Năng lực cạnh tranh của NHTM dựa vào rất nhiều nhân tố khác nhau nhưng chủ yếu các nhân tố thuộc về bản chất các NHTM là từ môi trường kinh doanh và cạnh tranh.
1.4.1. Các nhân tố thuộc về bản thân NTHM
Để đánh giá một NH là thành công chỉ khi có thể hiểu rõ được những yếu tố nào đang ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của mình, và xác định được sức ảnh hưởng đến NH từ đó đưa ra được phương án nâng cao vị thế.
Các yếu tố hình thành năng lực cạnh tranh của NHTM bao gồm: năng lực tài’chính, năng lực hoạt động năng lực điều hành và quản trị nguồn nhân lực, đây là các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh NHTM.
Ngoài ra còn có các yếu tố khác cũng là những nhân tố nội tại có ảnh hưởng, đó là:
- Thương hiệu: Là một vấn đề được tất cả các NHTM Việt Nam chú trọng đến, khi tạo dưng cho mình được thương hiệu, sẽ là tiền đề để có được niềm tin của KH và từ đó sẽ thu hút càng nhiều KH sử dụng các SPDV. Thêm nữa, thương hiệu nó là một TS mang tính vô hình của NH, nó cũng mang trong mình một giá trị cả về hiện tại lẫn tương lai. Nhờ có thương hiệu mà các SPDV của NH được KH ưu tiên sử dụng nhiều hơn và đôi khi giá trị của SPDV cũng được nâng cao hơn. Một NH có thương hiệu chắc chắn sẽ có tính cạnh tranh cao hơn các NH khác. Giá trị thương hiệu ngày nay đã có thể đánh giá một cách định tính, giá trị này có được là do quá trình phấn đấu rèn luyện bền bỉ theo định hướng tiếp thị hiệu quả giúp NH cạnh tranh, nhận được nhiều thiện cảm hơn từ phía KH và họ sẽ tin dùng SPDV của NH đó.
- Công tác giáo dục đào tạo: Đây là một khâu vô cùng quan trọng, nó là khâu song hành cùng với sự phát triển và tồn tại của một NHTM, đặc biệt là giáo dục chính trị tư tưởng và đạo đức nghề nghiệp. Hiện nay, đây là một khâu
chủ đạo vì nếu một NHTM nắm trong tay một đội ngũ cán bộ nhân viên có tay nghệ, nghiệp vụ cao kết hớp với các kỹ năng mền thì sẽ tạo ra một tập thể NH có năng lực tốt tạo ra một lợi thế cạnh tranh cực kỳ lớn.
- Quan điểm điều hành trong NH: Lề lối nội bộ luôn ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược. hệ thống thứ bậc về chỉ huy trong NH, chính kiến của các nhà lãnh đạo cao cấp có hòa hợp với nhau không. Việc lựa chọn chiến lược để thể hiện quyền lực cá nhân hay ê kíp thường làm mờ nhạt quyền lợi chung và gây ra những xung đột nội bộ dẫn đến sự thất bại chiến lược.
1.4.2. Các nhân tố của môi trường kinh doanh và cạnh tranh tác động đến năng lực cạnh tranh của NHTM
Không chỉ chịu sự ảnh hưởng bởi các yếu tố nội tại của bản thân các NHTM Việt Nam, các nhân tố từ bên ngoài cũng có những ảnh hưởng nhất định tới năng lực cạnh tranh của NHTM đó là:
* Các nhân tố trong nước:
- Để bảo đảm cho sự thuận lợi cho các NHTM hoạt động kinh doanh, cân phải có một thể chế chính trị ổn định và hành lang pháp lý rõ ràng. Nhân tố này đang chịu tác động lớn từ phía KT- xã hội đất nước. Nếu các NH không thể thích ứng được với thể chế và pháp luật của đất nước thì thì sẽ bị sụt giảm về khả năng cạnh tranh.
- Một số các nhân tố như: sự tăng trưởng KT, tình hình lạm phát, cơ chế lãi suất… có ảnh hưởng lớn đến hoạt động SXKD của các NHTM.
- Môi trường đầu tư và số lượng các dự án cũng có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của các NH, Đây là một mục tiêu quan trọng mà các NH cần để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của NH mình, lôi kéo KH giành lấy dự án.
