Tổng quan tình hình kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2010 -2020

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (cptpp) đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 40 - 43)

Hộp 1.1 Tổng quát các cam kết về thuế quan trong CPTPP dành cho Việt Nam

2.1. Tổng quan tình hình kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2010 -2020

- Về tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Sau hơn 30 năm Đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế – xã hội nói chung và

tăng trưởng kinh tế nói riêng. Theo đó, Việt Nam đã tập trung hơn vào đối mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, hướng tới cải thiện chất lượng tăng trưởng cũng như chất lượng công tác điều hành phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là từ

năm 2012. Kết quả là tăng trưởng Việt Nam thời gian qua đã có sự dịch chuyển chủ

yếu theo chiều rộng đã bước đầu chuyến biến theo chiều sâu.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010 – 2020 dần được cải thiện, đạt mức khá cao trong những năm gần đây và luôn nằm trong nhóm các nước có tốc độ

tăng trưởng cao nhất khu vực và trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm giai đoạn 2010 – 2015 chỉ đạt 5,91%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 đạt 6,7%/năm.

Mức tăng trưởng năm 2019 đạt 7,02% chỉ giảm nhẹ so với mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2018 (7,08%), qua đó góp phần duy trì tăng trưởng trung bình giai đoạn 2016 – 2019 cao hơn so với những giai đoạn trước đó (giai đoạn 2011 – 2015:

6,21%/năm; giai đoạn 2016 – 2020: 6,84%/năm, cả giai đoạn 2010 – 2020 ước khoảng 6,35%/năm)

Hình 2.1: Tăng trưởng GDP bình quân hàng năm, 2006 – 2019 (%)

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục thống kê Tuy vậy, xét về dài hạn, tăng trưởng GDP có xu hướng giảm dần. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 – 2020 có thể thấp hơn đáng kể so với các giai đoạn trước đó. Điều này đặt ra thách thức cho Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế và

yêu cầu thu hẹp và bắt kịp trình độ phát triển của các quốc gia tiên tiến trong khu vực và trên thế gưới và trở thành nước có thu nhập cao trong vài thập kỷ tới.

Xét về cơ cấu ngành, khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ đóng vai trò tích cực trong dẫn dắt tăng trưởng. Đặc biệt tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực chế biến – chế tạo là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng của ngành công nghiệp – xây dựng nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. Tỷ trọng của khu vực này trong GDP tăng từ

12,9% năm 2011 lên 16% năm 2019, tăng trung bình 10,9% giai đoạn 2010 – 2019.

Trong khi đó, đóng góp của khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản chỉ đạt tốc độ tăng 2,67% giai đoạn 2016 – 2019 (thấp hơn so với mức 3,12% của giai đoạn 2010 – 2015).

Năm 2019, khu vực nông lâm thủy sản gặp nhiều khó khăn do bối cảnh thị trường nước ngoài có biến động (Mỹ áp thuế chống bán phá giá với thủy sản Việt Nam hay Trung Quốc siết chặt thương mại chính ngạch và tăng yêu cầu tiêu chuẩn hàng hóa nhập khẩu…) hoặc tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp (như dịch tả lợn châu Phi trong năm 2019). Ngược lại, khu vực dịch vụ tăng trưởng ổn định ở mức cao, đạt 7,15% giai đoạn 2016 – 2019 (so với mức 6,88% giai đoạn 2010 – 2015) và tăng 7,3% năm 2019.

Đóng góp chính vào tăng trưởng chung của khu vực dịch vụ là các phân ngành bán buôn và bán lẻ; vận tải, kho bãi… Dù vậy, tăng trưởng và quy mô lớn của khu vực này không phải lúc nào cũng được nhìn nhận một cách tích cực. Chẳng hạn, Việt Nam nói nhiều đến phát triển kinh tế số, song quy mô của khu vực thông tin và truyền thông chỉ tương đương 0,67% GDP. Tương tự, quy mô khu vực logistic tương đối lớn (khoảng từ 18% - 21% GDP) và thường được coi là một điểm nghẽn về chi phí đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.

Gia tăng đầu tư là nhân tố quan trọng thúc đẩu tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian qua. Đầu tư xã hội sau hai năm suy giảm (2012 – 2013) đã bắt đầu phục hôù từ năm 2014, và liên tục tăng. Tỷ trọng đầu tư toàn xã hội/ GDP giai đoạn 2016 – 2019 đạt 33,3% cao hơn giai đoạn 2010 – 2015 (31,7%). Tỷ trọng đầu tư giảm cũng làm giảm chênh lệch tổng cầu – tổng cung và áp lực đối với môi trường kinh tế vĩ mô. Nhờ đó

