CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng TMCP Quân Đội
2.2.1. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng TMCP Quân Đội
2.2.1.1. Mức độ cạnh tranh hiện có a. Thị phần huy động vốn
36
Biểu đồ 2.5: Thị phần huy động vốn của các NH có cùng quy mô tài sản giai đoạn 2019 – 2021
Đơn vị: % Nguồn: BCTC của các NHTM Ngày nay, cạnh tranh về năng lực trong hoạt động huy động vốn tiền gửi có sự góp mặt của rất nhiều các TCTD và định chế tài chính nhưng đối thủ cạnh tranh của MB chủ yếu là các NH TMCP tư nhân có cùng quy mô tài sản tương tự như MB, có thể kể đến đó là: NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), NH TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank), NH TMCP Á Châu (ACB), NH TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), NH TMCP Sài Gòn (SHB). Thị phần huy động vốn của các ngân hàng ở cả ba năm không có sự chênh lệch đáng kể. Ở vị trí dẫn đầu đối với nhóm NH TMCP là Sacombank với thị phần dao động ở mức 21 – 24%.
MB đứng thứ 3 về thị phần, chiếm 16 - 18% trong tổng thị phần huy động vốn, chỉ sau ACB và Sacombank. Ngoài ra, trên đường đua thị phần này, các ngân hàng SHB, Techcombank và VPBank tiếp nối vị trí sau MB, giữ ở mức từ 12 – 16%.
16%
14%
13%
18%
24%
15%
2019
MB Techcombank
VPBank ACB
Sacombank SHB
16%
15%
12%
19%
22%
16%
2020
MB Techcombank
VPBank ACB
Sacombank SHB
18%
15%
18% 12%
21%
16%
2021
MB Techcombank
VPBank ACB
Sacombank SHB
37
b. Tỷ trọng huy động vốn tiền gửi KH trên tổng nguồn vốn
Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng huy động vốn tiền gửi KH trên tổng nguồn vốn (31/12/2021)
Đơn vị: % Nguồn: BCTC của 6 NH TMCP Biểu đồ chỉ ra các NH TMCP huy động chủ yếu trên nguồn tiền gửi từ khách hàng, chiếm một nửa trong tổng nguồn vốn của mỗi ngân hàng. Cụ thể, tỷ trọng tiền gửi từ KH của Techcombank chiếm 55.34% trong tổng nguồn vốn, trong khi tiền gửi của TCTD dưới 20% và phát hành GTCG chiếm một lượng vô cùng nhỏ.
VPBank không có sự chênh lệch đáng kể nào về tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn, điều này chứng tỏ ngân hàng huy động dựa trên cả 3 nguồn là tiền gửi từ KH, tiền gửi từ các TCTD và phát hành GTCG. ACB và Sacombank cho thấy rõ nhất khi nguồn tiền gửi từ khách hàng chiếm 70 – 80% trên tổng nguồn vốn trong khi hai ngân hàng này không quá chú trọng huy động nguồn tiền từ các TCTD và phát hành công cụ nợ. Bên cạnh đó, huy động nguồn tiền của KH từ phía SHB và MB ở mức tương đương nhau, đều trên 60%. Tuy nhiên, tỷ trọng tiền gửi của các TCTD của SHB cao hơn so với MB trong khi huy động từ phát hành GTCG của MB lại nhỉnh hơn so với SHB, lần lượt là 15.74% và 11.02%. Có thể thấy, các ngân hàng đều đang đồng loạt đẩy mạnh huy động vốn từ KH, từ đó làm gia tăng mạnh mẽ đến mức độ cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn, do đó đòi hỏi MB phải chủ động
55.34%
44.18%
71.99%
82.01%
64.59% 63.36%
19.77% 20.94%
10.31%
2.92%
15.74%
9.81%
5.92%
14.85%
5.79% 4.05% 9.14% 11.02%
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
70.00%
80.00%
90.00%
Techcombank VPBank ACB Sacombank SHB MB
%Tiền gửi từ khách hàng %Tiền gửi từ các TCTD % Phát hành giấy tờ có giá
38
triển khai nhiều chính sách huy động, có thể là từ ưu đãi lãi suất hay các chương trình huy động kèm quà tặng, mã số dự thưởng…
c. Cơ cấu huy động vốn
- Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền của 6 NH TMCP (31/12/2021)
Đơn vị: % Nguồn: BCTC của 6 NH TMCP Về nội tệ: Nhìn chung, tỷ lệ tiền gửi bằng đồng nội tệ của 6 NH TMCP đều chiếm chủ yếu (> 90%) trên tổng tiền gửi từ khách hàng. Huy động vốn nội tệ không chỉ là ưu thế lớn của MB mà cũng là đồng tiền chủ yếu trong thanh toán của các NHTM còn lại. Lí do giải thích là bởi mạng lưới giao dịch của các ngân hàng nằm chủ yếu trên địa bàn tại VN, vì thế tiền gửi đa phần là bằng VND.
