ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh thanh hóa (Trang 71 - 80)

3.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế

Dự báo nhiệm kỳ 2020-2025, có những thuận lợi do các hiệp định NHTM được ký kết giữa Việt Nam và các nước tạo điền kiện để thu hút các NV, công nghệ, đẩy mạnh xuất khẩu cho nước ta; sau đại dịch covid-19 có xu hướng di ̣ch chuyển mạnh các nhà máy sản xuất FDI từ Trung Quốc sang khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, tạo cơ hội cho tỉnh thu hút luồng tiền đầu tư để phát triển cả về KT lẫn về xã hội. Trong tỉnh, đã có rất nhiều những thành tựu được tạo ra trong những năm gần đầy, đặc biệt là trong nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã mang đến thế và lực mới; môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng được cải thiện, kết cấu hạ tầng Kinh tế - xã hội từng bước được chú trọng theo hướng đồng bộ, hiện đại, tạo thuận lợi cho thu hút đầu tư; cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ của Trung ương và khát vọng vươn lên mạnh mẽ của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh; là những yếu tố thuận lợi thúc đẩy phát triển Kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.

Tuy nhiên, tình hình thế giới vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, suy thoái tại một số nền KT lớn có thể xảy ra; chủ nghĩa dân tộc, tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt là tranh chấp trên Biển Đông diễn biến phức tạp và kéo dài với sự tham gia của nhiều bên. Trong nước, những năm tới, do ảnh hưởng mạnh mẽ từ đại dịch covid-19, KT tăng trưởng chậm lại, SXKD tiếp tục gặp khó khăn; độ mở của nền KT ngày càng lớn nên tác động tiêu cực của KT thế giới đến KT trong nước nhanh và mạnh hơn; khả năng độc lập, tự chủ của nền KT chịu ảnh hưởng mạnh từ biến động của hoạt động sản xuất khu vực đầu tư nước ngoài và một số thị trường lớn. Cùng với những khó khăn chung của cả nước, tỉnh ta còn phải gặp những khó khăn như: Chất lượng tăng trưởng KT, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, chất lượng nguồn nhân lực thấp; năng lực khoa học công nghệ còn

hạn chế; hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu; thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường; tinh thần trách nhiệm của một phần cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế; là những yếu tố tác động bất lợi đến sự phát triển của tỉnh.

3.1.2. Thuận lợi và khó khăn đối với NH Công thương Việt Nam trong tiến trình hội nhập KT quốc tế

Trong bối cảnh thế giới hiện nay, sự liên kết, xu thế tất yếu của hội nhập quốc tế, kể cả các nước đã và đang phát triển, Việt Nam nói chung và ngành NH Việt Nam nói riêng cũng phải nỗ lực hội nhập vào xu thế chung đó, nhằm nâng cao vị thể và tăng cường năng lực cạnh tranh của mình trên trường quốc tế.

Với chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đã có những thành công đáng kể trong tến trình hội nhập KT quốc tế. Đã khai thông được quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), NH thế giới (WB), NH phát triển Châu Á (ADB); tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN (1995), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn hợp tác KT Châu Á – Thái Bình Dương (APEC-1998); mở rộng các mối quan hệ song phương khác như quan hệ thương mại Việt – Mỹ, được đánh dấu bằng hiệp định NHTM Việt Nam – Hoa Kỳ (có hiệu lực từ ngày 11/12/2001) và gia nhập WTO vào cuối năm 2006.

Những thành công trong việc hội nhập KT quốc tế sẽ đưa lại cho Việt Nam nói chung và ngành NH Việt Nam nói riêng những cơ hội lớn. Đồng thời, các NH Việt Nam sẽ không thể tránh khỏi những nguy cơ, thử thách rất khó vượt qua.

* Những cơ hội

- Hội nhập quốc tế mở ra các cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế và các vấn đề tài chính, KT, các chiến lược hợp tác vĩ mô trong hoạt động NH, qua đó VietinBank có thể đẩy mạnh được uy tín cũng như vị thế của mình trên trường quốc tế.

- VietinBank có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ các nước có trình độ phát triển cao khi lấn sân vào quá trình hội nhập KT quốc tế.

