2.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô (Áp dụng mô hình PESTLE) 2.2.1.1. Môi trường Chính trị, Pháp luật và Chính sách
Môi trường chính trị tại Thanh Hóa được đánh giá là khá ổn định và có nhiều ảnh hưởng tích cực đến tình hình hoạt động của ngành NH. NH đã và đang có những bước chuyển mình không hề nhỏ. Bộ chính trị đã làm việc với Ban thường vụ tỉnh ủy Thanh hóa và đã thông qua Đề án “Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và đồng ý ban hành nghị quyết về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Đây hứa hẹn sẽ là cơ hội để Tỉnh Thanh Hóa nói chung, cũng như ngành NH nói riêng phát huy có hiệu quả cao nhất tiềm năng, lợi thế của mình. Ngoài ra, Đại hội XIII của Đảng đã công bố danh sách các đại biểu trúng cử vào Ban Chấp hành Tưng ương đảng khóa XIII, có rất nhiều đại biểu của Thanh Hóa chúng cử vào các vị trí then chốt, đây có lẽ là tiền để để Thanh Hóa phát triển vượt bậc trong thời gian tới.
Hệ thống hành lang pháp lý đã và đang được cải tổ theo chiều hướng nới lỏng, tuy nhiên phần nào đó vẫn còn nhiều mâu thuẫn, nhiều thủ tục hành chính rất phức tạp đôi khi gây phiền hà. Đối với pháp luật về NH, thì NH đang chịu sự kiểm soát theo bộ Luật các TCTD năm 2010 và sửa đổi bổ sung năm 2017. Mặc dù đã có những điều khoản bổ sung tạo điều kiện hơn trước, nhưng vẫn thể hiện một vài bất cập đôi khi gây áp lực cho sự phát triển của các TCTD.
Năm 2020, là một năm với nhiêu chính sách KT vĩ mô thực sự được đánh giá khá cao. NHNN đã và đang điều hành chính sách tiền tệ một cách
chủ động, đầy linh hoạt, nhưng không kém phần thận trọng, có sự phối hợp chặt chẽ với CSTK và các chính sách khác để có thể kiểm soát được làm phát, tạo ổn định KT và hỗ trợ hồi phục KT trước diễn biến phức tạp của dịch Covid.
2.2.1.2. Kinh tế
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm tại địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 2016 - 2020 dự kiến đạt 12,5%, vượt mục tiêu Đại hội (12%) so với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 – 2015 thì tăng 1,54 lần. Năm 2020, dự kiến quy mô GRDP đạt 133.816 tỷ đồng, tăng 1,8 lần so với năm 2015, cao nhất trong các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ và đứng thứ 8 cả nước; GRDP bình quân đầu người dự kiến đạt 2.670 USD, gấp 1,9 lần năm 2015.
- Sản xuất nông, lâm, thủy sản phát triển toàn diện; sản xuất hàng hóa quy mô lớn, công nghệ cao, theo chuỗi được hình thành và phát triển; thu hút đầu tư vào nông nghiệp đạt kết quả tích cực, đã có các dự án quy mô lớn được triển khai thực hiện; tốc độ tăng giá trị sản xuất toàn ngành bình quân hàng năm dự kiến đạt 3%, vượt kế hoạch; giá trị sản xuất năm 2020 dự kiến đạt 29.176 tỷ đồng, gấp 1,16 lần năm 2015... Chăn nuôi chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, chuyển mạnh sang chăn nuôi tập trung, ứng dụng công nghệ cao; tổng đàn gia súc, gia cầm tăng so với năm 2015 ; tỷ trọng chăn nuôi chiếm 32% trong giá trị sản xuất nông nghiệp. Lĩnh vực lâm nghiệp đã rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng; trồng mới 51.000 ha rừng tập trung, trọng tâm là phát triển rừng gỗ lớn cung cấp nguyên liệu cho chế biến. Lĩnh vực thủy sản phát triển mạnh cả nuôi trồng, khai thác và DV hậu cần nghề cá; sản lượng thủy sản năm 2020 dự kiến tăng 25,5% so với năm 2015. Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được chú trọng triển khai thực hiện.
- Công nghiệp - xây dựng phát triển mạnh, đóng góp lớn vào tăng trưởng KT của tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng đột phá, bình quân hàng năm dự kiến tăng 21,2%, vượt kế hoạch, cao nhất từ trước đến nay; năm 2020 dự kiến đạt 151.300 tỷ đồng, gấp 2,6 lần năm 2015, đứng đầu các tỉnh Bắc Trung bộ. Giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng bình quân hàng năm dự kiến đạt 11,5%; năm 2020 dự kiến đạt 63.250 tỷ đồng, gấp 1,72 lần năm 2015.
