Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng trong công việc của tân cử nhân học viện ngân hàng làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 34 - 39)

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Quy trình thiết kế Gồm 2 bước chính:

● Thiết kế và xây dựng bảng hỏi hoàn thiện bằng phương pháp định tính

● Quá trình tiếp nhận đánh giá thông tin và phân tích dữ liệu cho đề tài mục tiêu nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định lượng.

3.3.1.1. Định tính

Tìm hiểu các nhân tố tác động đến tác động đến sự hài lòng công việc của nhân viên thông qua việc tìm kiếm thông tin và tham khảo ý kiến.

Dữ liệu định tính được thu thập từ các dữ liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn trực tiếp, đây cũng là cơ sở cho nội dung nghiên cứu định lượng

3.3.1.2. Định lượng

Nghiên cứu định lượng sử dụng phiếu khảo sát Online để điều tra, thu thập thông tin và số liệu từ các Tân cử nhân Học viện Ngân Hàng để tiến hành xử lý và phân tích số liệu.

Nghiên cứu định lượng nhằm phân tích, đo lường các thuộc tính và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng trong công việc của tân cử nhân Học viên Ngân Hàng tại các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.

3.3.2. Quy trình nghiên cứu

Hình 2: Quy trình nghiên cứu 3.3.3 Thiết kế mẫu và chọn mẫu

3.3.3.1. Phương pháp chọn mẫu

Mục đích của bài nghiên cứu này là tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng trong công việc của Tân cử nhân Học viên ngân hàng làm việc tại các doanh nghiệp tại Hà Nội. Do đó, câu hỏi được thiết kế dành cho đối tượng là Tân cử nhân Học viện ngân hàng. Vì còn hạn chế thời gian và kinh phí cho nghiên cứu nên nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện – phi ngẫu nhiên (hay phi xác suất).

“Phương pháp chọn mẫu thuận tiện có hạn chế về khả năng suy rộng các kết luận của nghiên cứu và có thể gặp phải sai số do chọn mẫu. Tuy nhiên, phương pháp này phù hợp với những nghiên cứu hàn lâm với chi phí thấp” theo (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Xác định đề tài nghiên

cứu

Mục tiêu nghiên cứu

(cơ sở lý thuyết;

Tham khảo các nghiên cứu liên

quan)

Đề xuất mô hình nghiên

cứu

Thảo luận điều tra định

tính

Điều chỉnh nội dung thang đo

Đưa ra thang đo chính

thức

Nghiên cứu định lượng

- Kiểm định thang đo Đánh giá Cronbach Alpha - Phân tích nhân tố khám phá EFA

-Xây dựng mô hình nghiên cứu hoàn chỉnh

- Phân tích hồi quy - Kiểm định thông kê (I- sample T test, One-way ANOVA)

Đưa ra giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng

công việc

Sau khi bảng câu hỏi được thiết kế hoàn thiện được chuyển trực tiếp cho các anh chị và các bạn vừa ra trường và đang đi làm tại doanh nghiệp Hà Nội. Bảng câu hỏi được thiết kế online bằng nền tảng Google Docs. Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến nghiêm trọng, đây được coi là cách thức thực hiện khảo sát rất phù hợp, tiện lợi và nhanh chóng. Những câu hỏi được sắp xếp hợp lí sao cho người khảo sát dễ dàng hiểu ý của nhóm tác giả, giúp thu được kết quả chính xác nhất.

3.3.3.2. Kích thước mẫu

Kết hợp nhận định Comrey và Lee (1992) và quy tắc của Hoàng Trọng & Chu Nguyên Mộng Ngọc (2005) với 31 tham số cần phân tích

vì thế tối thiểu cần 35 x 5 = 175 mẫu quan sát; và n=250 là phù hợp. Vì thế 250 mẫu là ở mức độ tốt theo Comrey và Lee (1992), và cũng phù hợp với nhận định của Hoàng Trọng & Chu Nguyên Mộng Ngọc (2005) là “quy tắc nhân 5”. Để đảm bảo cỡ mẫu, nhóm nghiên cứu phát đi 320 phiếu khảo sát.

3.3.3.3. Thời gian khảo sát

Kết quả từ 10 tháng 3 tới 17 tháng 3/2022, có được 317 phiếu thu thập về. Trong các phiếu thu thập được có các phiếu điền thông tin không đảm bảo tính khách quan, không điền đủ đáp án,… Nhóm nghiên cứu tiến hành sàng lọc và loại bỏ những phiếu này nhằm tăng độ tin cậy bài nghiên cứu, cuối cùng có 257 phiếu khảo sát hợp lệ chính thức phục vụ làm dữ liệu trong quá trình nghiên cứu.