- Thông qua hội nhập quốc tế Việt Nam có cơ hội tăng cường phát triển NH nói riêng và thị trường tài chính – NH nói chung bằng cách chuyên môn hóa sâu hơn các nghiệp vụ NH, nâng cao khả năng sử dụng vốn trong nền KT, mở rộng quá trình tiếp cận đối với các DV ngân mới ưu việt. Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để khai thác và sử dụng một cách hiệu quả các thế mạnh của các mô hình NH tập đoàn đa năng, hoạt động trên phạm vi nội địa và đa quốc. Hơn nữa, việc áp dụng các loại hình DV tài chính – NH phong phú và hiện đại sẽ tạo cho thị trường phát triển. VietinBank với ưu thế có công nghệ hiện đại, có mạng lưới và phạm vi hoạt động rộng khắp, quan hệ KH và sự xâm nhập thị trường trong nước có chiều sâu (chiếm trên 20% thị phần huy động tiền gửi và TD) sẽ có thể mở rộng hơn thị phần hoạt động thông qua các DV mới, hấp dẫn, ví dụ như: DV phát hành các loại thẻ thanh toán, DV tư vấn và các DV thu hộ khác đặc biệt là NHĐT… Ngoài ra, các loại hình TCTD mới cũng sẽ được thành lập và ranh giới phân định trong DV tài chính NH sẽ được nới lỏng. VietinBank cũng sẽ có điều kiện để vươn tầm hoạt động ra nước ngoài và các thị trường tài chính quốc tế.

- Hội nhập quốc tế sẽ là tiền đề thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách VietinBank sẽ tiến nhanh hơn. Để đáp ứng các điều kiện hội nhập, thực hiện cam kết với các tổ chức thương mại toàn cầu và khu vực (AFS của ASEAN, Hiệp định NHTM Việt-Mỹ và GATS của WTO), đồng thời để có thể duy trì và phát triển trong môi trường cạnh tranh bình đẳng không kém phần gay gắt và khốc liệt do hội nhập quốc tế tạo nên, VietinBank phải đẩy mạnh một cách sâu rộng và triệu để cơ cấu hoạt động hơn nhằm mang lại hiệu quả và lợi ích cho nền KT. Chính công cuộc cải cách thành công sẽ khiến cho hành lang pháp lý về hoạt động NH của Việt Nam phù hợp hơn với các tiêu chuẩn quốc tế. Trên cơ sở đó VietinBank có thể tận dụng lợi thế so sánh để đẩy mạnh DV, thúc đẩy

hiệu quả KT và sức mạnh cạnh tranh quốc tế, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- VietinBank sẽ có thêm nhiều cơ hội đào tạo và trấn chỉnh lại đội ngũ nhân viên NH có chuyên môn theo tiêu chuẩn quốc tế khi tham gia vào quá trình hội nhập KT quốc tế.

* Những thách thức

- Thách thức lớn nhất là xuất phát điểm và trình độ phát triển của Viet- inBank còn thấp. Công nghệ, tổ chức NH và trình độ quản lý của VietinBank còn yếu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. thêm nữa, huy động của VietinBank nằm trong nền KT chuyển đổi với những chính sách chưa đồng bộ, chưa nhất quán và chưa phù hợp với quy định và chuẩn mực quốc tế.

- Quá trình hội nhập sẽ làm tăng áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực NH.

Việc mở cửa thị trường tài chính bằng các hiệp định NHTM Việt – Mỹ, AFTA… tạo cơ hội thuận lợi cho các NH nước ngoài thâm nhập thị trường trong nước, làm tăng thêm đối thủ cạnh tranh có ưu thế hơn về năng lực tài chính, trình độ công nghệ và quản trị kinh doanh so với các NH Việt Nam. Vì vậy, với những hạn chế và chất lượng quản lý TS có sự nghèo nàn của DV tài chính, sự luẩn quẩn trong nhận thức về cái cũ và cái mới, tính dễ bị tổn thương của nền KT chuyển đổi và tỷ lệ tiết kiệm nội địa thấp, đầu tư và thương mại dựa chủ yếu vào nước ngoài, hệ thống tài chính Việt Nam nói chung và hệ thống VietinBank nói riêng khó tránh khỏi sức ép cạnh tranh lớn, thậm chí phải chịu ảnh hưởng nhất định trong cạnh tranh quốc tế.

- Các cam kết về thương mại (như cắt giảm thuế quan, xóa bỏ chính sách bảo hộ…) làm tăng sự cạnh tranh hàng hóa của các đối tác tại Việt Nam, ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh ngiệp xuất khẩu của ta (là các KH của các NH Việt Nam) ở trong và ngoài nước. Điều đó cũng sẽ tác động tới hoạt động của VietinBank.

- Với số vốn ít và đặc biệt là trình độ nghiệp vụ, kỹ thuật kinh doanh, VietinBank cũng sẽ gặp không ít những khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị

trường bên ngoài khi các nước mở rộng thị trường của họ theo xu hướng hội nhập.