Về ngoại tệ: Tỷ lệ tiền gửi bằng đồng ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tiền gửi từ khách hàng do lượng ngoại tệ dùng trong thanh toán của các cá nhân hay doanh nghiệp chưa nhiều, chủ yếu đến từ các doanh nghiệp kinh doanh trong nước với quy mô vừa và nhỏ hoặc các khách hàng kiều hối. Tỷ lệ tiền gửi bằng ngoại tệ trên tổng tiền gửi từ khách hàng của các ngân hàng Techcombank, VPBank, ACB,
92.73% 98.20% 96.54% 95.94% 96.22% 93.68%
3.78% 1.35% 2.83% 3.70% 3.36% 6.32%
0.00%
20.00%
40.00%
60.00%
80.00%
100.00%
120.00%
Techcombank VPBank ACB Sacombank SHB MB
% nội tệ % ngoại tệ
39
Sacombank và SHB đều ở dưới mức 4%, trong khi MB chiếm 6.32% trong tổng nguồn vốn huy động từ KH. Điều này là do MB thế mạnh về chuyển tiền quốc tế của MB với con số ghi nhận về doanh số là khoảng 3 tỷ USD, tỷ trọng kiều hối chiếm khoảng 15%, gấp đôi so với năm 2020. Dù gặp nhiều thách thức do ảnh hưởng của đại dịch COVID – 19 nhưng nguồn kiều hối của MB vẫn tăng trưởng bền vững nhờ vào bình ổn tỷ giá và cân đối nguồn ngoại tệ.
- Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn
Biểu đồ 2.8: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn của 6 NH TMCP (31/12/2021)
Đơn vị: % Nguồn: BCTC của 6 NH TMCP Về tiền gửi không kỳ hạn (CASA): Vốn huy động của ngành ngân hàng trong năm 2021 tăng thấp hơn so với các năm trước, nhưng MB vẫn thuộc top 2 các ngân hàng có cùng quy mô về tốc độ tăng trưởng tiền gửi trong giai đoạn 2019 – 2021, chỉ sau Techcombank. Có thể thấy, tỷ lệ CASA của MB chiếm tới gần một nửa tổng tiền gửi khách hàng của ngân hàng, đạt 171,396 tỷ đồng. Lí do là bởi tốc độ tăng trưởng mạnh về tiền gửi không kỳ hạn của MB một phần là do NH đã thành lập thị trường chuyển nhượng tiền gửi cũng như kết hợp đưa ra một số tiện ích mới tích hợp trên app MBBank, một phần khác là do MB có lợi thế lớn nhờ nguồn tiền gửi
46.98%
21.44% 24.83% 22.46%
9.13%
44.55%
49.53%
77.63%
17.50%
77.18%
90.45%
55.45%
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
70.00%
80.00%
90.00%
100.00%
Techcombank VPBank ACB Sacombank SHB MB
% CASA % Tiền gửi có kỳ hạn
40
khổng lồ của các tập đoàn, nắm trong tay hệ thống thanh toán lương cho cán bộ, công chức trong nước. Giữ vị trí quán quân về tỷ lệ CASA trong hệ thống NHTM VN là Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam đạt mức 46.98%. Đạt được thành tựu này là bởi ngân hàng thực hiện chiến lược dịch chuyển cơ cấu huy động sang những nguồn vốn có chi phí huy động thấp (huy động không kỳ hạn) đồng thời thiết lập hệ sinh thái KHCN với các đối tác lớn. Hơn nữa, lợi thế về phân khúc khách hàng của Techcombank là đối tượng có thu nhập cao với số dư CASA trung bình của phân khúc này cao gấp 50 lần so với nhóm KH có thu nhập thấp. Đây là điểm mấu chốt để ngân hàng này liên tiếp trong nhiều năm giữ vị thế đứng đầu về tiền gửi không kỳ hạn. Đứng ở vị trí thứ ba là ACB với tỷ lệ CASA đạt mức gần 25%, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2020. Năm 2021, cuộc đua CASA giữa các ngân hàng trở nên gay cấn hơn bao giờ hết khi có sự góp mặt của Sacombank với tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn trên tổng tiền gửi từ KH ở mức 22.46%, theo sát nút là VPBank ở mức 21.44% và SHB là ngân hàng có tỷ lệ CASA khiêm tốn nhất, đạt mức 9.13%.