- DV phát triển khá, nhiều lĩnh vực khởi sắc; tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm dự kiến đạt 9,1%, vượt kế hoạch. Thương mại nội địa phát triển mạnh theo hướng hiện đại, văn minh; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu DV tăng bình quân hàng năm 13,9%, năm 2020 dự kiến đạt 118.000 tỷ đồng, đứng thứ 7 cả nước về quy mô thị trường. Giá trị xuất khẩu tăng bình quân hàng năm dự kiến đạt 10,9%; năm 2020 dự kiến đạt 4 tỷ USD, gấp 2 lần mục tiêu đề ra, gấp 2,8 lần năm 2015... DV tài chính, NH tiếp tục phát triển, vốn huy động tăng bình quân hàng năm 17,8%, dư nợ tăng bình quân 14,4%.
Chất lượng DV bưu chính, viễn thông được nâng cao, mở rộng vùng phục vụ.
- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn luôn vượt dự toán và tăng trưởng cao; tốc độ tăng thu bình quân hàng năm dự kiến đạt 18,1%, là một trong các tỉnh có tốc độ tăng thu ngân sách cao nhất cả nước; năm 2020 dự kiến đạt 28.967 tỷ đồng, gấp 2,3 lần năm 2015. Việc phân bổ, sử dụng ngân sách được thực hiện theo quy định, đáp ứng kịp thời thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực.
- Các thành phần KT có bước phát triển. KT tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài phát triển mạnh; giai đoạn 2016 - 2020, dự kiến thành lập mới 14.000 DN, tổng vốn đăng ký 98.000 tỷ đồng; so với giai đoạn 2011 - 2015, gấp 2,6 lần về số DN và gấp 4,3 lần về vốn đăng ký; dự kiến năm 2020 đạt tỷ lệ 44,7 DN/1 vạn dân, gấp 1,88 lần so với năm 2015. KT nhà nước tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, hoạt động hiệu quả hơn. KT hợp tác xã có chuyển biến tích cực, doanh thu bình quân của 1 hợp tác xã năm 2020 gấp 3,4 lần năm 2015
2.2.1.3. Văn hóa xã hội
Dân số Thanh hóa tính đến thời điểm 31/12/2019 là 3.64 triệu dân, là tỉnh có dân số đông thứ 3 cả nước. Mật độ dân số của tỉnh là 328 người/km2, tang 22.6 người/km2 và xếp thứ 28/63 tỉnh thành trong cả nước. Dân cư phân bổ không đồng đều và tập trung chủ yếu tại các Thành phố, Thị xã, Thị trấn ven biển, sông và thưa thớt ở các vùng núi. Chính vì vậy các NH thường chọn
trụ sở cho mình tại trung tâm Thành phố Thanh Hóa, Sầm Sơn hay thị Xã Bỉm Sơn…
Văn hóa, xã hội đang có nhiều tiến bộ, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Chất lượng ngày một tiến bộ: Giáo dục trở thành then chốt và có thành tích cao về thể thao và luôn thuộc nhóm các tỉnh hàng đầu trên cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, bình quân hằng năm giảm 2,56%. Vai trò, vị thế, uy tín của tỉnh ngày càng được nâng cao. mặc ở một số địa phương trên cả nước có những thời điểm diễn biến phức tạp, tuy nhiên ở Thanh Hóa, về an sinh xã hội ngày càng được chăm lo và ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển KT - xã hội, đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân. Tuy nhiên có một số những hạn chế: Chất lượng phát triển đô thị chưa cao, các đô thị tại địa bàn tỉnh còn thiếu bản sắc, kiến trúc riêng; việc tổ chức các DV công, DV xã hội cơ bản tại một số khu đô thị mới còn chậm.
Sự tăng dân số cùng với sự tăng trưởng trong đời sống của người dân đang tạo điều kiện cho NH, khi mà thói quen dùng các SPDV trong người dân được cải thiện.