- Việc tiến tới mở cửa cửa và tự do hóa trong lĩnh vực DVNH ở Việt Nam, cùng với việc các tổ chức TD nước ngoài đẩy mạnh hoạt động tại Việt Nam đưa ra những thách thức mới về giám sát và quản lý của VietinBank. Điều này cũng đặt ra vấn đề cấp bách đối với việc nâng cao năng lực quản lý và đổi mới công nghệ NH của VietinBank.

Có thể nói, xu thế hội nhập quốc tế là tất yếu trong bối cảnh hiện nay không chỉ đối với lĩnh vực NH mà còn đối với các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, để hội nhập được một cách thành công không phải là một điều dễ dàng, bởi cơ hội thì nhiều mà thách thức cũng không phải là ít. Vì vậy, VietinBank cần phải có những định hướng chiến lược, những giải pháp cụ thể, thích hợp và hiệu quả để không bị đè bẹp mà thậm chí có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của Viet- inBank trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

3.1.3. Những định hướng lớn phát triển KT tỉnh Thanh hóa 2021-2025 Tập trung vào để Phát triển lĩnh vực nông, lâm, thủy sản theo với quy mô sản xuất lớn, ứng dụng công nghệ cao, gắn với tạo nên thương hiệu sản phẩm.

Thu hút đầu tư các dự án công nghiệp mới quy mô lớn, tạo động lực mới cho tăng trưởng KT. Thường xuyên theo dõi, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ các dự án công nghiệp quy mô lớn đang triển khai dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2021 – 2025.

Tiếp tục tập trung phát triển các ngành trọng điểm như DV, để đưa Thanh Hóa vươn lên vị trí là trọng điểm về du lịch, vận tải - cảng biển của khu vực Bắc Trung bộ và cả nước; cố gắng để tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 9,5% trở lên. Thúc đẩy phát triển các trung tâm thương mại, siêu thị tại các địa điểm đông dân và xúc tiến đầu tư thành lập Khu KT tại các của khẩu.

Tiếp tục phát triển mạnh DN cùng với nâng cao hiệu quả SXKD; khuyến khích phát triển các DN trực tiếp sản xuất, hệ thống DN phân phối xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng. Rà soát, đơn giản hóa, cắt giảm tối đa thủ tục để tạo thuận lợi cho việc thành lập DN và phát triển SXKD của DN; xây dựng một số DN

lớn tầm cỡ trong nước và khu vực ASEAN; khuyến khích khởi nghiệp, phấn đấu trong giai đoạn 2021 - 2025 thành lập mới 15.000 DN.

Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tăng tính thu hút mới để thúc đẩy đầu tư, tối đa việc huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ mở rộng việc đầu tư.

Giải pháp về nâng cao năng lực quản trị, phát triển nguồn nhân lực:

* Kiện toàn bộ máy tổ chức

Để công tác điều hành hoạt động được thuận lợi và thúc đẩy hết năng lực của chi nhánh thì bộ máy tổ chức phải được bố trí phù hợp cán bộ đứng ở từng vị trí phải có điều kiện thể hiện được hế tiềm năng của mình, từ đó phát huy hết năng lực công tác, tạo ra sức mạnh tổng hợp cho toàn bộ chi nhánh. Cần phải cơ cấu lại nguồn nhân lực để đảm bảo thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng cao hơn. Đẩy mạnh Công tác đào tạo nguồn nhân lực để cải thiện chất lượng lao động trên địa bàn. Hoàn thiện cơ chế động lực như tiền lương, tiền thi đua khen thưởng để tạo động lực cho cán bộ nhân viên có tinh thần để làm việc. Việc sắp sếp bố trí quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ nguồn nhân lực để đảm bảo môi trường công bẳng cho mọi cá nhân đóng góp và phát triển.

3.1.4. Định hướng phát triển nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NH Công thương Việt Nam

VietinBank Thanh Hóa là một trong những chi nhánh của VietinBank, chịu ảnh hưởng của chiến lược kinh doanh, mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động chung. Vì vậy, trước khi xác định định hướng phát triển của VietinBank Thanh Hóa cần lãm rõ định hướng phát triển của VietinBank.

Mục tiêu và chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của VietinBank đến năm 2025.

* Mục tiêu tổng quát: Xây dựng VietinBank thành một NHTM chủ lực và hiện đại của Nhà nước, hoạt động có hiệu quả, tài chính lành mạnh, kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa năng, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam và xếp loại BB trên trường quốc tế.

* Mục tiêu cụ thể:

+ Tiếp tục duy trì VietinBank luôn giữ được vị trí là một trong những NH đầu có vai trò chủ đạo trên thị trường TD – tiền tệ ở Việt Nam.

