CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VỐN TIỀN GỬI VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. Hiệu quả huy động vốn tiền gửi KHCN của NHTM
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn tiền gửi của KHCN
* Sự tuân thủ theo quy định của nhà nước về hoạt động huy động vốn
Khi thực hiện hoạt động huy động vốn, ngân hàng phải đảm bảo tất cả các quy định, điều kiện của nhà nước đưa ra. Quy định của Nhà nước được thể hiện qua luật NHNN, luật TCTD 2010, các nghị định, thông tư của Chính phủ, các quy trình nghiệp vụ về huy động vốn.
Tất cả các quy trình trong giao dịch của ngân hàng bao gồm thủ tục, thực hiện giao dịch, ghi chép… đều phải đảm bảo quy định của NHNN, để có thể tiết kiệm về mặt thời gian, cũng như uy tín cho ngân hàng.
* Khả năng điều hành lãi suất và tiết kiệm chi phí huy động vốn tiền gửi - Lãi suất huy động: lãi suất luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các chủ thể kinh tế. Đối với bộ phận gửi tiền họ rất nhạy cảm với lãi suất và họ luôn muốn hưởng mức lãi suất cao còn khách hàng đi vay họ luôn muốn hưởng mức lãi suất thấp.
Các ngân hàng phải có chính sách hợp lý, sao cho lãi suất huy động vừa đảm bảo kích thích người gửi tiền vừa phù hợp với lãi suất cho vay để tránh tình trạng vốn huy động với giá cao mà đầu tư với giá thấp. Do đó, ngân hàng phải đưa ra các biện pháp để tìm kiếm những nguồn vốn mà sao cho có chi phí vốn huy động bình quân thấp và sử dụng nguồn vốn đó để cho vay với mức lãi suất được chấp nhận trên thị trường.
Sự đa dạng hoá lãi suất cho vay phù hợp với hình thức cho vay là điều rất cần thiết, điều đó làm tăng hiệu quả chính sách lãi suất của ngân hàng. Hiệu quả chính sách lãi
14
suất mà ngân hàng đưa ra thì dẫn đến hiệu quả ngân hàng tối thiểu hoá về chi phí trong khi vẫn hoàn thành kế hoạch về vốn.
- Chi phí khác: Bên cạnh chi phí trả lãi tiền gửi thì trong quá trình huy động còn có các chi phí như: chi phí in ấn, chi phí phát hành, chi phí quảng cáo, chi phí trả lương cho cán bộ công tác huy động vốn nếu ngân hàng đưa ra biện pháp giảm chi phí huy động bằng cách hạ lãi suất thì việc huy động vốn tiền gửi gặp nhiều khó khăn và không thể cạnh tranh được với các ngân hàng khác. Vì vậy để thực hiện tốt kế hoạch huy động vốn tiền gửi nên giảm các chi phí khác và giữ nguyên lãi suất huy động.
* Sự đa dạng hoá các hình thức huy động vốn tiền gửi.
- Số lượng các công cụ huy động: Tuỳ vào từng ngân hàng sẽ áp dụng hệ thống các công cụ huy động vốn khác nhau cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh.
Số lượng công cụ này nó sẽ phản ánh được năng lực và khả năng cạnh tranh của từng ngân hàng. Chỉ có những ngân hàng có năng lực quản lý tốt, trình độ nhân viên chuyên nghiệp, hoạt động kinh doanh đa dạng và phong phú mới có điều kiện để có nhiều công cụ huy động vốn.
- Sự đa dạng về kỳ hạn và loại tiền tệ: Thể hiện khả năng nguồn vốn huy động với nhiều kỳ hạn khác nhau trong đó có cả ngoại tệ và nội tệ với lãi suất đa dạng khác nhau sao cho người gửi tiền có thể thích ứng và chấp nhận được. Ngân hàng cần đạt được yêu cầu về kỳ hạn và loại tiền mong muốn để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn, tránh tình trạng thừa vốn thiếu vốn.
* Một số chỉ tiêu khác
- Mức độ thuận tiện của khách hàng: được thể hiện thông qua việc sử dụng các dịch vụ và thủ tục thực hiện tại ngân hàng, có giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian và chi phí hay không.