2.2.1.4. Công nghệ
Các NH trên địa bàn tỉnh đang đẩy mạnh việc nâng cấp và cải tiến công nghệ vào các SPDV để mạng lại sự thuận tiện cho KH. VietinBank là một trong những NH đi đầu về việc nâng cấp hệ thống để thuận tiện hơn cho việc sử dụng SPDV của KH. Nhờ đội ngũ CNTT khá tốt và có thể ứng xử với những vấn đề phát sinh một các nhanh chóng, Hiện Thanh Hóa đang từng bước cập nhật công nghệ mới để theo kịp xu thế thị trường. Hiện tại Viet- inBank Thanh Hóa hiện có khoảng 5 cán bộ chuyên phụ trách mảng CNTT của Chi nhánh. Các nhân viên đều được đào tạo từ những trường uy tín trong và ngoài nước, đã có kinh nghiệm làm việc từ 3 năm trở lên.
2.2.1.5. Môi trường
Tỉnh Thanh Hóa có vị trí địa lý quan trọng nằm cắt ngang từ đông sang tây của hình chữ S, tiếp giáp với 4 tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Sơn La, Nghệ An và nước bạn Lào; phía đông tiếp giáp với biển đông có chiều dài đường
biển hàng trăm Km. Với tổng diện tích 11.116,34 km2 trong đó đất rừng 600.00km2; đất đồng bằng là 1.905,84 km2; đất ven 229,46km2 và đất trung du, miền núi 7.981,46 km2.
Thanh Hoá được ví như một “Việt Nam thu nhỏ”, có đủ loại địa hình, các hệ sinh thái: trung du - miền núi, đồng bằng và miền biển; có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng lại nằm trên trục giao thông kết nối giữa Bắc Bộ với Trung Bộ.
Công tác quản lý liên quan đến tài nguyên và hoạt động bảo vệ môi trường được phát triển; phòng chống những thay đổi thiên tai, đối phó với biến đổi khí hậu được thực thi kịp thời, hiệu quả. Hợp tác quốc tế và liên kết vùng từng bước được thúc đẩy với một số kết quả tích cực ban đầu; thực hiện tốt công tác ngoại giao và hữu nghị với các tỉnh có chung đường biên giới với nước bạn Lào.
2.2.2. Phân tích môi trường cạnh tranh ngành (Áp dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter)
Theo như mô hình 5 áp lực cạnh tranh, trong môi trường kinh doanh lĩnh vực tài chính NH có 5 nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của NH đó là:
2.2.2.1. Sự cạnh tranh trong ngành
Hiện tại trên địa bản tỉnh Thanh Hóa có khoảng hơn 20 NH, Trong nội bộ VietinBank có 3 Chi nhánh tại địa bàn. Đây là những mối quan ngại luôn thường trực của VietinBank Thanh Hóa và có thể thấy mức độ cạnh tranh hiện tại giữa các NH tại địa bàn tỉnh là rất lớn.
Bảng 2.1: Hệ thống NHTM tại tỉnh Thanh Hóa
TT Tên NH
Tổng số địa điểm giao dịch
Trong đó Chi
nhánh cấp 1
Chi nhánh
cấp 2
Phòng giao dịch
1 VietinBank Thanh Hóa 11 1 - 10
2 VietinBank Bắc Thanh Hóa 9 1 - 8
3 VietinBank Sầm Sơn 9 1 - 8
4 AgriBank Bắc Thanh Hóa 19 1 7 11
5 AgriBank Thanh Hóa 29 1 16 12
6 AgriBank Nam Thanh Hóa 20 1 8 11
7 BIDV Lam Sơn 4 1 - 3
8 BIDV Thanh Hóa 9 1 - 8
9 BIDV Bỉm Sơn 7 1 - 6
10 VietComBank Thanh Hóa 6 1 - 5
11 VietComBank Nghi Sơn 2 1 1
12 VDB Thanh Hóa 1 1 - -
13 OceanBank Thanh Hóa 1 1 - -
14 VPBank Thanh Hóa 6 1 - 5
15 VIB Thanh Hóa 4 1 - 3
16 SeABank Thanh Hóa 3 1 - 2
17 ACB Thanh Hóa 5 1 - 4
18 TechComBank Thanh Hóa 2 1 - 1
19 MBBank Thanh Hóa 4 1 - 3
20 SaComBank Thanh Hóa 6 1 - 5
21 PVcomBank Thanh Hóa 2 1 - 1
22 Maritime Bank Thanh Hóa 3 1 - 2
23 BacABank Thanh Hóa 5 1 - 4
24 LienVietPostBank Thanh Hóa 7 1 - 6
25 SHB Thanh Hóa 4 1 - 3
26 OCB Thanh Hóa 4 1 - 3
27 HDBank Thanh Hóa 4 1 - 3
28 TPBank Thanh Hóa 2 1 - 1
29 ABBank Thanh Hóa 1 1 - -
30 BaoVietBank Thanh Hóa 1 1 - -
31 SCB Thanh Hóa 1 1 - -
32 Co-opBank Thanh Hóa 7 1 - 6
33 VBSP Thanh Hóa 27 1 - 26
Nguồn: Báo cáo của NH Nhà nước Thanh Hóa, 2020.