Điều này cho thấy, cách thức thu hút nguồn vốn giá rẻ này của ngân hàng là chưa hiệu quả.
Về tiền gửi có kỳ hạn: Mặc dù SHB, VPBank và Sacombank có tỷ lệ CASA thấp, tuy nhiên, các ngân hàng này lại giữ vị trí chủ chốt trong 6 NH TMCP về tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn trên tổng nguồn tiền từ KH. Đứng đầu là SHB với tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn trên tổng nguồn tiền từ khách hàng đạt 90.45%. Giải thích cho tỷ lệ này tăng cao là bởi lãi suất tiền gửi của SHB tăng mạnh trên cả kênh huy động trực tuyến lẫn tại quầy. Cụ thể, kỳ hạn từ 3 tháng đến 12 tháng của ngân hàng đạt con số tuyệt đối cao nhất tại mọi thời điểm, đạt 161,730 tỷ đồng do lãi suất tăng 0.3%/năm lên mức 6.4%/năm cho kỳ hạn 12 tháng với lãi suất tiết kiệm online và dao động từ 6.1 – 6.2%/năm với lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại quầy, tương tự như với VPBank đạt 71,127 tỷ đồng và Sacombank đạt 148,558 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cơ cấu về huy động vốn theo kỳ hạn của MB không có sự chênh lệch đáng kể giữa tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn và tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn, chiếm 55.45% và 44.55% trên tổng tiền gửi từ khách hàng. Cụ thể, huy động vốn từ tiền gửi của MB dưới 1 tháng chiếm 61.75% trên tổng nguồn vốn từ khách hàng, đạt 237,539 tỷ đồng. Huy động tiền gửi từ 1- 3 tháng chiếm 11.62%, tức đạt 44,682 tỷ đồng; huy động vốn từ 3 – 12 tháng
41
đạt 87,282 tỷ đồng. chiếm 22.69% trên tổng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, huy động vốn trung (1- 5 năm) và dài hạn (>5 năm) của MB chưa thực sự được đẩy mạnh khi mà con số tuyệt đối tại các kỳ hạn này đạt lần lượt là 15,167 tỷ đồng và 21 tỷ đồng trong tổng nguồn huy động vốn từ khách hàng.
- Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng
Biểu đồ 2.9: Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng của 6 NH TMCP (31/12/2021)
Đơn vị: % Nguồn: BCTC của 6 NH TMCP Bốn ngân hàng đứng đầu về tỷ lệ tiền gửi từ phân khúc khách hàng cá nhân/
tổng tiền gửi từ khách hàng là Sacombank, ACB, Techcombank và SHB, lần lượt đạt 80.33%, 80.19%, 69.92% và 63.48%. Trong khi đó, VPBank và MB lại tập trung huy động vốn song song giữa hai đối tượng, tỷ lệ dao động ở mức 40 – 50%
trên tổng nguồn tiền gửi của KH. Cụ thể, tỷ trọng huy động tiền gửi từ tổ chức kinh tế trên tổng tiền gửi từ KH của MB giảm dần do nguồn tiền thường được sử dụng linh hoạt đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chiếm 47.61%.