* Các nhân tố quốc tế:
- Mối quan hệ giữa các chính phủ: đây sẽ là một yếu tố tác động lớn đến việc giao giữa các quốc gia. Trong trương hợp, mối quan hệ của chính phủ các nước ở vị thế đối đầu hoặc không hào thuận thì tình hình kinh doanh giữa các NHTM các nước sẽ ở chế độ có khoảng cách. Ngược lại, trong trường hợp, mối
quan hệ các nước theo chiều hướng cải thiện thì sẽ thúc đẩy việc giao thương giữa các nước, sẽ đẩy mạnh giao dịch và nâng cấp công nghệ của các NH.
- Hệ thống hành lang pháp lý, chuẩn mực quốc tế khi tham gia vào những hiệp định và thỏa thuận được nhiều quốc gia gây ra ảnh hưởng không hề nhỏ đến sự hoạt động của NH. Mặc dù không có ảnh hưởng trực tiếp đến những DN riêng lẻ, nhưng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới những ngành nghề lĩnh vực.
- Việc hội nhập KT và tần cầu hóa đang tạo ra được những thuận lợi trong việc giao thương hàng hóa, giảm thiểu các thủ tục về xuât nhập khẩu, nâng cao ưng dụng khoa học công nghê. Việc dễ dàng trong việc chuyển giao công nghệ đang giúp NH có thể tiếp thu được những tiến bộ khoa học, từ đó sẽ có thể nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật trong nước. Điều này không chỉ là lợi thế mà còn mang đến sự cạnh tranh gay gắt hơn khiến cho các NH phải liên tục đổi mới để thích nghi.
- Đối thủ cạnh tranh quốc tế: đây là một thách thức vô cùng to lớn mà các NHTM trong nước sẽ phải đối mặt, nếu muốn vươn mình ra tầm quốc tế để cạnh tranh với các NH nước ngoài đang xâm nhập vào thị trường Việt Nam.
Các tập đoàn tài chính nước ngoài luôn có tiềm lực vượt trội hơn so với các NHTM Việt Nam về nhiều mặt như là: vốn lớn hơn, công nghệ cao hơn và kinh nghiệm nhiều hơn. Chính vì vậy, NHTM Việt Nam đang rât khó có thể đấu lại được, nên cần phải tạo dựng được chiến lược cạnh tranh phù hợp để có đủ sức tham gia cuộc chiến không cân sức này.
- Hiện nay toàn cầu hóa và hội nhập KT đã và đang trở thành những vấn đề nóng hổi mỗi chủ thể KT và có ảnh hưởng đáng kể tới từng chủ thể cá nhân trong xã hội. Để có thể theo kịp được quá trình hội nhập này, nên KT, đặc biệt là NHTM phải đối mặt với vô vàn những khó khăn khi thị trường ngày một trở nên khốc liệt. Nền KT phát triển nhanh chóng, Biên giới đất nước ngày càng không có đủ chỗ, chính vì thế các DN đang vượt biên để thâm gia vào nền KT toàn cầu. Toàn cầu hóa ở đây là toàn cầu hóa KT, thực chất là toàn cầu hóa quá trình sản xuất và toàn cầu hóa thị trường. Nền KT thị trường đang thúc đẩy sự
cạnh tranh quốc tế. Và ngược lại cạnh tranh quốc tế cũng xâm nhập vào từng quốc gia thành một bộ phận thị trường thế giới.
1.4.3. Mô hình phân tích môi trường vĩ mô và môi trường cạnh tranh ngành
1.4.3.1. Mô hình PESTLE Hình 1.1: Mô hình PESTLE
Chính trị, pháp lý
Kinh tế Văn hóa – Xã hội
Công nghệ Môi trường
PESTLE
- Mô hình PESTLE là một trong những công cụ hữu ích giúp những nhà nghiên cứu thị trường có thể hiểu rõ về sự tăng trưởng hay suy thoái của thị trường, cũng như giúp hiểu rõ đươc cơ hội và địch hướng kệ hoạch cho tương lai. Mô hình PESTLE đề cập đến 6 nhân tố chính: Chính trị, pháp lý, Chính sách, văn hóa – Xã hội, Công nghệ, Môi tường, KT. 6 nhân tố trên là những yếu tố vĩ mô, giúp được ra được cái nhìn tổng quan, những nhận định khách quan, chính xác để tận dụng tối đa những cơ hội và giảm thiểm các mối đe dọa khi gặp những thách thức.
