Kiểm định dữ liệu lần 1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế thuộc địa bàn thành phố hà nội (Trang 58 - 66)

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. KIỂM ĐỊNH DỮ LIỆU

4.2.1. Kiểm định dữ liệu lần 1

Thống kê mô tả các biến ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội:

Trung bình Trung vị Lớn nhất Nhỏ nhất Sai số chuẩn TD

TD1 3.40 4 5 1 1.086

TD2 2.81 4 5 1 1.058

TD3 2.90 4 5 1 1.079

TD4 3.19 4 5 1 1.135

CCQ

CCQ1 3.25 4 5 1 0.990

CCQ2 3.33 4 5 1 1.077

CCQ3 3.16 4 5 1 1.133

CCQ4 2.91 4 5 1 1.094

NT

NT1 3.16 4 5 1 1.045

NT2 3.28 4 5 1 1.067

NT3 2.99 4 5 1 1.109

NT4 3.03 4 5 1 1.077

GD

GD1 2.83 4 5 1 0.872

GD2 3.16 4 5 1 1.128

GD3 3.08 4 5 1 1.072

GD4 2.85 4 5 1 1.018

GD5 2.45 4 5 1 1.084

GD6 2.61 4 5 1 1.171

GD7 2.37 4 5 1 1.148

Bảng 4.4. Thống kê mô tả các biến ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội thông qua thang đo Likert 1-5 (Nguồn : Kết quả do

nhóm sinh viên tự tổng hợp)

Thái độ khởi nghiệp (TD)

Giá trị trung bình của các biến trong yếu tố “Thái độ khởi nghiệp” giao động trong khoảng 2.81- 3.4, điều này minh chứng rằng ý định khởi nghiệp tại các trường đại học khối ngành kinh tế trên địa bàn Hà Nội bị ảnh hưởng ở mức khá từ yếu tố

“Thái độ khởi nghiệp”.

Chuẩn chủ quan (CCQ)

Kết quả thống kê mô tả của yếu tố “Chuẩn chủ quan” có sự tương đồng với yếu tố “Thái độ khởi nghiệp” khi giá trị trung bình giao động trong khoảng từ 2.91 – 3.33, khá gần với mức “đồng ý”. Điều trên chỉ ra rằng yếu tố “Chuẩn chủ quan” có ảnh hưởng khá rõ nét lên ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Nhận thức kiểm soát hành vi (NT)

Với trung bình nằm trong khoảng 2.99 – 3.28, yếu tố “Nhận thức kiểm soát hành vi” có khoảng giao động nhỏ nhất trong các yếu tố được nghiên cứu. Thống kê mô tả của yếu tố này khá tương đồng với các yếu tố trên và có ý nghĩa ở mức chấp nhận được.

Giáo dục khởi nghiệp (GD)

Theo thống kê, kết quả trung bình thu được dao động rất rộng từ 2.37 – 3.16, qua đó cho thấy các Trường đại học khối ngành kinh tế nên đầu tư hơn nữa vào giáo dục khởi nghiệp cho sinh viên để khuyến khích sinh viên khối ngành kinh tế khởi nghiệp.

4.2.1.2. Phân tích nhân tố khám phá Đánh giá hệ số tải

Phân tích nhân tố khám phá, hay còn được gọi tắt là EFA dùng để rút gọn một tập hợp các biến quan sát thành một tập các yếu tố với số lượng ít hơn, có ý nghĩa hơn.

Do trong khi nghiên cứu, ta thường nhận được một số lượng biến khá lớn có mối quan hệ tương quan với nhau. Thay vì ta nghiên cứu một số lượng lớn các biến thì ta có thể

chia các biến có chung đặc điểm vào thành một đặc điểm lớn, điều này giúp giảm thiểu chi phí và tiết kiện thời gian nghiên cứu.