69.92%
47.41%
80.19% 80.33%
63.48%
52.39%
30.08%
52.45%
19.53% 19.67%
31.78%
47.61%
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
70.00%
80.00%
90.00%
Techcombank VPBank ACB Sacombank SHB MB
% Huy động từ cá nhân % Huy động từ TCKT
42 2.2.1.2. Năng lực tài chính
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu về năng lực tài chính của 6 NH TMCP (31/12/2021)
Chỉ tiêu TCB VPB ACB STB SHB MB
Tổng tài sản 568,728 547,409 527,770 521,117 506,604 607,140 Vốn điều lệ 35,109 45,056 27,019 18,852 26,674 37,783 Tổng huy
động vốn
314,752 241,837 379,920 427,386 327,196 384,692 Tổng dư nợ 347,341 355,281 361,913 387,929 362,416 363,554 Lợi nhuận
trước thuế
23,238 14,363 11,998 4,400 6,260 16,527
CAR 15,0% 14.3% 11.23% 9.93% 11.6% 11.28%
Đơn vị:tỷ đồng, % Nguồn: BCTC của 6 NH TMCP Đến cuối năm 2021, MB nằm trong danh sách 10 ngân hàng có TTS lớn nhất thị trường tài chính Việt Nam. Từ số liệu thu thập được trong bảng, MB ở vị trí cao nhất so với 5 ngân hàng còn lại. Tiếp sau đó là Techcombank với tổng tài sản là 568,728 tỷ đồng, VPBank (547,409 tỷ đồng), ACB (527,770 tỷ đồng), Sacombank (521,117 tỷ đồng) và SHB (506,604 tỷ đồng). Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng cao ở nhiều chỉ tiêu, khoảng cách giữa MB và các NHTM trên thị trường tài chính đang dần được thu hẹp khi mà các chỉ tiêu về vốn điều lệ, tổng dư nợ, tổng huy động vốn và lợi nhuận trước thuế của MB liên tục giữ vị trí thứ hai trong nhóm 6 NH TMCP có mức độ tương đương về quy mô tài sản. Về hệ số CAR, MB đứng ở vị trí thứ 3, xếp sau Techcombank và VPBank, đạt 11.28%, cao hơn ngưỡng quy định tối thiểu của Ngân hàng Nhà nước là 9%. Đây là hệ số an toàn thuộc vùng tối ưu nhằm cân bằng giữa mục tiêu tăng trưởng tín dụng và mục tiêu lợi nhuận. Điều này cũng phản ánh khả năng của MB trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và khả năng sẵn sàng đối mặt với các rủi ro của nền kinh tế. Ngoài ra, lợi nhuận 3 năm liên tiếp trên 10.000 tỷ đồng cũng là một nguồn vốn lớn giúp MB duy trì tỷ lệ CAR ở mức hợp lý. Với các chỉ tiêu kinh doanh tăng trưởng ở mức cao, MB đã đảm bảo sức mạnh tài chính ở mức tốt, từ đó giúp ngân hàng tạo ra sức cạnh tranh lớn trong hoạt động huy động vốn tiền gửi MB. Cụ thể, quy mô tổng tài sản, vốn điều lệ, lợi nhuận tạo ra được mà càng cao thì càng gia tăng mức độ hiệu quả trong hoạt động huy
43
động vốn tiền gửi bởi các ngân hàng có khả năng đáp ứng trong việc mở rộng mạng lưới hệ thống phân phối, tạo dựng niềm tin đối tác, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin nhằm mang đến sức hấp dẫn trong cách thức huy động. Kết quả là trong năm 2021, tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng của MB đạt 384,692 tỷ đồng, đứng thứ hai sau Sacombank.
