Những tồn tại và hạn chế

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 76 - 81)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

2.3. Đánh giá chung về thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động

2.3.2. Những tồn tại và hạn chế

Bên cạnh những kết quả tốt đạt được trong giai đoạn 2019 – 2021 thì vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế cần phải khắc phục về năng lực cạnh tranh trong huy động vốn để tiếp tục giúp ngân hàng duy trì sự ổn định, đảm bảo nguồn lực kinh doanh hiện có để đối mặt với thời điểm đại dịch COVID – 19 đang còn diễn biến vô cùng phức tạp.

Thứ nhất, các hình thức tiết kiệm tích lũy thông minh, tiết kiệm đặc quyền cũng đã được triển khai nhưng còn chậm, ở mức độ thăm dò và thử nghiệm. Các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm vẫn chưa thực sự đáp ứng được mong muốn của khách hàng khi mà các chương trình ưu đãi về lãi suất cũng như chất lượng quà tặng chưa hấp dẫn với người gửi, chưa có sự nổi bật và tính riêng biệt, vì thế chưa tạo được điểm nhấn trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh.

Thứ hai, ngân hàng chủ yếu huy động vốn ngắn hạn trong khi vốn huy động trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng cơ cấu nguồn vốn, do đó chưa đẩy mạnh được các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn dài cho khách hàng. Khi lấy nguồn vốn huy động ngắn hạn cho vay trung và dài hạn có thể làm ngân hàng phải đối mặt với rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản.

Thứ ba, mạng lưới phân phối nhiều nhưng chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn và chưa có sự phân hóa địa bàn kinh doanh ở các tỉnh phía Nam.

66

Thứ tư, việc tiếp cận cộng đồng dân cư còn thụ động, chưa đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin cho khách hàng, từ đó dẫn đến sự hiểu biết của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ của ngân hàng còn hạn chế. Khách hàng chưa khai thác một cách triệt để các tính năng tiện ích trên kênh số, một phần là không có nhu cầu và phần còn lại là chưa biết cách sử dụng. Vì vậy, khách hàng vẫn cần nhờ đến sự trợ giúp của nhân viên ngân hàng. Hơn nữa, các ứng dụng này còn thường xuyên gặp phải sự cố lỗi hệ thống thông tin, bảo trì app làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng dịch vụ, từ đó khiến cho sự hài lỏng của khách hàng giảm đi đáng kể, đôi khi còn làm tăng tỷ lệ khách hàng rời bỏ không tiếp tục sử dụng dịch vụ số của MB nữa.

Thứ năm, chính sách lãi suất của MB chỉ dừng lại ở mức độ tương đối, chưa thực sự nhận được đánh giá cao từ phía khách hàng. Việc đưa ra các mức lãi suất chủ yếu dựa trên việc phân tích và tổng hợp lãi suất đầu vào đầu ra vẫn chưa được chú trọng quan tâm.

Thứ sáu, chất lượng dịch vụ trong huy động vốn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng khi ngân hàng nhận được rất nhiều sự phàn nàn về thời gian chờ đợi. Đây là một điểm còn hạn chế của ngân hàng.

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại và khuyết điểm a. Nguyên nhân khách quan

Sự phát triển của ngân hàng gắn liền với sự tác động phức tạp và khó lường của đại dịch COVID – 19. Thực tế cho thấy, ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của người dân, các tổ chức kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì nó còn tạo nên những áp lực lớn về khả năng cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng TMCP Quân Đội. Trước diễn biến căng thẳng của dịch bệnh, NHNN đã có những chính sách điều chỉnh giảm lãi suất huy động, tuy nhiên, nếu mức lãi suất huy động quá thấp sẽ làm giảm sức hấp dẫn của kênh gửi tiết kiệm, từ đó khiến cho một lượng tiền không nhỏ của khách hàng được đầu tư vào các kênh mang lại giá trị lợi nhuận cao hơn như bất động sản, chứng khoán…Hơn nữa, nhiều ngân hàng còn diễn ra tình trạng vượt rào lãi suất huy động

67

bằng nhiều hình thức diễn ra phổ biến như các chương trình khuyến mãi hấp dẫn hoặc có những thỏa thuận riêng giữa ngân hàng với khách hàng để nhận được mức lãi suất ưu đãi cao hơn so với lãi suất thực tế mà các ngân hàng đưa ra theo yêu cầu của NHNN. Điều này thực sự trở thành một sợi dây cản trở lớn trong khả năng cạnh tranh huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng Quân Đội.