- Thời gian để huy động một số lượng vốn tiền gửi nhất định: Thời gian huy động vốn nhanh đảm bảo được các mục tiêu kinh doanh mà ngân hàng đề ra thể hiện được năng lực, thế mạnh của ngân hàng thể hiện công tác huy động vốn của ngân hàng có hiệu quả tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
1.2.2.2. Các chỉ tiêu định lượng
* Quy mô và tốc độ tăng trưởng của vốn tiền gửi KHCN
15
- Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tiền gửi: Sau khi đã huy động được khối lượng vốn lớn thì mối quan tâm của ngân hàng lúc này chính là tốc độ tăng trưởng ổn định của nguồn vốn huy động. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn là chỉ tiêu giúp hỗ trợ đánh giá tính hiệu quả của ngân hàng trong thời kỳ kinh tế thay đổi như hiện nay:
TDTTNVTG năm t =QMNVTG năm t−QMNVTG năm t−1
QMNVTG năm t−1 𝑥 100 %
Trong đó:
TDTTNVTG: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tiền gửi QMNVTG: Quy mô nguồn vốn tiền gửi
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng nguồn vốn qua từng thời kỳ. Nếu tốc độ tăng trưởng vốn huy động tiền gửi từ KHCN mà lớn hơn 100 % chứng tỏ quy mô, khối lượng nguồn vốn tiền gửi của ngân hàng năm nay được mở rộng hơn so với năm trước. Việc mở rộng quy mô vốn tiền gửi cùng với tốc độ tăng trưởng ngày càng cao sẽ chứng tỏ quy mô hoạt động ngân hàng càng ngày càng lớn, huy động vốn có hiệu quả càng ngày càng phát triển.
* Cơ cấu nguồn vốn tiền gửi
Tỷ trọng của từng loại VTG = VỐN TIỀN GỬI LOẠI I
TỔNG VTG 𝑥 100 %
Ý nghĩa: Cơ cấu vốn tiền gửi là tỷ trọng mỗi loại tiền gửi trên tổng vốn tiền gửi. Chỉ tiêu này thể hiện tỷ lệ của mỗi loại tiền gửi chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số vốn tiền gửi, vốn tiền gửi loại nào nhiều nhất, vốn tiền gửi loại nào ít nhất.
Từ đó thấy được sự phù hợp giữa các loại vốn tiền gửi trong tổng nguồn vốn tiền gửi hay chưa, ngân hàng mục tiêu định hướng vào lĩnh vực nào, với quy mô bao nhiêu thì cũng sẽ có kế hoạch xây dựng cơ cấu nguồn vốn tiền gửi tương ứng. Cơ cấu này cần đa dạng để có thể cân đối giữa trung, dài hạn và ngắn hạn, giữa nội tệ và ngoại tệ.
16
* Chi phí vốn huy động
Chí phí vốn huy động = Chi phí trả lãi + Chi phí phi trả lãi Trong đó:
Chi phí trả lãi = (Quy mô vốn huy động loại i*lãi suất huy động nguồn vốn i) Chi phí phi lãi= Chi phí trả trực tiếp cho người gửi như quà tặng, xổ số trúng thưởng và các khoản chi phí khác có liên quan đến công tác huy động vốn tiền gửi như: tiền lương nhân viên giao dịch huy động…
Chi phí huy động vốn là toàn bộ chi phí mà ngân hàng bỏ ra trong quá trình huy động vốn. Trong đó chi phí lãi chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí huy động vốn.
Mức lãi suất huy động xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường, trong trường hợp ngân hàng thừa vốn mà khách hàng vẫn tiếp tục gửi tiền vào ngân hàng thì lãi suất huy động sẽ giảm xuống. Trong trường hợp nền kinh tế suy giảm, Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, thiếu hụt vốn thì ngân hàng sẽ đẩy lãi suất huy động lên cao. Tuỳ vào từng chiến lược cạnh tranh của ngân hàng mà lãi suất huy động sẽ thấp hơn hoặc cao hơn so với lãi suất thị trường.
Ngân hàng xác định chi phí huy động vốn thông qua chỉ tiêu chi phí trả lãi bình quân gia quyền:
Chi phí trả lãi bình quân gia quyền = TỔNG CHI PHÍ TRẢ LÃI
TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG 𝑥 100
Chỉ tiêu này phản ánh để huy động được một đồng tiền gửi, ngân hàng phải trả khách hàng mấy đồng tiền lãi. Chỉ tiêu này càng nhỏ, quy mô tiền gửi càng lớn thì chứng tỏ huy động vốn tiền gửi từ khách hàng cá nhân càng có hiệu quả.
* Cân đối giữa huy động vốn tiền gửi KHCN và sử dụng vốn huy động KHCN
Hiệu quả công tác huy động vốn tiền gửi còn đánh giá thông qua mối quan hệ cân đối với nhu cầu vay. Bởi chức năng trung gian tín dụng là chức năng chính của ngân hàng thương mại. Ngân hàng thực hiện hoạt động huy động nguồn vốn nhàn rỗi