Biểu đồ 2.10: Hệ số phản ánh khả năng sinh lời của 6 NH TMCP giai đoạn 2019 – 2021
Đơn vị: % Nguồn: BCTN của 6 NH TMCP giai đoạn 2019 – 2021 Nhìn vào biểu đồ, chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của MB tương đối ổn định trong giai đoạn 2019- 2021. ROA, ROE giảm trong năm 2020 là do MB chưa quản lý tốt chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, điều này làm giảm lợi nhuận sau thế của MB. Tổng tài sản của MB cũng tăng trưởng mạnh nhưng tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận chưa theo kịp, một mặt là do tín dụng tăng trưởng thấp, mặt khác là lãi suất cho vay giảm nhanh hơn lãi suất huy động khiến chênh lệch giữa lãi suất đầu ra đầu vào giảm mạnh. Tuy nhiên, các hệ số sinh lời này của MB trong năm 2021 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất. Cụ thể, ROA được cải thiện đáng kể đạt 2.4%, tăng 0.5% so với năm 2020 và ROE đạt 23.49%, tăng 4.36% so với năm 2020. Đánh giá về hiệu quả sinh lời của MB, tác giả đã so sánh chỉ số ROA, ROE với 5 NH TMCP có quy mô tài sản tương đương với MB: Techcombank (Tổng tài sản năm 2021 là 568,728 tỷ đồng),
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
2019 2020 2021
ROE
Techcombank VPBank
ACB Sacombank
SHB MB
0.00%
1.00%
2.00%
3.00%
4.00%
2019 2020 2021
ROA
Techcombank VPBank ACB
Sacombank SHB MB
44
VPBank (Tổng tài sản năm 2021 là 547,409 tỷ đồng), ACB (Tổng tài sản năm 2021 là 527,770 tỷ đồng), Sacombank (tổng tài sản năm 2021 là 521,117 tỷ đồng) và SHB (tổng tài sản năm 2021 là 506,604 tỷ đồng). Cụ thể, chỉ số ROE của MB khá cao, đạt 23.49%, tăng 4.36% so với năm 2020. Điều này cho thấy, việc tăng vốn chủ sở hữu của MB đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng. Trong khi đó, ROA của MB giai đoạn 2019 – 2021 lần lượt đạt 2.09%, 1.09%, 2.4%. Điều này chỉ ra được lợi nhuận sau thuế tăng cao theo kịp với tốc độ tăng của quy mô tài sản của MB. Với chiến lược sử dụng vốn hợp lý để sinh lợi cùng với bộ máy quản lý và điều hành linh hoạt, MB đã đạt được kết quả kinh doanh khá ấn tượng với các chỉ tiêu tài chính ở mức cao.
2.2.1.3. Năng lực về danh tiếng
Với 27 năm hoạt động trong ngành ngân hàng, MB đã có những bước tiến vững chắc về vị thế và nền tảng phát triển tại VN. Cùng với mạng lưới chi nhánh rộng khắp, MB đã lan tỏa bộ nhận diện thương hiệu mới đến khách hàng trên mọi miền tổ quốc với mong muốn thể hiện niềm tự hào về các giá trị vững vàng, tin cậy của một tập đoàn tài chính đa năng. Có thể thấy, MB là thương hiệu tài chính có giá trị cao, không ngừng đổi mới, sáng tạo phù hợp với mọi phân khúc KH trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế.