+ Tạo dựng VietinBank trở thành NHTM hiện đại, hoạt động đa năng có hiệu quả, có tình hình tài chính lành mạnh, công nghệ cao và tiên tiến trong việc quản lý.

+ Nghiên cứu các sản phẩm mới có chất lượng cao, cung ứng cho KH những DV tiên tiến, hiện đại như thanh toán thẻ, thương mại điện tử, Internet Banking, DV tài chính điện tử… Từ đó, tăng cường năng lực cạnh tranh, tạo tiền đề hội nhập khu vực và quốc tế.

+ Phát triển công nghệ và đội ngũ cán bộ chất lượng cao.

+ Đảm bảo việc làm, tiền lương, thu nhập của người lao động và LN thu được hàng năm ngày càng tăng lên.

+ Nâng cao vị thế, uy tín của NH để khẳng định thương hiệu VietinBank trong nước và trên trường quốc tế.

+ Đảm bảo làm đúng theo chính sách tiền tệ quốc gia, thúc đẩy nền KT hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trương có sự quản lý của nhà nước.

- Chiến lược và bước đi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Viet- inBank:

Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, VietinBank tiếp tục phát triển TD và các DVNH đáp ứng nhu cầu của nền KT, quản lý tốt chất lượng tăng trưởng, tiết giảm chi phí tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay và luôn đảm bảo mặt bằng lãi suất cho vay trong nhóm thấp nhất trên thị trường, hỗ trợ DN, người dân tiếp cận nguồn TD với chi phí hợp lý.

Điều hành TD vào những lĩnh vực SXKD, các ngành nghề, DN thuộc đối tượng có nhiều triển vọng mà chính phủ và NHNN khuyến khích phát triển chiếm 60% danh mục TD. VietinBank nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của CP và NHNN nhằm duy trì hoạt động kinh doanh ổn định trước những diễn biến bất lợi của thị trường và đồng hành chia sẻ với những khó khăn của KH chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Ngay trong thời kỳ hậu COVID, VietinBank bắt tay triển khai một số nội dung trọng tâm cơ cấu lại danh mục TD, tăng danh mục KH SME và bán lẽ phát triển với chuổi liên kết cung cấp tổng thể các giải pháp DV, tài chính cho từng KH, nhóm KH đa dạng cơ cấu doanh thu đẩy mạnh sử lý các khoản nợ xấu quản trị tài chính chi phí vốn hiệu quả đáp ứng kịp thời hiệu quarcacs nhu cầu vốn và DV chính đáng với mứa lãi suất và phí phù hợp nhất nâng cao chất lượng quản trị rủi ro chất lượng tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh.

Để thực hiện có kết quả chiến lược kinh doanh, VietinBank đang tận dụng hệ thống CNTT hàng đầu trong hệ thống thực hiện số hóa hoạt động và phát triển cơ sở dữ liệu mạnh mẽ, các mục tiêu chiến lược được triển khai dồng bộ đáp ứng nhu cầu và xu hướng vẫn động của thị trường

Thực hiện chính sách đa dạng hóa đối tượng KH vay vốn, Bán lẻ trong bán buốn, bán theo chuổi KH. Đẩy mạnh TD vào phân khúc DN vừa và nhỏ, siêu vi mô và phân khúc bán lẽ. từu định hướng của VietinBank là tập trung bán lẽ, vừa nhỏ, chuổi cùng với định hướng phát triển của Thanh Hóa trong 5 năm tiếp theo, thu hút các dự án lớn kéo theo nhiều DN phù trợ, phát triển mới hang chục ngàn DN và hoàn thiện cơ bản N chương trình nông thôn mới.

VietinBank đã hoạch định chiến lược và lựa chọn bước đi: “Xây dựng VietinBank thành một NHTM chủ lực và hiện đại của Nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa chức năng, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam”.

Trước hết, VietinBank phải thực hiện nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc thực hiện các công cuộc hiện đại hóa của mình.

Tiếp tục thực hiện đại hóa NH, trên cơ sở đó hoàn thiện hệ thống quản lý theo chiều dọc của các nghiệp vụ trong kinh doanh từ hội sở chính đến các chi nhánh, để Ban điều hành của VietinBank sẽ theo dõi được bất kỳ nghiệp vụ NH nào phát sinh tại chi nhánh, từ đó có thể chỉ ra những trường hợp vi phạm quy định của NH như cho vay, chuyển tiền… để hạn chế một cách tối đa rủi ro trong kinh doanh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NH.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh thanh hóa (Trang 71 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)