Để xem xét đặc điểm các đối thủ cạnh tranh ta chia ra các nhóm đó là:
* Nhóm NH cấp I, đây là nhóm NH có nhiều năm trong hoạt động kinh doanh, có tập KH truyền thống SXKD rất hiệu quả, có mạng lưới phát triển mạnh, chiến lĩnh những vị trí thuận lợi, nhất là NH AgriBank với hệ thống được thiết lập từ trung tâm các thành phố, thị xã và hầu khắp các huyện trong tỉnh, có mối quan hệ gắn bó với địa phương. Như vậy đây đang là một đối thủ rất đang gờm phải cần lưu ý hết sức và phải có những chiến lược lâu dài nhằm từng bước thâm nhập sâu vào thị phần họ đang chiếm giữ, đồng thời nhanh chóng mở rộng thêm thị phần mới.
* Nhóm NH cấp II vừa chuyển lên Cấp I trước đây trực thuộc NH cấp I nêu trên như VietinBank Bắc Thanh Hóa, VietinBank Sầm Sơn tách ra từ chi nhánh VietinBank Thanh Hóa. BIDV Bỉm Sơn, BIDV Lam Sơn từ chi nhánh BIDV Thanh Hóa, AgriBank Bắc Thanh Hóa, AgriBank Nam Thanh Hóa tách ra từ chi nhánh AgriBank Thanh Hóa, VietComBank Tĩnh Gia tách ra từ Viet- ComBank Thanh Hóa. Do tách ra CN nhánh sớm nhất 2 năm như AgriBank Bắc Thanh Hóa, AgriBank Nam Thanh Hóa lâu hơn VietinBank Bắc Thanh Hóa, VietinBank Sầm Sơn. Khi tách ra các chi nhánh cấp I quy mô tụt giảm mạnh, các chi nhánh cấp được tách ra sẽ có rất nhiều những khó khăn lưc ban đầu như: qua mô còn khiêm tốn, mạng lưới hạn chế... Do vậy các chi nhánh cần có những chiến lược và sự lỗ lực gấp nhiều lần để tìm kiếm mạng lưới, nâng cao quy mô hoạt động chiếm lĩnh trường nâng cao thị phần.
* Nhóm NH cổ phần không có vốn nhà nước các Quỹ TD nhân dân. Đây là nhóm NH hình thành chưa lâu địa bàn hoạt đông còn nhỏ, quy mô chưa lớn.
Nhưng với quy chuẩn đánh đổi LN lấy thị phần và thị trường bằng nhiều phương pháp như: giảm lãi suất cho vay, tăng lãi suất huy động, chấp nhận rủi ro cao để mỡ rộng thị trường TD, giảm phí DV… đang ngày càng chiếm thị phần nhất đó là NV và bán lẻ.
* Nhóm NH chính sách như: NHCS, NH Phát triển. Đây là loại NH có địa bàn hoạt động riêng biệt, chủ yếu là lĩnh vực có tính chất xã hội, việc tham gia thị trường của các NH này càng hiệu quả và phong phú sẽ tạo môi trường
thuận lợi cho các NHTM khác phát triển tốt hơn và như vậy mức độ cạnh tranh đối với các NH này không lớn.
2.2.2.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm năng
Việc các đối thủ mới gây áp lực lên VietinBank phụ thuộc rất nhiều vào mức độ cao hay thấp của cản gia nhập ngành. Nếu các NH mới dễ dàng gia nhập thị trường thì mức độ cạnh tranh sẽ ngày càng trở nên gay gắt hơn.
