Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi từ khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cẩm thủy, thanh hóa (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VỐN TIỀN GỬI VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. Hiệu quả huy động vốn tiền gửi KHCN của NHTM

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả huy động vốn tiền gửi của KHCN

1.2.3.1. Nhân tố khách quan

* Hành lang pháp lý

Hành lang pháp lý là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại. Có những bộ luật tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như: Luật các tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng Nhà nước những luật này quy định tỷ lệ huy động vốn của ngân hàng so với vốn tự có, quy định việc phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, quy định mức cho vay của ngân hàng thương mại đối với một khách hàng hoặc các ngân hàng thương mại không được nhận tiền gửi hoặc cho vay bằng cách tăng hay giảm lãi suất, mà phải dựa vào lãi suất do Ngân hàng Nhà nước đưa ra và chỉ được xê dịch trong biên độ nhất định mà Ngân hàng Nhà nước cho phép…

18

Bên cạnh những bộ luật đó thì chính sách tài chính tiền tệ của một quốc gia ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại. Nó thể hiện ở các khía cạnh:

- Chính sách tiền tệ mở rộng: NHTW sẽ cung ứng thêm tiền cho nền kinh tế:

thông qua việc hạ lãi suất, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc làm tăng tổng cầu nhở vậy quy mô sản xuất mở rộng tăng trưởng nền kinh tế, tạo công ăn việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, thu nhập của người dân tăng cao, NHTM gia tăng nguồn vốn huy động với chính sách hợp lý.

- Chính sách tiền tệ thắt chặt: NHTW sẽ giảm cung ứng tiền cho nền kinh tế thông qua việc tăng lãi suất, tăng dự trữ bắt buộc, từ đó thu hẹp tổng cầu, mức giá chung thì giảm xuống, kiềm chế lạm phát, kiềm chế sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập người dân giảm, đối với chính sách này thì ngân hàng giảm lãi suất vì vậy hoạt động huy động vốn cũng gặp nhiều khó khăn.

- Chính sách đầu tư của Nhà nước

Chính sách đầu tư của Nhà nước hợp lý hay không hợp lý cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng chính sách huy động vốn của ngân hàng. Trên thực tế thì những chính sách này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường kinh doanh không chỉ đối với khách hàng mà ngay cả đối với ngân hàng.

Vì vậy, để khuyến khích sản xuất, đầu tư, Nhà nước cần có những chính sách hợp lý như chính sách trợ giá, bảo hộ cho hàng hoá sản xuất trong nước. Từ đó sẽ tạo điều kiện cho sản xuất phát triển dẫn đến ngân hàng có môi trường đầu tư thuận lợi và đòi hỏi các ngân hàng phải tìm cách để thu hút vốn phục vụ cho việc mở rộng kinh doanh của mình. Mặt khác, khi sản xuất có lãi, các doanh nghiệp, cá nhân có điều kiện tích luỹ cao, từ đó lại tạo môi trường cho ngân hàng huy động vốn.

* Tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước

Nền kinh tế ở thời kỳ tăng trưởng, sản xuất mở rộng và phát triển, từ đó tạo điều kiện tích luỹ nhiều hơn, tạo điều kiện môi trường cho việc thu hút vốn của ngân hàng thuận lợi. Đồng thời, nó cũng tạo ra môi trường đầu tư cho ngân hàng, từ đó ngân hàng phải tìm ra biện pháp để huy động vốn sao cho có hiệu quả thiết thực cho

19

hoạt động kinh doanh của mình. Khi môi trường đầu tư ngân hàng được mở rộng thì thu nhập của ngân hàng không ngừng phát triển, tạo tiền đề cho việc mở rộng vốn tự có của ngân hàng.

Mặt khác, khi nền kinh tế không tăng trưởng, sản xuất bị kìm hãm, nền kinh tế bị suy thoái, lạm phát tăng làm cho môi trường đầu tư của ngân hàng bị thu hẹp do sản xuất đình trệ, thu nhập của ngân hàng bị giảm làm quá trình tạo vốn ngân hàng gặp khó khăn. Bên cạnh đó, lạm phát làm cho đồng tiền mất giá, người dân sẽ không gửi tiền vào ngân hàng mà họ dùng tiền để mua hàng cất trữ, vì vậy cũng gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động tạo vốn ngân hàng.

* Tâm lý, thói quen tiêu dùng của người gửi tiền

Tập quán tiêu dùng cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng. Nếu ở những vùng dân cư người ta có thói quen sử dụng số tiền nhàn rỗi dưới hình thức cất trữ là chính thì việc huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Còn khi người dân có nhu cầu hưởng lãi hoặc bảo quản tài sản và tích luỹ an toàn thì họ gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn, do đó cơ hội huy động vốn của ngân hàng tăng lên.

Ở những nước phát triển, nhu cầu giao dịch thanh toán qua ngân hàng rất phát triển. Hầu hết những người dân có thu nhập đều mở tài khoản séc để thanh toán qua ngân hàng. Tuy nhiên, đối với những nước kém phát triển thì thu nhập của người dân thấp, nhu cầu thanh toán qua ngân hàng còn rất hạn chế nên ít người mở tài khoản tại ngân hàng. Điều này còn hạn chế khả năng tạo tiền của hệ thống NHTM, không phát huy được tính hiệu quả của tài khoản giao dịch.

Có thể nói, đây không phải là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của ngân hàng, nhưng lại có giá trị ở chỗ là nó khiến cho gần hết tiền nhàn rỗi trong dân cư được luân chuyển vào ngân hàng.

Mức thu nhập của người dân cũng là yếu tố trực tiếp quyết định đến lượng tiền gửi vào ngân hàng. Nhìn chung, thu nhập của người dân càng cao, nhu cầu đầu tư và giao dịch của họ tăng lên tương đối so với nhu cầu tiêu dùng và lúc này nhu cầu mở tài khoản cũng như tiền gửi vào ngân hàng sẽ ngày một tăng lên và ngược lại.

* Đối thủ cạnh tranh

20

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, ngành ngân hàng là một trong những ngành có mức độ cạnh tranh cao và phức tạp nhất. Sự cạnh tranh của các ngân hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng. Hiện nay, các ngân hàng nước ngoài gia nhập cùng với sự phát triển ngày các nhiều các tổ chức tài chính phi ngân hàng trong nước như các công ty bảo hiểm, quỹ tiết kiệm, công ty tài chính...đã làm cho sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt hơn, trong khi đó nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư là có hạn.

Các ngân hàng cạnh tranh chủ yếu với hình thức là lãi suất và dịch vụ. Vì vậy ngân hàng phải xây dựng một mức lãi suất hợp lý, luôn đa dạng hoá và nâng cao chất lượng dịch vụ để đạm bảo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, nâng cao uy tín và thương hiệu ngân hàng làm gia tăng thị phần của ngân hàng. Do đó, ta thấy được rằng cạnh tranh là một nhân tố thúc đẩy sự phát triển chất lượng các hoạt động ngân hàng trong đó có hoạt động huy động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả huy động vốn tiền gửi từ khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh cẩm thủy, thanh hóa (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)