Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI CỦA NHTM VIỆT NAM

1.3. Nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi của NHTM

1.3.2. Các nhân tố khách quan

Động thái của nền kinh tế chính là cơ sở đầu tiên để người gửi đưa ra quyết định về việc gửi tiền vào ngân hàng hay đầu tư vào các tài sản khác. Nền kinh tế tăng trưởng ổn định với tỷ lệ lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, tỷ lệ thất nghiệp giảm, thu nhập bình quân đầu người cao là những điều kiện thuận lợi để nâng cao khả năng tranh huy động vốn của các ngân hàng bởi tín hiệu kinh tế tốt sẽ khiến cho các đơn vị kinh tế, dân cư có cái nhìn lạc quan hơn và có xu hướng gửi tiền nhiều hơn vào các NHTM và ngược lại, nếu điều kiện kinh tế gặp khủng hoảng, giá cả và sức mua của tiền tệ diễn biến phức tạp, lạm phát đạt đỉnh rồi lại đột ngột giảm mạnh sẽ hạn chế khả năng cạnh tranh huy động tiền gửi của ngân hàng cũng như làm giảm đi lòng tin của người dân, thay vì gửi tiền tại ngân hàng thì họ sẽ chuyển sang tích trữ vàng, ngoại tệ mạnh hoặc các tài sản có tính ổn định cao nhằm đảm bảo an

24

toàn cho tài sản mà họ nắm giữ. Có thể thấy, mối quan hệ giữa môi trường vĩ mô và ngành ngân hàng thường là mối quan hệ cùng chiều, trong đó các yếu tố môi trường kinh tế gồm trình độ phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế, mức độ phát triển của thương mại điện tử, độ mở cửa của nền kinh tế. Môi trường kinh tế ảnh hưởng đến tình hình hoạt động chung của tổ chức, cá nhân trong nước có quan hệ thanh toán, mua bán với nhau tác động mạnh đến năng lực cạnh tranh của NHTM.

1.3.2.2. Môi trường công nghệ

Thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, việc áp dụng công nghệ trở thành điều kiện tiên quyết đối với các NHTM. Trong bối cảnh COVID – 19 diễn ra vừa qua, đẩy mạnh số hóa, tập trung triển khai các sản phẩm dịch vụ trên nền tảng số với mục tiêu tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng một cách khác biệt và vượt trội với mục tiêu đưa khách hàng trở thành đối tượng được hưởng lợi đầu tiên từ cuộc cách mạng chuyển đổi số. Hàng chục khách hàng đã trở thành khách hàng số của ngân hàng khi phần lớn giao dịch được thực hiện không có sự tham gia của nhân viên ngân hàng. Không chỉ khách hàng được hưởng lợi từ mô hình chuyển đổi số mà các ngân hàng cũng giảm bớt đáng kể chi phí giao dịch và nguồn nhân lực. Với tốc độ tăng trưởng qua các năm và xu hướng về sự dịch chuyển hành vi của khách hàng sang các kênh số hóa, các NHTM kỳ vọng có thể đưa ra nhiều sản phẩm sáng tạo đột phá hơn để mở rộng mô hình kinh doanh phù hợp với thời đại chuyển đổi số, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh về dịch vụ huy động vốn trong thời gian tới.

1.3.2.3. Môi trường chính trị pháp luật

Là một ngành chịu sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ, các NHTM luôn chịu tác động mạnh mẽ từ môi trường chính trị pháp luật. Tình hình chính trị ổn định hay bất ổn, chính sách ngoại giao mở rộng hay thắt chặt cùng các mối quan hệ hợp tác song phương, đa phương đều ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực cạnh tranh trong huy động vốn của NHTM. Đặc điểm hoạt động của NHTM là chịu ảnh hưởng của nhiều văn bản pháp luật trong nước, các chuẩn mực chung của các tổ chức quốc tế như Basel, WTO, ADB, IMF… và chịu sự quản lý chặt chẽ và phụ thuộc rất nhiều vào chính sách tiền tệ của NHNN trong việc quản trị hoạt động kinh doanh.

25

1.3.2.4. Môi trường văn hóa xã hội

Môi trường văn hóa xã hội có tác động mạnh đến hành vi của khách hàng, ảnh hưởng nhiều đến năng lực cạnh tranh của ngành ngân hàng. Một số yếu tố chính của môi trường văn hóa xã hội tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành ngân hàng là thói quen tiêu dùng, cơ cấu tuổi các tầng lớp dân cư, mật độ dân số, trình độ dân cư, tuổi tác và thu nhập bình quân...

1.3.2.5. Đối thủ cạnh tranh

Sự phát triển của thị trường tài chính và sự tiềm tàng của các đối thủ cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng gia tăng nhanh là điều kiện để các ngân hàng thúc đẩy mở rộng hoạt động và phát triển. Để ngân hàng có thể quản trị tốt thị trường, khách hàng và mục tiêu kinh doanh, ngân hàng cần xác định được đối thủ cạnh tranh một cách cụ thể và chính xác. Không chỉ vậy, mối đe dọa xâm nhập của đối thủ cạnh tranh được đánh giá qua hàng rào gia nhập của ngành như tính hiệu quả kinh tế qua quy mô, thương hiệu, mạng lưới kênh phân phối mà các ngân hàng đã tạo lập, yêu cầu về vốn điều lệ, chính sách của chính phủ…

26

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Cạnh tranh có động lực thúc đẩy nền kinh tế , thúc đẩy hoạt động của mọi ngành nghề, trong đó không thể không kể đến sự cạnh tranh giữa NHTM trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay. Ngành ngân hàng đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về quy mô và số lượng, đẩy mạnh hiện đại hoá, ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào khai thác nguồn vốn nhàn rỗi của các chủ thể kinh tế trên thị trường. Không chỉ vậy, các ngân hàng còn tìm mọi cách để mở rộng quy mô phát triển, tăng trưởng thị phần, phủ rộng mạng lưới, nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như tạo dựng cơ sở hạ tầng cần thiết đáp ứng cho sự phát triển của hoạt động huy động vốn tiền gửi, từ đó làm thỏa mãn tối đa mọi nhu cầu của khách hàng nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh và chủ động đối mặt với những thách thức của nền kinh tế.

Chương 1 đã tiến hành nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn, huy động vốn tiền gửi, năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi của các NHTM, các tiêu chí đánh giá cũng như các nhân tố tác động để làm tiền để phân tích sâu về thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Quân Đội ở chương hai.

27

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)