Việc gia nhập ngành đối với các NH nước ngoài đang trở nên dễ dàng hơn do cơ chế mở cửa khi nước ta gia nhập WTO. Ngày càng xuất hiện nhiều các NH nước ngoài như: ANZ, Citi Bank, Shinhan Bank, Standard Chartered bank, Woori Bank, Hongleong Bank, UOBank… Hiện tại NH nước ngoài mặc dù chưa tạo dựng được vị thế như các NH trong nước, tuy nhiên mức lãi suất lại cực kỳ cạnh tranh. Mà lãi suất là một tiêu chí để cho một bộ phân DN lựa chọn, đây là áp lực rất lớn ảnh hưởng đến không chỉ VietinBank Thanh Hóa mà còn các NH trong nước trên địa bàn. Thanh Hóa hiện đang có tiềm năng khai thác rất lớn khi có dân số đông, nhiều khu công nghiệp, đây sẽ là địa điểm vàng mà các “Ông lớn ngoại” sẽ tiếp cận trong thời gian tới.
Ngày càng nhiều các NH nội đang muốn tiếp cận Thanh Hóa để cùng chia sẻ thị phần tại Thanh Hóa. Trước đây, Thị phần của Thanh Hóa tập trung trong tay 3 ông lớn là Agribank, VietinBank và BIDV, tuy nhiên ngày càng nhiều đối thủ gia nhập. Mới đây, NH TPBank đang chuẩn bị đưa vào hoạt động Phòng giao dịch tại Thanh Hóa, NH Bản Việt cũng đang có ý định mở rộng mang lưới phía Bắc của mình bằng việc mở Chi nhánh tại Thanh Hóa.
Điều này cho thấy Thanh Hóa đang được quan tâm rất nhiều, dự kiến trong thời gian tới sẽ còn nữa những NH nội tiếp cận.
Chính vì vậy, VietinBank Thanh Hóa cần phải nhận diện được rõ các đối thủ tiềm tàng của mình để có những nước đi đúng đắng trước khi bị dành thị phần. Ngoài ra cần nâng cao chất lượng và uy tín để lôi kéo KH.
2.2.2.3. Nhà cung cấp
Các đối tác cung ứng chính cho NHTM là người gửi tiền vào NH. Nếu có sự rút vốn đồng loạt từ phía các cá nhân, DN, nguyên nhân có thể từ sự mất
niềm tin hoặc những thông tin gây mất uy tín của NH, sẽ khiến NHTM mất đi khả năng thanh khoản và đừng trước bờ vực phá sản. VietinBank Thanh Hóa đã gây dựng và duy trì được một niềm tin vững chắc đối với KH. Lượng KH tiền gửi của chi nhánh có xu hướng tăng qua các năm, minh chứng cho điều này thì số lượng KH gửi tiền tại VietinBank năm 2020 tăng 5% so với năm 2018.
Ngoài ra còn một số những đối khác như:
NHNN Việt Nam cũng được coi như một nhà cung cấp chi phối toàn bộ hệ thống NHTM nói chung và Vietinbank nói riêng thông qua rất nhiều các chính sách. Điều này tác động lớn đến những quyết định tín dụng của VietinBank Thanh Hóa.
Các Cổ đông của NH cũng tác đông đáng kể đến các chính sách và chiến lược của chủ đạo của NH. VietinBank Thanh Hóa chịu sự chi phối rất nhiều từ những cô đông lớn vì họ là người tạo ra quyết định về những chính sách hoạt động, đôi khi gây áp lực đến việc kinh doanh của Chi nhánh.
Cung cấp trang thiết bị: số lượng các nhà cung cấp rất nhiều trên thị trường, các NH thường lựa chọn cho mình riêng những nhà cung cấp nên áp lực từ phía nhà cung cấp không lớn.
Tổ chức TD khác: thị trường liên NH rất phát triển, Các TCTD khác cũng gửi vốn tại Vietinbank.
2.2.2.4. Khách hàng
Khối lượng KH tại tỉnh tương đối đa dạng và có sẵn do công nghệ truyền thông khiến việc tiếp cận thông tin là khá thuận lợi. VietinBank Thanh Hóa đang đẩy mạnh việc tiếp cận vào phân khúc KHDN VVN và KH cá nhân, đây là phân khúc đem lại nhiều LN hơn. Tuy nhiên, để chiều lòng được KH tại phân khúc này thì thực sự là khó khăn. Có rất nhiều KH nhạy cảm rất nhiều với mức chi phí mà họ phải bỏ ra khi sử dụng SPDV. Bên cạnh sự quan tâm về chi phí, có một lượng KH lại chú trọng đến yếu tố tiện ích, chất lượng.
Điều này khiến NH đứng trước nhiều mâu thuẫn khi mà phải thu hút được NV giá rẻ nhưng vẫn phải đảm bảo sử dụng vốn đem lại LN cao. Hiện tại chính