Biến tiềm ẩn Ký hiệu Thang đo Hệ số tải

Thái độ khởi nghiệp

TD1 Bạn cảm thấy hứng thú với việc khởi nghiệp 0.591

TD2 Bạn cho rằng việc khởi nghiệp mang lại

nhiều lợi ích hơn bất lợi 0.767

TD3 Trong các lựa chọn khác nhau, khởi nghiệp

là lựa chọn ưu tiên của bạn 0.830

TD4 Nếu có cơ hội và nguồn lực, bạn sẽ khởi

nghiệp 0.762

Chuẩn chủ quan

CCQ1 Các thành viên trong gia đình sẽ ủng hộ ý

định khởi nghiệp của bạn 0.416

CCQ2 Bạn bè sẽ ủng hộ ý định khởi nghiệp của bạn 0.774

CCQ3 Tại nơi bạn đang sinh sống, mọi người được

khuyến khích khởi nghiệp 0.564

CCQ4 Bạn biết nhiều người đã khởi nghiệp thành

công 0.869

Nhận thức kiểm soát hành vi

NT1 Bạn tin rằng mình có đủ tố chất để tạo lập và

vận hành một doanh nghiệp khởi nghiệp 0.444

NT2 Bạn tin rằng mình có đủ năng lực tài chính

để bắt đầu khởi nghiệp 0.651

NT3 Bạn có một mạng lưới quan hệ rộng có thể

tận dụng trong quá trình khởi nghiệp của bạn 0.909

NT4

Bạn tin rằng mình tiếp cận được các nguồn thông tin đáng tin cậy, hữu ích cho doanh nghiệp khởi nghiệp

0.732

Giáo dục khởi GD1 Chương trình học của nhà trường đã cung cấp cho bạn đầy đủ những kiến thức cần

0.340

nghiệp thiết cho việc khởi nghiệp

GD2 Bạn được thảo luận về các ý tưởng khởi

nghiệp trong quá trình học tập tại trường 0.543

GD3

Nhà trường đánh giá cao việc giảng dạy về ứng dụng khoa học công nghệ vào kinh doanh

0.547

GD4

Nhà trường đã bồi dưỡng cho bạn các kỹ năng xã hội và khả năng lãnh đạo cần có của doanh nhân khởi nghiệp

0.458

GD5

Bạn tham gia các hoạt động ngoại khóa liên quan đến kinh doanh ( Ví dụ: hoạt động ở các câu lạc bộ liên quan đến kinh doanh,... )

0.659

GD6 Bạn tham dự các cuộc hội thảo về khởi

nghiệp 0.686

GD7

Bạn tham gia các cuộc thi liên quan đến khởi nghiệp và kinh doanh nói chung thi xây dựng ý tưởng kinh doanh,... )

0.950

Bảng 4.5. Hệ số tải của thang đo

Bảng cho thấy tất cả 19 thang đo trong mô hình nghiên cứu đều có hệ số tải lớn hơn 0,3 và phần lớn trong khoảng giá trị từ 0,7 - 0,9. Theo đó, kết quả kiểm định cho thấy thang đo trong các biến tiềm ẩn là tin cậy và có ý nghĩa thực tiễn cao.

Giá trị Eigenvalues thấp nhất cũng lớn hơn 1, đạt 1.170. Tổng phương sai trích của 16 biến quan sát còn lại được chia vào 6 nhóm yếu tố đạt 59.588% nên giải thích được 59.588% thay đổi của biến quan sát, tất cả các biến quan sát còn lại đều có hệ số Factor Loading lớn hơn 0.3.

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0.852 Barlett’s Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 957.791

Df 171

Sig. 0.000

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần đầu với 19 biến quan sát cho thấy các yếu tố đều có hệ số Kaiser – Meyer – Olkin (KMO) bằng 0.852, nằm trong khoảng 0.5 ≤ KMO ≤ 1, là điều kiện đủ chỉ ra rằng các biến tương quan với nhau và dữ liệu phù hợp để tiến hành EFA.

Kiểm định Barlett có Sig. = 0.00 < 0.05 cho thấy giữa các biến trong tổng thể

có mối tương quan với nhau.

4.2.1.3. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho biến độc lập

- Giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0.6 thì thang đo được chấp nhận.

