nhưng hiệu quả thấp. Điều này đi ngược lại mục tiêu của Việt Nam khi gia nhập CPTPP để đón nhận dòng vốn FDI thế hệ mới có công nghệ và tạo ra nhiều giá trị gia tăng thay thế vốn FDI thế hệ cũ.
- Mức độ liên kết của khu vực FDI đối với doanh nghiệp trong nước còn rất hạn chế, thể hiện trên các khía cạnh: (i) tỷ trọng áp đảo của các doanh nghiệp FDI 100% vốn ĐTNN làm cản trở sự liên kết giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước; (ii) liên kết chuỗi, công nghiệp phụ trợ của Việt Nam phát triển còn rất sơ khai, hạn chế quá trình giao lưu học hỏi về công nghệ giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước; (iii) liên kết trong hệ thống quản trị điều hành còn yếu thể hiện khan hiếm nguồn nhân lực có chất lượng; (iv) mức độ đào tạo và nâng cao kỹ năng cho người lao động ở khu vực FDI chưa thường xuyên và không được ưu tiên trong khâu chuyển giao công nghệ quan trọng.
- Số lượng doanh nghiệp hiểu biết về CPTPP và tác động của nó đến doanh nghiệp là rất ít. Theo khảo sát của Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế – Xã hội Quốc gia thực hiện cuối năm 2016, trong 500 doanh nghiệp được hỏi, chỉ có khoảng 50%
có hiểu biết về CPTPP và 40% trong số họ không dự đoán được hiệp định này có tác động như thế nào đến doanh nghiệp của mình.
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế - Nguyên nhân khách quan
Bối cảnh 2010 – 2020 đánh dấu thời gian khủng hoảng kinh tế, đặc biệt 2 năm 2019 -2020 cũng là hai năm đầu thực thi CPTPP khi mà kinh tế và thương mại toàn cầu nói chung và của Việt Nam với các đôi tác đầu tư nói riêng gặp rất nhiều khó khăn.
Cụ thể là:
+ Năm 2019 hoạt động thương mại quốc tế bị ảnh hưởng đáng kể bởi căng thẳng thương mại Mỹ – Trung, các xung đột thương mại ở nhiều khu vực trên thế giới, sự
suy giảm tương ứng của nhiều nền kinh tế…điều này khiến cho các tác động của CPTPP đến dòng vốn đầu tư nước ngoài suy giảm.
+ Năm 2020, đại dịch COVID -19 bùng phát và lan rộng ở quy mô toàn cầu, hoạt động đầu tư và thương mại một lần nữa bị xáo trộn theo cách chưa từng có tiền lệ.
Diễn biến dịch bệnh, chính sách giãn cách xã hội, các quyết định đóng cửa tạm thời nền kinh tế, thay đổi đột biến trong nhu cầu đối với các nhóm hàng hóa thiết yếu và
không thiết yếu, các biện pháp kiểm soát bổ sung áp dụng đối với việc vận chuyển, lưu kho, phân phối hàng hóa xuất nhập khẩu, hệ quả của dịch bệnh tới chuỗi cung ứng sản xuất và vận tải, sự đứt gãy của các chuỗi sản xuất, lưu thông hàng hóa do dịch bệnh…là những nguyên nhân khách quan hoàn toàn bất khả kháng, tác động trực tiếp đến dòng vốn FDI theo cách không thể dự đoán trước được.
Trong tình hình chung như vậy, đánh giá về tác động của CPTPP đến thu hút FDI ở Việt Nam không đạt được kết quả như kỳ vọng ban đầu, song CPTPP đã tác động mạnh mẽ hơn đến cải cách thể chế chính sách và đổi mới khoa học công nghệ nhằm khắc phục các ảnh hưởng bất lợi từ khủng hoảng kinh tế sau dịch bệnh.
- Nguyên nhân chủ quan
+ Năng lực của các doanh nghiệp trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu để có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước đại đa số là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực vốn, công nghệ, lao động có kỹ năng, kỹ năng quản trị còn yếu, đây là một nút thắt rất lớn để thu hút được lợi ích từ FDI.
Khu vực doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn hơn nhưng hoạt động hiệu quả thấp.
Việt Nam chưa có chính sách và giải pháp hiệu quả để thúc đẩy doanh nghiệp trong nước lớn mạnh, đủ khả năng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, linh kiện công nghệ
cao cho các doanh nghiệp FDI.
+ Ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước chưa phát triển: Sản phâm công nghiệp hỗ
trợ chủ yếu từ nguồn nhập khẩu; số lượng sản phẩm công nghệ hỗ trợ tăng nhưng hạn chế về chất lượng là thực tế dễ nhận thấy. Đây là lý do cơ bản khiến cho Việt Nam mới là một địa điểm lắp ráp chứ chưa trở thành nơi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Thời gian qua, chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ chưa hiệu quả, các doanh nghiệp việt Nam vốn ít không thể nâng cấp máy móc, cải thiện khả năng sản xuất.
+ Môi trường đầu tư còn hạn chế về tính minh bạch nên chưa thực sự hấp dẫn các công ty đa quốc gia. Việt Nam dù đạt được lợi thế về sự ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế vĩ mô, nhưng do còn tồn tại những vướng mắc về thủ tục hành chính,
đất đai, cơ sở hạ tầng, nguồn lao động v.v. Thêm vào đó, thể chế kinh tế thị trường chưa hoàn thiện khi mà cho đến nay một số nước vẫn chưa công nhận Việt Nam là
nền kinh tế thị trường như EU, Mỹ. Điều này đã ảnh hướng khá lớn đến thu hút và
sử dụng FDI cũng như cách mà các doanh nghiệp FDI hoạt động ở Việt Nam đó là
tận dụng lao động rẻ, tài nguyên, các tiêu chuẩn mô trường dưới chuẩn, trách nhiệm xã hội khiêm tốn đặc biệt là chưa mang lại tạc động lan tỏa năng suất cho doanh nghiệp trong nước, đồng nghĩa với hiệu quả FDI không cao.
+ Mức độ nắm bắt cơ hội về đầu tư, hợp tác với doanh nghiệp FDI của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu do công tác phổ biến tuyên truyền nhiều mặt còn hạn chế.
Từ thực tế hai năm đầu thực thi CPTPP trong thời gian qua đã được các cơ quan Nhà
nước và các tổ chức như VCCI, các hiệp hội doanh nghiệp triển khau với hiệu quả ban đầu lạc quan song hiệu quả mới dừng lại ở chiều rộng (thể hiện ở mức độ phổ biến của CPTPP trong nhận thức của doanh nghiệp) mà ít đi vào chiều sâu (phản ánh trong khả năng nắm bắt nội dung các cam kết cụ thể của CPTPP cũng như các cơ hội, thách thức từ đó). Và đây là nguyên nhân chủ yếu khiến doanh nghiệp trong và
ngoài nước chưa mặn mà với các cơ hội từ CPTPP và chủ động hiện thực hóa các lợi ích kỳ vọng từ Hiệp định này.
+ Thiếu các tiêu chí sàng lọc dự án tốt, thân thiện với môi trường nên hệ lụy các dự
án đầu tư nước ngoài có công nghệ thấp, gây tác hại đến môi trường. Hiện nay quá trình giám sát của các cơ quan quản lý đang từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” dẫn đến ít tính sàng lọc và răn đe với những dự án không tốt.