CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ THUỘC ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.2. MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Những năm trở lại đây, các học giả nghiên cứu ý định khởi nghiệp thường áp dụng mô hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991) và cho kết quả ủng hộ ở rất nhiều các nghiên cứu thực nghiệm (Van Gelderen và cộng sự, 2008). Việc xây dựng mô hình nghiên cứu ý định khởi nghiệp dựa trên mô hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) của Ajzen đã trở thành xu hướng phổ biến và được coi là một cách tiếp cận thích hợp. Nghiên cứu của Kolvereid (1996) khẳng định khung lý thuyết do
Azjen xây dựng là mô hình hoàn chỉnh nhất để lý giải hay dự đoán ý định khởi nghiệp.
Walker và cộng sự (2013) cũng cho rằng việc áp dụng mô hình TPB khi nghiên cứu ý định khởi nghiệp là hoàn toàn phù hợp. Walker và cộng sự (2013) nhận định trong mô hình TPB các áp lực của xã hội mà một cá nhân tự cảm nhận được về việc tiến hành hay không tiến hành khởi nghiệp được đề cập qua yếu tố chuẩn chủ quan, và yếu tố này được xem là biến độc lập ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp nhiều hơn so với khái niệm về văn hoá chung chung ở các nghiên cứu khác.
Nhận thấy các ưu điểm của mô hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991) trong việc lý giải hay dự đoán ý định khởi nghiệp, nhóm quyết định xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên mô hình TPB.
Tuy nhiên việc chỉ áp dụng duy nhất mô hình TPB của Ajzen (1991) là không đủ để lý giải hoàn toàn ý định khởi nghiệp bởi vì thực tế cho thấy có thể có các yếu tố khác ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp ngoài 3 yếu tố trong mô hình TPB. Nghiên cứu của Koe (2016) cho thấy việc thêm các biến độc lập khả dĩ khác vào mô hình nghiên cứu có thể mang đến độ chính xác cao hơn trong việc dự đoán ý định khởi nghiệp. Ngay cả người đưa ra mô hình TPB là Ajzen (1991) cũng cho rằng chỉ có 30%
- 50% sự biến động của hành vi có thể được giải thích bằng cách sử dụng mô hình TPB. Như vậy, mặc dù mô hình TPB được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là mô hình hiệu quả nhất để nghiên cứu ý định khởi nghiệp, việc đưa thêm một số biến độc lập khác vào mô hình nghiên cứu là cần thiết để tăng độ lý giải ý định khởi nghiệp.
Theo Hiệp hội Nghiên cứu khởi nghiệp toàn cầu, hệ sinh thái khởi nghiệp được tạo nên bởi 12 chỉ số, trong đó có 2 chỉ số liên quan đến giáo dục khởi nghiệp là giáo dục khởi nghiệp ở bậc học phổ thông và giáo dục khởi nghiệp sau bậc học phổ thông.
Điều này cho thấy giáo dục khởi nghiệp góp phần tạo ra một hệ sinh thái khởi nghiệp hoàn chỉnh, từ đó thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động khởi nghiệp.
Do sinh viên là những cá nhân còn đang ngồi trên ghế các trường đại học, các chương trình giáo dục kinh doanh và đào tạo khởi nghiệp thường có tác động không nhỏ đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Nghiên cứu của Kolvereid và Moen (1997) đưa ra kết luận những sinh viên tham gia nhiều các chương trình đào tạo khởi nghiệp thường có ý định khởi nghiệp cao hơn so với những sinh viên không tham gia. Nghiên cứu của Koe (2016) với mẫu nghiên cứu gồm 176 sinh viên đại học khẳng định tầm
quan trọng của việc tham gia các chương trình đào tạo khởi nghiệp đối với sự hình thành và phát triển ý định khởi nghiệp của sinh viên.
Kể từ khi Giáo sư Myles Mace giảng dạy tại Trường Kinh doanh Harvard tổ chức khóa học khởi nghiệp đầu tiên vào năm 1947, các chương trình giáo dục khởi nghiệp trong trường đại học đã phát triển một cách mạnh mẽ và trên phạm vi toàn cầu (Kuratko, 2005). Vào những năm 2010, hơn 400.000 sinh viên Mỹ theo học môn khởi nghiệp tại hơn 9000 khoa dạy khởi nghiệp của nước này. Theo sau Mỹ, các trường đại học của Canada bắt đầu tổ chức các khóa học khởi nghiệp vào những năm 1970. Hiện nay, các tổ chức quốc tế như OECD, Ủy ban châu Âu và các tổ chức khác đều công nhận tầm quan trọng của giáo dục khởi nghiệp. Sự phát triển với tốc độ nhanh chóng của giáo dục khởi nghiệp trên quy mô toàn cầu phản ánh sự công nhận ngày càng tăng rằng các chương trình giáo dục khởi nghiệp đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy ý định khởi nghiệp cũng như nâng cao tỷ lệ thành công của các doanh nghiệp khởi nghiệp mới được thành lập.