Bài nghiên cứu của nhóm sử dụng mô hình nghiên cứu bao gồm 4 yếu tố, nhóm sẽ đi vào phân tích Cronbach’s Alpha để kiểm tra về độ tin cậy của các biến trong các yếu tố được nghiên cứu.

Thái độ Khởi nghiệp (TD)

Biến quan sát Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến Thái độ khởi nghiệp α = 0.612; N = 4

TD1 0.482 0.471

TD2 0.299 0.606

TD3 0.415 0.524

TD4 0.375 0.554

Bảng 4.6. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của biến “Thái độ khởi nghiệp”

Hệ số Cronbach’s Alpha của yếu tố “Thái độ khởi nghiệp” là 0.612 > 0.6, biến TD2 có hệ số tương quan biến tổng là 0.299 xấp xỉ 0.3 và cần xem xét loại bỏ khi Cronbach’s Alpha của yếu tố “Thái độ khởi nghiệp” sẽ giảm xuống còn 0.606, vẫn đủ điều kiện để đưa vào phân tích.

Chuẩn chủ quan (CCQ)

Biến quan sát Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến Chuẩn chủ quan α = 0.627; N = 4

CCQ1 0.429 0.544

CCQ2 0.459 0.519

CCQ3 0.410 0.557

CCQ4 0.336 0.609

Bảng 4.7. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của biến “Chuẩn chủ quan”

Biến độc lập “Chuẩn chủ quan” có hệ số tương quan tổng khá tốt, biến CCQ4 có giá trị thấp nhất là 0.336 vẫn lớn hơn 0.3 nên vẫn được chấp nhận. Cronbach’s Alpha của “Chuẩn chủ quan” là 0.627 > 0.6 nên đạt yêu cầu để đưa vào phân tích.

Nhận thức kiểm soát hành vi (NT)

Biến quan sát Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến Nhận thức kiểm soát hành vi α = 0.636; N = 4

NT1 0.466 0.531

NT2 0.481 0.518

NT3 0.313 0.640

NT4 0.409 0.571

Bảng 4.8. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của biến “Nhận thức kiểm soát hành vi”

Hệ số tương quan tổng của yếu tố “Nhận thức kiểm soát hành vi” đạt mức khá ổn, giao động trong khoảng 0.313 đến 0.486. Cronbach’s Alpha là 0.636 > 0.6 nên đủ điều kiện đưa vào mô hình phân tích yếu tố. Biến NT3 nên xem xét để loại khỏi mô hình để tăng Cronbach’s Alpha lên 0.640.

Giáo dục khởi nghiệp (GD)

Biến quan sát Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến Thái độ khởi nghiệp α = 0.708; N = 7

GD1 0.352 0.691

GD2 0.442 0.669

GD3 0.414 0.676

GD4 0.402 0.679

GD5 0.459 0.664

GD6 0.415 0.676

GD7 0.438 0.670

Bảng 4.9. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của biến “Giáo dục khởi nghiệp”

Giống với các yếu tố trên, “Giáo dục khởi nghiệp” có hệ số tương quan tổng và Cronbach’s Alpha ở mức tốt, hệ số Cronbach’s Alpha ở mức 0.708, đủ điều kiện để

đưa vào mô hình phân tích mà không phải loại bỏ biến nào.

=> Tổng hợp các biến trong thang đo sau khi phân tích Cronbach’s Alpha.

Sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha, nhóm đã đưa ra được kết luận sau:

Yếu tố Tên biến Biến có thể bị loại

Thái độ khởi nghiệp TD1 – TD4 TD2

Chuẩn chủ quan CCQ1 – CCQ4

Nhận thức kiểm soát hành vi NT1 – NT4 NT3 Giáo dục khởi nghiệp GD1 – GD7

Bảng 4.10. Bảng tổng hợp các biến và thang đo sau khi phân tích Cronbach’s Alpha Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thấy các biến trên đều đủ điều kiện, không có biến nào có hệ số tương quan tổng nhỏ hơn 0.3. Nhóm nghiên cứu xem xét loại bỏ một số biến.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên khối ngành kinh tế thuộc địa bàn thành phố hà nội (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)