3.3.3.4. Lưu trữ và xử lý

Dữ liệu thu thập xong, nhóm bắt đầu mã hóa và lưu lại dưới dạng trang tính Excel.

Tiếp đến để kiểm tra thang đo có tin cậy hay không và mục đích loại bỏ nhưng biến không phù hợp bằng phân tích EFA (nhân tố khám phá), nhóm sử dụng phần mềm SPSS 26.

3.3.4. Phân tích

Nghiên cứu sử dụng SPSS 26 với mục đích - “Thống kê mô tả”

- “Phân tích tương quan”

- “Hồi quy” …

Từ đó đánh giá và nhận xét về các mức độ ảnh hưởng.

Cụ thể gồm:

3.3.4.1. Thống kê mô tả

Thống kê phân loại theo tiêu chí như:

- “Độ tuổi”

- “Giới tính”

- “Khoa theo học”

- “Số năm kinh nghiệm”

Bên cạnh đó còn xác định giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, điểm trung bình, độ lệch chuẩn của các mẫu khảo sát đã thu thập.

3.3.4.2.Kiểm tra độ tin cậy thang đo

Theo Hair và cộng sự, 1988 “hệ số Cronbach Alpha tối thiểu là 0,6” và theo Nunnally và Burnstein, 1994 “ tương quan biến tổng < 0,3 được xem là biến không tin cậy và sẽ bị loại khỏi thang đo. Những biến bị loại sẽ không sử dụng để phân tích EFA.”

3.3.4.3. Phân tích EFA :

- Quan sát chỉ số KMO. Theo đó, “trị số của KMO lớn hơn 0,5 thì phân tích nhân tố là thích hợp” (Garson, 2003), ngược lại “nếu trị số KMO nhỏ hơn 0,5 thì áp dụng phương pháp phân tích nhân tố không thích hợp với dữ liệu đang có.”

- “Những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu”

(Garson, 2003).

- “Để thang đo đạt giá trị hội tụ thì hệ số tương quan đơn giữa các biến và các hệ số chuyển tải nhân tố (factor loading) phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 trong một nhân tố”

(Garbing & Anderson, 1988).

- “Để đạt độ giá trị phân biệt thì khác biệt giữa các hệ số chuyển tải factor loading phải lớn hơn hoặc bằng 0, 3” (Jabnoun, 2003).

- “Phương pháp trích hệ số yếu tố Principal components với phép xoay Varimax để đảm bảo số lượng nhân tố là bé nhất” (Trọng và Ngọc, 2005).

Kết quả sau kiểm định độ tin cậy thang đo được đưa vào phân tích nhân tố khám phá

3.3.4.4. Xây dựng hồi quy

Sự dụng phương pháp Enter để chạy hồi quy sau khi kiểm định các thang đo.

3.3.4.5. Kiểm định sự phù hợp của mô hình Kiểm định sự thỏa mãn các giả thuyết:

- Hiện tượng liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập: “sử dụng đồ thị scatter plot để kiểm tra giả thuyết liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập trong mô hình”.

- Hiện tượng phương sai phần dư thay đổi: “sử dụng tương quan hạng Spearman để kiểm định giả thuyết phương sai phần dư thay đổi”.

- Kiểm định tính phân phối chuẩn của phần dư: “tác giả sử dụng đồ thị Histogram và P-Plot để xem xét giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư”.

- Kiểm định đa cộng tuyến: “Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau. Vấn đề của đa cộng tuyến là chúng cung cấp cho mô hình những thông tin giống nhau và khó có thể tác động đến mức độ ảnh hưởng của từng biến”. Theo Hoàng Trọng & Mộng Ngọc (2008), "khi VIF nhỏ hơn hoặc bằng 10 có nghĩa là các biến độc lập không có tương quan tuyến tính với nhau".

- Kiểm định hiện tượng tự tương quan: “Sau khi kiểm định kết quả cho thấy các giả thuyết không bị vi phạm thì có thể kết luận ước lượng các hệ số hồi quy là không thiên lệch, nhất quán và hiệu quả. Các kết luận rút ra từ phân tích hồi quy là đáng tin cậy”.

3.3.4.6. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

“Tiêu chuẩn kiểm định sử dụng thống kê t và giá trị p-value (Sig.) tương ứng, độ tin cậy lấy theo chuẩn 95%, giá trị p-value sẽ được so sánh trực tiếp với giá trị 0.05 để kết luận chấp thuận hay bác bỏ giả thuyết nghiên cứu.”

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng trong công việc của tân cử nhân học viện ngân hàng làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn hà nội (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)