CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3 Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại
1.3.2 Tiêu chí phản ánh lợi thế cạnh tranh của NHTM
(1) Mức lãi suất huy động vốn (Lợi thế về chi phí):
22
Mức lãi suất huy động vốn của ngân hàng thương mại áp dụng phải đem lại sự thỏa mãn cho khách hàng. Bên cạnh đó phải tuân thủ theo quy định của NHNN.
Lãi suất quyết định khả năng huy động vốn của doanh nghiệp, thể hiện sức mạnh của ngân hàng cũng như là sự phát triển của ngân hàng đó.
Ngân hàng có chính sách lãi suất hợp lý sẽ có tính cạnh tranh cũng như có sự đa dạng trong các hình thức huy động do đó tạo được niềm tin của khách hàng trong hoạt động tín dụng với Ngân hàng.
Một ngân hàng có hệ thống công cụ lãi suất đa dạng chứng tỏ ngân hàng này có sự đa dạng trong hình thức huy động tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
(2) Sự đa dạng, khác biệt trong sản phẩm dịch vụ huy động vốn và hoạt động marketing dịch vụ tới khách hàng:
Với đặc tính riêng của ngành ngân hàng là các sản phẩm dịch vụ hầu như không có sự khác biệt thì các NHTM phát huy khả năng cạnh tranh của mình không chỉ bằng những sản phẩm cơ bản mà còn thể hiện ở tính độc đáo, sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ của mình.
Một ngân hàng mà có thể tạo ra sự khác biệt riêng cho từng loại sản phẩm trên cơ sở những sản phẩm truyền thống sẽ làm cho danh mục sản phẩm của mình trở nên đa dạng hơn, điều này sẽ đáp ứng được hầu hết các nhu cầu cầu khác nhau của khách hàng khác nhau, từ đó dễ dàng chiếm lĩnh thị phần và làm tăng sức mạnh cạnh tranh của ngân hàng.
Mức độ đa dạng hóa các dịch vụ huy động vốn cung cấp cũng là một chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của một ngân hàng. Một ngân hàng có nhiều loại dịch vụ huy động vốn cung cấp phù hợp với nhu cầu thị trường và năng lực quản lý của ngân hàng sẽ là một ngân hàng có lợi thế cạnh tranh. Dịch vụ huy động vốn càng đa dạng thì khách hàng càng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn. Sự lựa chọn sản phẩm tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của khách hàng và số lượng dịch vụ huy động vốn của ngân hàng mà khách hàng có thông tin.
Quy trình đưa sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng cũng rất quan trọng trong hoạt động huy động vốn. Ngân hàng có một quy trình đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, nhanh chóng giúp các khách hàng gia tăng về chất lượng thời gian, tạo sự hài lòng
23
nhất định. Nếu ngân hàng có quy định thủ tục quá phức tạp sẽ gây cho khách hàng tâm lý ngại đến ngân hàng giao dịch khiến tăng nguy cơ mất khách hàng.
Ngoài ra, các NHTM còn sử dụng các sản phẩm dịch vụ bổ trợ khác để thu hút khách hàng, tăng năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiêu biểu là dịch vụ marketing huy động vốn. Hoạt động marketing được thể hiện ở:
Nghiên cứu thị trường: xác định mong muốn và sự thay đổi nhu cầu gửi tiền vào ngân hàng của khách hàng, phân loại khách hàng và lựa chọn đoạn khách hàng mục tiêu của đoạn thị trường huy động vốn, nghiên cứu chính sách huy động vốn của đối thủ cạnh tranh.
Định vị sản phẩm: Tạo được hình ảnh cho sản phẩm huy động vốn, thương hiệu của NHTM trong tâm trí của khách hàng ở thị trường mục tiêu. Lựa chọn vị thế của sản phẩm huy động vốn của NHTM trên thị trường mục tiêu. Tạo được sự khác biệt cho sản phẩm, thương hiệu của NH. Lựa chọn và khuếch trương điểm khác biệt có ý nghĩa.
Xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược marketing:
Xây dựng và thực hiện chiến lược sản phẩm: đó là toàn bộ những quyết định, những biện pháp nhằm làm cho sản phẩm của NHTM phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Các chiến lược marketing cần phải làm sự hiện diện của các sản phẩm thông qua các hình thức quảng cáo, làm nổi bật những hình ảnh ấn tượng, sự hữu ích của dịch vụ đó tới khách hàng. Bao gồm các bước: Xác định danh mục sản phẩm và thuộc tính của từng sản phẩm, dịch vụ huy động vốn; Hoàn thiện sản phẩm dịch vụ huy động vốn; Phát triển sản phẩm huy động mới.