Nhận thấy biến độc lập giáo dục khởi nghiệp có thể làm tăng khả năng giải thích ý định khởi nghiệp của sinh viên, nhóm quyết định bổ sung thêm biến độc lập này vào mô hình nghiên cứu.
Như vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế thuộc địa bàn Thành phố Hà Nội bao gồm 4 yếu tố: Thái độ khởi nghiệp, Chuẩn chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi, Giáo dục khởi nghiệp.
Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nghiên cứu xem xét đánh giá ảnh hưởng của 3 yếu tố trong mô hình TPB và yếu tố giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Sự kết hợp của các yếu tố nêu trên trong mô hình nghiên cứu nhóm đề xuất chưa được nghiên cứu nào trước đây thực hiện.
3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu - Thái độ khởi nghiệp
Những cá nhân cảm thấy hứng thú với việc khởi nghiệp và đánh giá khởi nghiệp đem lại nhiều lợi ích hơn bất lợi thường có xu hướng định hình ý định khởi nghiệp mạnh mẽ hơn những người tỏ ra không mấy hứng thú với hoạt động khởi nghiệp. Kết quả nghiên cứu của Miranda và cộng sự (2017) cho thấy thái độ đối với khởi nghiệp có ảnh hưởng cùng chiều rõ ràng nhất đến ý định khởi nghiệp, lý giải 47,56% biến thiên của ý định khởi nghiệp. Kết quả nghiên cứu của Boissin và cộng sự (2009) thì cho thấy thái độ khởi nghiệp là yếu tố duy nhất tác động đến ý định khởi nghiệp. Do đó, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết H1 như sau:
Giả thuyết H1: Thái độ khởi nghiệp ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.
Ý định khởi nghiệp
Thái độ khởi nghiệp
Nhận thức kiểm soát
hành vi
Chuẩn chủ quan Giáo dục
khởi nghiệp
- Chuẩn chủ quan
Chuẩn chủ quan là dự cảm của một cá nhân về việc gia đình, bạn bè và mọi người trong xã hội có ủng hộ quyết định khởi nghiệp của mình hay không (Ajzen, 1991). Việt Nam theo hệ tư tưởng nho giáo nên ý kiến của cha mẹ thường có sức nặng với con cái. Ngoài ra, với đặc điểm văn hoá tập thể ở Việt Nam, mỗi cá nhân thường cân nhắc, đánh giá ý kiến của những người xung quanh trước khi đưa ra một quyết định nào đó. Do đó, với bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu cho rằng sự cổ vũ, những lời động viên sẽ làm gia tăng ý định khởi nghiệp và những ý kiến phản bác, chê trách từ những người xung quanh thì có tác động ngược lại. Nghiên cứu của Tegtmeier (2012), nghiên cứu của Kautonen (2015) và nghiên cứu của Leong (2008) cho thấy chuẩn chủ quan ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi nghiệp. Từ những phân tích trên, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết H2 như sau:
Giả thuyết H2: Chuẩn chủ quan ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.
- Nhận thức kiểm soát hành vi
Nhận thức kiểm soát hành vi là cảm nhận của cá nhân về sự khó khăn hay dễ dàng của việc khởi nghiệp, là cảm nhận của cá nhân là bản thân có đủ khả năng và đủ nguồn lực để khởi nghiệp hay không (Ajzen, 1991). Nghiên cứu của Tegtmeier (2012) và nghiờn cứu của Liủỏn (2006) cho thấy nhận thức kiờ̉m soỏt hành vi ảnh hưởng cựng chiều đến ý định khởi nghiệp. Người đưa ra mô hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) là Ajzen (1991) cũng khẳng định kết quả dự đoán ý định đã được cải thiện đáng kể về độ chính xác nhờ vào việc đưa thêm yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi vào mô hình. Do đó, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết H3 như sau:
Giả thuyết H3: Nhận thức kiểm soát hành vi ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.
- Giáo dục khởi nghiệp
Nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng giáo dục khởi nghiệp có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, thậm chí có tác động tới cả sự thành công của các doanh nghiệp khởi nghiệp mới được thành lập. Nghiên cứu của Kolvereid và Moen (1997) đưa ra kết luận những sinh viên tham gia nhiều các chương trình đào tạo khởi nghiệp thường có ý định khởi nghiệp cao hơn so với những sinh viên không tham gia. Nghiên cứu của Koe (2016) với mẫu nghiên cứu gồm 176 sinh
viên đại học khẳng định tầm quan trọng của việc tham gia các chương trình đào tạo khởi nghiệp đối với sự hình thành và phát triển ý định khởi nghiệp của sinh viên. Rae và Woodier-Harris (2013) cho rằng để xã hội có những doanh nhân có một nền tảng kiến thức tốt, có đủ khả năng quản lý và vận hành hiệu quả một doanh nghiệp mới được thành lập thì việc cần làm là phải xây dựng được chương trình giáo dục khởi nghiệp rộng rãi cho sinh viên, cung cấp cho họ những kiến thức cần thiết cho việc khởi nghiệp và định hướng con đường sự nghiệp đúng đắn. Từ những lập luận trên, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết H4 như sau:
Giả thuyết H4: Giáo dục khởi nghiệp ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.