CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ THUỘC ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.3.1. Phát triển bảng hỏi và lựa chọn thang đo
Sau khi tổng hợp và phân tích các nghiên cứu trước về ý định khởi nghiệp, nhóm nghiên cứu đã xây dựng lên mô hình nghiên cứu gồm 4 yếu tố có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên bao gồm: thái độ khởi nghiệp, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi và giáo dục khởi nghiệp. Mỗi yếu tố này sẽ được đo lượng và đánh giá thông qua các biến quan sát (các câu hỏi khảo sát).
Các thang đo cho mỗi yếu tố trong mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên việc tham khảo các thang đo được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây về ý định khởi nghiệp. Sau đó, nhóm tiến hành đánh giá, bổ sung, hiệu chỉnh các thang đo này để có được bảng hỏi cuối cùng. Quy trình phát triển thang đo như sau:
Hình 3.3. Quy trình phát triển thang đo
Xây dựng bảng hỏi
nháp
Hiệu chỉnh
ngữ nghĩa
Điều tra thử nghiệm
Hoàn thiện cuối cùng
Bước 1. Xây dựng bảng hỏi nháp: Các thang đo được xây dựng dựa trên việc tham khảo các thang đo được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây về ý định khởi nghiệp: Miranda (2017), Yurtkoru (2014), Liủỏn (2009), Krueger (2000), Autio (2001), Leong (2008), Koe (2016). Nhóm dịch các câu hỏi từ tiếng Anh sang tiếng Việt rồi tiến hành thảo luận trong nhóm, thảo luận với một số giảng viên Viện nghiên cứu khoa học Học viện Ngân hàng để đánh giá và bổ sung các thang đo đã xây dựng.
Cuối bước này, nhóm nghiên cứu có được một bộ bảng câu hỏi nháp ban đầu.
Bước 2. Hiệu chỉnh ngữ nghĩa: Nhóm nghiên cứu trao đổi với các bạn sinh viên tại Học Viện Ngân Hàng về tính dễ hiểu, cách trình bày và tính khả thi của bảng câu hỏi nháp. Kết thúc bước này nhóm thu được một bảng hỏi phục vụ cho việc điều tra thử nghiệm.
Bước 3. Điều tra thử nghiệm: Để đánh giá chất lượng bộ câu hỏi khảo sát, 20 phiếu điều tra thử nghiệm được phát ra. Thông qua điều tra thử nghiệm, nhóm nghiên cứu tiến hành hiệu chỉnh và loại đi những thang đo không đảm bảo tính tin cậy.
Bước 4. Hoàn thiện cuối cùng: Các thang đo tiếp tục được hiệu chỉnh và loại bớt các biến quan sát không cần thiết, không đảm bảo tính tin cậy để thu được bảng hỏi cuối cùng cho điều tra chính thức. Sau khi hiệu chỉnh và hoàn thiện nội dung bộ câu hỏi, nhóm nghiên cứu đã phát ra 213 phiếu khảo sát chính thức và thu về 206 phiếu trả lời đạt yêu cầu. Bộ thang đo chính thức như sau:
Tên biến Nội dung biến Nguồn
Thái độ khởi nghiệp
TD1 Bạn cảm thấy hứng thú với việc khởi nghiệp Miranda (2017), Yurtkoru (2014), Liủỏn (2009), Krueger (2000) TD2 Bạn cho rằng việc khởi nghiệp mang lại nhiều lợi ích
hơn bất lợi
TD3 Trong các lựa chọn khác nhau, khởi nghiệp là lựa chọn ưu tiên của bạn
TD4 Nếu có cơ hội và nguồn lực, bạn sẽ khởi nghiệp
Bảng 3.1. Thang đo thái độ khởi nghiệp
Tên biến Nội dung biến Nguồn Chuẩn chủ quan
CCQ1 Các thành viên trong gia đình sẽ ủng hộ ý định khởi nghiệp của bạn
Miranda (2017), Liủỏn (2009), Krueger (2000) CCQ2 Bạn bè sẽ ủng hộ ý định khởi nghiệp của bạn
CCQ3 Tại nơi bạn đang sinh sống, mọi người được khuyến khích khởi nghiệp
CCQ4 Bạn biết nhiều người đã khởi nghiệp thành công Bảng 3.2. Thang đo chuẩn chủ quan