Xây dựng và thực hiện chiến lược giá cả: Giá cả của sản phẩm ngân hàng được xác định trên nguyên tắc phải bù đắp được các chi phí và có lãi. Việc xác định giá cả còn phụ thuộc vào mục tiêu của NHTM, nhu cầu và lợi ích của khách hàng, thị trường, chi phí, các nhân tố khách quan như: lạm phát, quy định của Nhà nước.
Xây dựng và thực hiện chiến lược phân phối: Là chiến lược trực tiếp đưa các sản phẩm ngân hàng đến với khách hàng thể hiện qua mạng lưới chi nhánh/ phòng giao dịch, cơ sở vật chất kỹ thuật. Hiện nay, ngoài các kênh phân phối truyền thống, hầu hết ngân hàng đều đang không ngừng hoàn thiện và phát triển các kênh phân phối có sử dụng công nghệ như Internet Banking, Mobile Banking…
24
Xây dựng và thực hiện chiến lược hỗn hợp: Đây là chính sách mà ngân hàng sẽ tập trung phát triển hình ảnh, thương hiệu thông qua các hoạt động truyền thông, quảng cáo, quan hệ công chúng, marketing trực tiếp, hoạt động xã hội… nhằm giúp khách hàng biết tới và nhận diện được hình ảnh của ngân hàng.
Xây dựng và thực hiện chiến lược nhân sự: Mục tiêu của chiến lược nhân sự là nhằm nâng cao toàn diện đội ngũ nhân viên, đặc biệt là nhân viên giao dịch vì chính họ là bộ mặt của ngân hàng, đưa sản phẩm huy động vốn tới khách hàng. Muốn đạt được hiệu quả cao trong chiến lược nhân sự nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn, ngân hàng cần xây dựng chương trình đào tạo cụ thể, đưa ra các tiêu chuẩn, phong cách cần có ở nhân viên ngân hàng.
Xây dựng và thực hiện chiến lược hữu hình: Phương tiện hữu hình thể hiện qua ngoại hình, trang phục của nhân viên phục vụ, các trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ.
Đây là những yếu tố hữu hình để khách hàng có thể cảm nhận về chất lượng dịch vụ ngân hàng. Cũng giống như logo và slogan, trang phục nhân viên của các ngân hàng được cho là một trong những đặc điểm nhận dạng quan trọng cũng như minh chứng cho tính chuyên nghiệp, uy tín sức lan tỏa của thương hiệu.
(3) Mức độ hài lòng của khách hàng:
Sự hài lòng của khách hàng là kim chỉ nam và lợi thế cạnh tranh giữa các ngân hàng. Theo thời gian, sự hài lòng của khách hàng càng trở thành một chỉ số hoạt động chính và là yếu tố thiết yếu của chiến lược kinh doanh. Đây cũng là nền tảng xây dựng nên sự trung thành với thương hiệu.
Sự hài lòng của khách hàng là một chỉ số quan trọng bởi: Đây là chỉ số đánh giá tốt nhất về khả năng sử dụng lại một sản phẩm, dịch vụ nào đó trong tương lai. Sự hài lòng giúp ngân hàng có thể bỏ xa được đối thủ bởi khách hàng càng hài lòng lâu, họ sẽ quay lại dùng dịch vụ, sản phẩm đó thường xuyên hơn trong tương lai và sẽ luôn ưu tiên các sản phẩm, dịch vụ đó so với các đối thủ cạnh tranh. Ngân hàng nào đem lại sự hài lòng cao cho khách hàng thì không chỉ giữ chân được khách hàng, mà còn lôi kéo thêm được khách hàng mới qua sự giới thiệu của khách hàng hiện hữu.
Sự hài lòng của khách hàng đem đến cho ngân hàng nguồn lợi nhuận lớn từ chính khách hàng cũ cũng như giảm được tối đa chi phí duy trì khách hàng cũ so với
25
chi phí lôi kéo khách hàng mới từ đó giúp ngân hàng có được lợi thế cạnh tranh hơn các đối thủ khác.
26
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 nêu lên khái quát các cơ sở lý thuyết chung về hoạt động huy động vốn; cạnh tranh, năng lực cạnh tranh trong NHTM nói chung và năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn của NHTM nói riêng.
Ngoài ra, chương này còn đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn tại các NHTM bao gồm nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. Đồng thời, nêu ra các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn của NHTM như: Tiêu chí phản ánh thực lực cạnh tranh gồm: thương hiệu, năng lực tài chính, năng lực công nghệ, hệ thống kênh phân phối, nguồn nhân lực, năng lực quản trị điều hành và Tiêu chí phản ánh lợi thế cạnh tranh gồm: mức lãi suất, sự khác biệt trong sản phẩm, mức độ hài lòng của khách hàng.
Những cơ sở lý luận này là tiền đề để phân tích năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thuận Thành – Bắc Ninh trong chương 2, kế đó là đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng này trong chương 3.
27