Số lượng các ngân hàng trong hệ thống NHTM Việt Nam ngày càng tăng, thậm chí có thêm nhiều ngân hàng nước ngoài cũng xâm nhập vào thị trường Việt Nam để phát triển các sản phẩm dịch vụ tài chính của mình. Đứng trước áp lực cạnh tranh đó, ngân hàng nào cũng nỗ lực để giành lấy thị phần, vị thế, đưa ra nhiều chính sách miễn giảm phí dịch vụ để tăng nguồn vốn giá rẻ từ lượng tiền gửi không kỳ hạn cũng như đẩy mạnh phát triển mảng ngân hàng số nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, cá nhân hóa trải nghiệm của người dùng. Áp lực không chỉ đến từ phía đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành mà còn đến từ chính nội bộ hệ thống ngân hàng.

b. Nguyên nhân chủ quan

Chính sách của Hội sở vẫn còn tồn tại một vài vấn đề khi mà chính sách truyền thông xuống chi nhánh đôi khi còn chưa rõ ràng dẫn đến việc chưa hiểu đúng về đường lối chỉ đạo, chưa nắm bắt được việc triển khai các sản phẩm dịch vụ mới, từ đó khiến cho cán bộ nhân viên trong quá trình làm việc chưa có đầy đủ thông tin để tư vấn cho khách hàng.

Hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng đang còn trong giai đoạn nâng cấp và hoàn thiện, vì vậy, đôi khi có những thời điểm mà cả hệ thống của ngân hàng và app MBBank của khách hàng gặp trục trặc lớn khiến cho quá trình thực hiện giao dịch trở nên khó khăn, trì trệ.

Cơ sở vật chất và công nghệ thông tin của ngân hàng vẫn trong quá trình nâng cấp thường xuyên. Các hệ thống tra cứu thông tin khách hàng như T24, Smartchannel, ORS… thường phát sinh nhiều sự cố, chủ yếu đến từ lỗi hệ thống bảo mật thông tin khiến cho công việc của ngân hàng mất nhiều thời gian thực hiện và khắc phục sự cố.

68

Trình độ chuyền môn và kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ nhân viên ngân hàng cơ bản được đáp ứng nhưng chưa có sự đồng nhất và chưa thể đáp ứng trong điều kiện cạnh tranh với các NHTM khác hiện nay. Nhìn chung, chất lượng nguồn nhân sự của MB còn cần phải cải thiện nhiều hơn nữa để đáp ứng cho mục tiêu chuyển đổi số của ngân hàng, đặc biệt là nhân sự công nghệ chất lượng cao. Trong quá trình xử lý giao dịch, nhiều nghiệp vụ phát sinh đòi hỏi cán bộ nhân viên phải có phản xạ nhạy bén, am hiểu sâu về nghiệp vụ để tìm ra phương án giải quyết nhanh chóng và phù hợp.

Mạng lưới phòng giao dịch chưa khai thác đến khu vực vùng sâu vùng xa mà chỉ tập trung ở các khu đông dân cư mà những nơi đó người dân chưa có sự tiếp xúc nhiều với công nghệ hiện đại, do đó khiến cho việc tiếp cận của khác hàng đến với sản phẩm dịch vụ của ngân hàng còn nhiều hạn chế.

69

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã khái quát được quá trình hình thành và phát triển, kết quả hoạt động tại MB trong giai đoạn 2019 – 2021. Đồng thời trong chương 2 đã phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi tại NH TMCP Quân Đội thông qua việc so sánh các chỉ tiêu đánh giá và nhân tố tác động với một số NHTM khác. Hơn nữa, tác giả còn thực hiện hai cuộc khảo sát bằng cách lấy ý kiến đóng góp từ các CBCNV và khách hàng. Trên cơ sở đó, rút ra những kết quả đạt và chỉ ra các hạn chế nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi tại MB sẽ được đề cập trong chương ba.

70

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)