+ Chính trị (Political): Các yếu tố chính trị tác động lớn tới chiến lược kinh doanh của mọi chủ thể KT. Cần phải xem xét đến một số những khía cạnh như: Chính sách phát triển KT, chính sách thương mại, quy định của Chính phủ, chính sách thuế…
+ Kinh tế (Economic): Các nhân tố tác động đến tình hình kinh doanh của chủ thể KT. Cần phải xem xét đến các khía cạnh như: lạm phát, tăng trưởng KT, TD, chính sách thất nhiệp…
+ Văn hóa - Xã hội (Social): Các yếu tố tác động đến việc đặc điểm tiêu dùng tại từng khu vực, quốc gia cụ thể. Cần phải xem xét đến các khía cạnh như: Dân số, văn hóa, địa lý, thị trường, tầng lớp…
+ Công nghệ (Technological): Các nhân tố ảnh hưởng mạnh đến lợi thế trên thị trường. Cần phải xem xét đến các vấn đề: cơ sở hạ tầng, ưu đãi công nghệ, trình độ công nghệ…
+ Pháp lý (legal): Những vấn để pháp lý đều tác động đến hoạt động kinh doanh của DN. Nên hiểu rõ những khung hành lang pháp lý để có chiến lược kinh doanh phù hợp
+ Môi trường (Environmental): Các nhân tố như: thời tiết, vị trí địa lý, khí hậu… ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh.
- Cách thức thực hiện phân tích dựa trên mô hình PESTLE
+ Hiểu rõ được các yếu tố của Mô hình: Đối với những yếu tố này thì cần tìm hiểu về những khía cạnh nào
+ Thực hiện nghiên cứu: Tìm kiếm, chọn lọc thông tin liên quan đến các yếu tố
+ Hoàn thiện phân tích mô hình PESTLE: Đưa ra 6 phần nội dung cốt lỗi sau đó đặt tất cả những phân tích lại với nhau.
1.4.3.2. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh Michael Porter Hình 1.2: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh Michael Porter
Các đối thủ tiềm năng
Quyền lực
thương lượng Nguy cơ đe dọa từ NH mới gia nhập Người cung
cấp Các đối thủ hiện tại Người mua
Sản phẩm thay thế Nguy cơ từ sản phẩm khác
Sản phẩm thay thế
- Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter là mô hình phân tích chiến lươc giúp phân tích một số lực
Mô hình bao gồm: đối thủ hiện tại, đối thủ tiềm năng, nhà cung cấp, người mua, sản phẩm thay thế
+ Đối thủ cạnh tranh hiện có: là các chủ thể KT cung ứng cùng một loại SPDV và cùng một phân khúc KH mục tiêu. Để có thể hiểu rõ về các đối thủ hiện có trong ngành cần nghiên cứu về số lượng DN trong ngành, SPDV đang cung cấp…
+ Đối thủ tiềm năng: là các chủ thể KT chưa ra nhập ngành tuy nhiên khi họ tham gia sẽ có khả năng cạnh tranh lớn. Để đánh giá đúng được loại đối thủ này thì cần phải xem: rào cản ra nhập ngành lớn hay không, lòng trung thành của KH…
+ Nhà cung cấp: cho thấy tầm ảnh hưởng của nhà cung cấp tới giá sản phẩm và tác động trực tiếp tới LN. Cần phải nắm bắt được các thông tin như:
Số lượng nhà cung cấp, chi phí chuyển đổi sản phẩm…
+ Người mua: được hiểu là người sử dụng SPDV cuối cùng. Càng có nhiều nhà cung cấp thì người mua càng có nhiều quyền lực. Cần phải hiểu các vấn đề như: Số lượng KH, chi phí bỏ ra để chuyển đổi nhà cung cấp, người mua có nhạy cảm về giá không…
+ Sản phẩm thay thế: là SPDV tương đồng về giá trị lợi ích và công dung có thể thay thế SPDV chính. Ngày nay, SPDV cạnh tranh với nhau thông qua việc sáng tạo thêm các giá trị mới để thu hút KH.
- Lợi ích của Mô hình:
+ Hiểu được một cách tổng thể và bao quát về môi trường kinh doanh + Đánh giá đúng tiềm năng của bản thân
+ Hiểu rõ các áp lực để đưa ra điều chỉnh chiến lược.