Việt Nam đã có điều kiện để tập trung vào các cải cách kinh tế, trong đó có quản lý đầu tư. Hiệu quả đầu tư bước đầu được cải thiện dù mức độ cải thiện còn hạn chế. Hệ số ICOR năm 2019 ở mức 6,07 và cả giai đoạn 2016 – 2019 là 6,16 (cao hơn so với mức 6,25 trong giai đoạn 2011 – 2015). Kết quả này cho thấy cải thiện hiệu quả đầu tư so với các năm trước, phản ảnh nỗ lực cải cách kinh tế nói chung và cải thiện môi trường kinh doanh mạnh mẽ trong giai đoạn 2014 – 2019. So với một số nước trong khu vực, hệ số ICOR trung bình của Việt Nam thấp hơn so với mmột số nước như Trung Quốc (6,0), Malaysia (4,6)…Đây chính là một điểm thuận lợi đáng kể khi thực hiện CPTPP vào năm 2019. Bởi vì giả sử CPTPP được thực hiện trong giai đoạn trước 2014 thì mối lo ngại về cơ cấu và hiệu quả đầu tư có thể còn lớn hơn nhiều.

Hình 2.2: Hiệu quả đầu tư theo hệ số ICOR, 2011 - 2019

Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán của nhóm nghiên cứu Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng từ mức 3631,2 USD năm 2010 lên 7.434,7 USD năm 2018, duy trì tốc độ tăng cao so với thế giới (trung bình 6,92%/

năm trong giai đoạn 2010 – 2019). Tuy nhiên so với mặt bằng chung của khu vực ASEAN cũng như các nước tham gia CPTPP, GDP bình quân đầu người của Việt Nam cỏn rất khiêm tốn, chỉ bẳng khoảng 7,3% của Singapore và chỉ bẳng khoảng 17,55 mức trung bình của các nước tham gia CPTPP.

Năng suất lao động (NSLĐ) cũng có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm. Năm 2019, NSLĐ toàn nền kinh tế theo giá hiện hành đạt 110,4 triệu đồng/

lao động, tăng 6,2% so với năm 2019. Bình quân giai đoạn 2016 -2019, NSLĐ tăng 5,75%/năm, cao hơn mức tăng 4,35%/năm của giai đoạn 2010 – 2015 và cao hơn mục tiêu tăng trưởng bình quân 5% cho giai đoạn 2016 – 2020.

Về diễn biến thương mại: Xuất nhập khẩu của Việt Nam liên tục mở rộng cả về quy mô, thị trường và mặt hàng. Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu trung bình hàng năm giai đoạn 2010 – 2020 tương ứng là 15,6% và 14,2%. Cán cân thương mại chủ yếu đạt thặng dư sau năm 2011, lần lượt ở mức 748,8 triệu USD năm 2012 lên đến gần 10 tỷ USD năm 2020 (trừ năm 2015 nhập siêu 3,8 tỷ USD). Tình trạng nhập sieu giảm và chuyển sang xuất siêu cộng với tỷ lệ tiết kiệm trên GDP của Việt Nam tăng dần cho thấy năng lực điều hành chính sách thương mại của Việt Nam được cải thiện đáng kể. Các nghiên cứu đã chỉ ra xuất siêu chủ yếu đến từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong khi khu vực trong nước có năng lực cạnh tranh về hạn chế và có mức nhập siêu cao. Nói cách khác, việc thực hiện các FTA thế hệ mới từ năm 2018 (trong đó có CPTPP) đã mang lại lợi ích lớn hơn cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Với khối nước trong hiệp định CPTPP, tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam chiếm gần 30,2% giai đoạn 2007 – 2008 nhưng giảm dần xuống 23% giai đoạn 2009 – 2010 và

18% giai đoạn 2011 – 2018. Sau hai năm thực thi hiệp định, những kết quả tích cực đã

được ghi nhận. Thứ nhất, năm 2019 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang 6 nước trong khối CPTPP đạt 34,4 tỷ USD tăng 8,3% trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt 30,1 tỷ USD, chỉ tăng 1%. Thứ hai, sự kết nối thương mại giữa Việt Nam và các thị trường ngày càng gia tăng. Trừ Australia, còn lại xuất khẩu Việt Nam sang các thị trường trong khối CPTPP đều tăng, nhất là sang Canada tăng 29,8% (dù tăng mạnh song mới chỉ

chiếm chưa đến 1% tổng nhập khẩu của Canada nên dư địa xuất khẩu của Việt Nam sang Canada còn rất lớn); Mehico tăng 26,3%. Nhập khẩu từ các nước thuộc CPTPP tăng nhưng mức tăng chậm (từ 26,1% giai đoạn trước 2016 còn 8,8% sau khi kết thúc đàm phán hiệp định). Nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam không còn phụ thuộc nhiều vào các đối tác trong CPTPP nữa, chiếm gần 18% trong giai đoạn 2016-2020.

Hình 2.3: Diễn biến xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường CPTPP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương (cptpp) đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)