45
Hình 2.2: Bảng xếp hạng 500 Thương hiệu Ngân hàng giá trị lớn nhất toàn cầu năm 2022
Nguồn: Brand Finance Theo bảng xếp hạng 500 ngân hàng có giá trị thương hiệu cao nhất toàn cầu năm 2022 có tổng cộng 11 ngân hàng của Việt Nam, trong đó xuất hiện thêm hai ngân hàng lần đầu vào bảng xếp hạng là HDBank (tăng 53% lên 248 triệu USD) và SHB (tăng 63% lên 211 triệu USD), và vị trí thứ hạng của 9 ngân hàng còn lại so với năm 2021 đã có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể, sở hữu giá trị thương hiệu đắt nhất Việt Nam là Agribank xếp ở vị trí thứ 157 trên toàn cầu. Tiếp sau đó là Vietcombank tăng 18 bậc vươn lên vị trí thứ 162, Vietinbank đứng ở vị trí thứ 184, tăng 32 bậc. Bộ ba ngân hàng TMCP Nhà nước vẫn không có sự dịch chuyển về thứ hạng từ 2020 – 2022. Tuy nhiên, nếu năm 2021, VPBank giữ vị trí thứ 4 thì đến năm 2022, Techcombank đã vươn lên một cách xuất sắc khi lọt top 200 ngân hàng có giá trị thương hiệu cao nhất, xếp sau ba ông hoàng trong nhóm BIG4 với con số tăng 80% lên 945 triệu USD. Đáng chú ý, NH TMCP Quân Đội là một trong những ngân hàng mà thương hiệu có giá trị tăng nhanh nhất trong bảng xếp hạng Brand Finance Banking 500 năm 2022 với tốc độ tăng lên đến 113%, đạt con số 642 triệu USD. Kết quả này chứng tỏ vị trí của MB trên thị bất chấp những tác động tiêu cực của dịch bệnh, thể hiện những bước đi vững vàng của ngân hàng trong giai đoạn 2017 – 2021 thông qua chuỗi hợp tác với các công ty công nghệ hàng đầu, Software AG nhằm mang đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ trực tuyến tốc độ cao.
46
Theo BCTN năm 2021 ghi nhận Ngân hàng Quân Đội nằm trong top 300 thương hiệu ngân hàng có giá trị và mạnh nhất thế giới.
Với phương châm “Củng cố nền tảng và chuyển đổi số, tăng trưởng toàn diện, hiệu quả và bền vững” nhằm hiện thực hóa mục tiêu trở thành “Ngân hàng thuận tiện nhất đối với khách hàng”, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã bứt phá thành công để khẳng định vị thế và nâng tầm giá trị thương hiệu mình trong lòng các khách hàng.
2.2.1.4. Năng lực về mạng lưới kênh phân phối
Một trong những yếu tố cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng là hệ thống kênh phân phối truyền thống phải tạo được sự thuận tiện cho khách hàng trong quá trình giao dịch, vì thế các ngân hàng hiện nay đang tích cực mở rộng mạng lưới PGD/CN đặt tại các vị trí địa lý thuận lợi và đảm bảo hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và tiết kiệm tối đa thời gian di chuyển.
Đến cuối năm 2021, mạng lưới hoạt động của MB có tất cả 301 điểm. Cụ thể, 148 điểm ở miền bắc, 40 điểm ở miền trung và 108 điểm tại miền nam và mở rộng địa bàn kinh doanh ở các nước lân cận, trong đó gòm 1 văn phòng đại diện tại Nga, Chi nhánh Campuchia là chi nhánh nước ngoài thứ hai của ngân hàng, tiếp nối sự thành công khi đặt trụ sở quốc tế đầu tiên ở Lào. Có thể thấy rằng, tại các khu vực khác trên toàn quốc, MB đã vươn ra xa và luôn chọn địa điểm hoạt động kinh doanh ở những trục đường chính, các giao lộ và khu đô thị đông dân cư ở những thành phố lớn.
Hiện nay, MB có tất cả 166 máy ATM, 8 máy CRM và 30 điểm đặt mô hình ngân hàng tự phục vụ MB Smartbank với ưu thế “3 không” tạo sự nhanh chóng và thuận tiện trong quá trình giao dịch của khách hàng. Ngoài ra, thời đại công nghệ số phát triển đồng nghĩa với kênh ngân hàng điện tử ra đời là một giải pháp tài chính hợp lý nhằm đẩy mạnh giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt kết hợp với việc được hưởng lợi từ vô vàn các tiện ích trên app MBBank và Biz MBBank.