Tên biến Nội dung biến Nguồn
Nhận thức kiểm soát hành vi
NT1 Bạn tin rằng mình có đủ tố chất để tạo lập và vận hành một doanh nghiệp khởi nghiệp
Autio (2001), Yurtkoru (2014), Leong (2008), Liủỏn (2009), Krueger (2000) NT2 Bạn tin rằng mình có đủ năng lực tài chính để bắt đầu
khởi nghiệp
NT3 Bạn có một mạng lưới quan hệ rộng có thể tận dụng trong quá trình khởi nghiệp của bạn
NT4 Bạn tin rằng mình tiếp cận được các nguồn thông tin đáng tin cậy, hữu ích cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Bảng 3.3. Thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi
Tên biến Nội dung biến Nguồn Giáo dục khởi nghiệp
GD1 Chương trình học của nhà trường đã cung cấp cho bạn đầy đủ những kiến thức cần thiết cho việc khởi nghiệp
Koe (2016), Nguyễn Thu Thủy (2014) GD2 Bạn được thảo luận về các ý tưởng khởi nghiệp trong
quá trình học tập tại trường
GD3 Nhà trường đánh giá cao việc giảng dạy về ứng dụng khoa học công nghệ vào kinh doanh
GD4 Nhà trường đã bồi dưỡng các kỹ năng xã hội và khả năng lãnh đạo cần có của doanh nhân khởi nghiệp GD5 Bạn tham gia các hoạt động ngoại khóa liên quan đến
kinh doanh ( Ví dụ: hoạt động ở các câu lạc bộ liên quan đến kinh doanh,... )
GD6 Bạn tham dự các cuộc hội thảo về khởi nghiệp
GD7 Bạn tham gia các cuộc thi liên quan đến khởi nghiệp và kinh doanh nói chung ( Ví dụ: cuộc thi xây dựng ý tưởng kinh doanh,... )
Bảng 3.4. Thang đo giáo dục khởi nghiệp
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến ý định khởi nghiệp của các đối tượng nghiên cứu, các biến trên được đo lường bằng thang đo Likert. Đây là loại hình thang đo thông dụng trong hầu hết các bài nghiên cứu về hành vi xã hội. Nhóm quyết định sử dụng thang đo Likert 5 mức độ: hoàn toàn không đồng ý, không đồng ý, trung lập, đồng ý và hoàn toàn đồng ý. Bên cạnh nội dung bảng hỏi với mục tiêu nghiên cứu chính, phiếu khảo sát còn có một vài câu hỏi liên quan đến thông tin chung của người trả lời nhằm phân loại đối tượng dựa trên các đặc điểm nhân khẩu học như giới tính, trình độ học vấn, chuyên ngành học và nghề nghiệp gia đình.
3.3.2. Thu nhập dữ liệu
Ứng dụng sự tiện lợi và nhanh chóng của internet và Google Survey, cuộc khảo sát được thực hiện với hình thức phát phiếu điền trực tuyến với phạm vi nghiên cứu là
sinh viên khối ngành kinh tế thuộc các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thời gian khảo sát diễn ra trong vòng ba tháng, từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 2 năm 2021. Trong số 213 phiếu trả lời thu về, có 206 phiếu trả lời hợp lệ.
Việc ứng dụng internet vào phát bảng hỏi đã giúp tiết kiệm phần lớn chi phí, thời gian và nguồn lực trong hoạt động thu thập dữ liệu nghiên cứu. Một lợi thế nữa mà bảng hỏi trực tuyến mang lại là nó dễ dàng chỉnh sửa và truy cập cho cả người hỏi lẫn người trả lời. Tuy nhiên, bảng hỏi trực tuyến cũng tồn tại một số hạn chế. Chẳng hạn việc điền phiếu trả lời trực tuyến đôi khi không đảm bảo được tốt chất lượng của phiếu trả lời do thiếu đi sự giám sát kỹ càng của nhóm nghiên cứu cũng như có một vài đối tượng chưa có thái độ thực sự nghiêm túc trong việc trả lời. Một vấn đề khác là số lượng phiếu trả lời phần nào phụ thuộc vào các mối quan hệ trên mạng xã hội cũng như ngoài đời.