CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
2.1. Giới thiệu về ngân hàng
2.1.1. Giới thiệu chung
- Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội - Tên tiếng anh: Military Commercial Joint Stock Bank - Tên viết tắt: Ngân hàng Quân đội (MB)
- Logo nhận diện:
- Hội sở chính: 18 Lê Văn Lương, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
- Ngày thành lập: 04/11/1994 - Website: www.mbbank.com.vn - Vốn điều lệ: 37,783 tỷ đồng - Tổng tài sản: 607,140 tỷ đồng
- Công ty thành viên, công ty liên doanh: MBCapital, MBSecurities, MIC, MBAges, MBAMC, Mcredit
Ngân hàng TMCP Quân đội được thành lập vào ngày 04/11/1994, là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần ra đời sớm nhất tại Việt Nam với số vốn gần 20 tỷ đồng, 25 nhân sự và điểm giao dịch đầu tiên đặt tại 28A Điện Biên Phủ, Hà Nội. Trải qua hơn 27 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Quân đội đã nâng số vốn điều lệ lên 37 tỷ đồng, mở rộng mạng lưới giao dịch lên 296 điểm trong nước và 04 điểm tại nước ngoài. Có thể thấy, ngân hàng đã từng bước ghi lại dấu ấn với những bước chuyển mình mạnh mẽ trên thị trường tài chính Việt Nam. Nhờ có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, chiến lược quản trị rủi ro vượt trội cùng việc mở rộng quy mô hoạt động trên nhiều phân khúc thị trường, kể cả trong và ngoài nước, MB dần khẳng định được uy tín của mình trong ngành kinh doanh dịch vụ và cung cấp cho khách hàng ngày càng nhiều sản phẩm đa dạng và tiện lợi. Hơn
28
nữa, trong bối cảnh nền kinh tế bước vào giai đoạn khó khăn, đặc biệt là sự ảnh hưởng của đại dịch COVID – 19, ngành ngân hàng dưới áp lực tái cấu trúc mạnh mẽ, ngân hàng TMCP Quân đội vẫn kiên định với chiến lược phát triển bền vững, an toàn, đáng tin cậy đã vươn lên dẫn đầu về nhiều chỉ tiêu tài chính quan trọng.
Mang trong mình sứ mệnh “Vì sự phát triển của đất nước, vì lợi ích của khách hàng”, Ngân hàng Quân đội hướng đến lợi ích của khách hàng làm mục tiêu hàng đầu và mong muốn mang lại sự thuận tiện nhất trong từng sản phẩm dịch vụ.
Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội là sự làm việc không ngừng nghỉ của con người trong thời kỳ mới, vì thế, Ngân hàng Quân đội đã và đang cố gắng nỗ lực hoàn thiện chất lượng dịch vụ để mang đến sự hài lòng cho khách hàng trong quá trình sử dụng và hướng đến việc trở thành ngân hàng có chất lượng phục vụ tốt nhất. Với định hướng tầm nhìn “Trở thành Ngân hàng thuận tiện nhất” và nằm trong Top 5 hệ thống Ngân hàng Việt Nam về hiệu quả kinh doanh và an toàn, dẫn đầu về số hóa, Ngân hàng TMCP Quân Đội mong muốn góp phần vào sự phát triển của đất nước với mục tiêu dài hạn trong tương lai nhằm mang lại một nguồn doanh thu lớn cho đất nước và thực hiện đầy đủ theo các yêu cầu mà chính sách tiền tệ đề ra. Một ngân hàng tận tâm, không ngừng đổi mới, sáng tạo, tiên phong trong dịch chuyển số, lấy khách hàng làm trọng tâm, từ đó phát triển các giải pháp tài chính tối ưu nhất, đó là những giá trị mà MB mong muốn tạo dựng được trong sự nghiệp hoạt động của mình mãi về sau.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của ngân hàng MB
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của NH TMCP Quân Đội
Nguồn: BCTN năm 2021 của NH TMCP Quân Đội
29 Tổng giám đốc
Khối đầu tư
1. MB AMC 2. MBS
3. MB CAPITAL
1. Ủy ban quản trị cấp cao 2. Ủy ban nhân sự
3. Ủy ban quản lý rủi ro
4. MCREDIT 5. MIC
6. MB AGES LIFE
Hội đồng quản trị
Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông
Cơ quan kiểm toán
nội bộ
Khối kiểm tra kiểm soát nội bộ Ban kiểm
soát
Văn phòngHĐQT
Khối tài chính kế toán Khối quản trị rủi
ro Văn phòng CEO
Khối TCNS
Khối khách hàng
vừa và nhỏ
Khối khách
hàng cá nhân
Ban pháp chế
Khối khách hàng lớn
Khối mạng lưới và quản lý chất
lượng
Khối hành chính Ban kế hoạch và
Marketing 1. Hội đồng ALCO 2. Hội đồng rủi ro 3. Hội đồng Quản lý vốn
Khối ngân hàng số
Khối vận hành Khối
công nghệ thông
tin Ban
khách hàng chiến lược Khối
nguồn vốn và kinh doanh
ngoại tệ
Chi nhánh/ văn phòng đại diện nước ngoài
Trung tâm phê duyệt
tín dụng Khối
thẩm định
Chi nhánh đa năng Chi nhánh Cộng đồng
30
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Quân đội giai đoạn 2019 – 2021
Trong bối cảnh nền kinh tế cả trong và ngoài nước đều phải đối diện với nhiều khó khăn và thách thức dưới tác động của đại dịch COVID – 19, MB một mặt bám sát theo các định hướng điều hành của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, mặt khác chủ động theo dõi diễn biến trên thị trường nhằm kịp thời, quyết liệt chỉ đạo toàn hệ thống linh hoạt đáp ứng mọi mặt hoạt động kinh doanh và quản trị hệ thống.
Nhờ vậy, giai đoạn 2019 – 2021, hoạt động kinh doanh của MB tăng trưởng mạnh mẽ, an toàn và hiệu quả.
Biểu đồ 2.1: Lãi thuần của NH TMCP Quân Đội trong giai đoạn 2019 – 2021
Đơn vị: tỷ đồng Nguồn: BCTC của NH TMCP Quân Đội giai đoạn 2019 - 2021 Nhìn vào biểu đồ, phần lớn lãi thuần từ các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân Đội đều cho thấy kết quả khả quan và liên tục tăng trong 3 năm kể từ 2019 đến 2021, đặc biệt tăng mạnh vào giai đoạn 2020 – 2021. Cụ thể, thu nhập lãi thuần đạt tăng 29.2% so với năm 2020, đạt hơn 26,000 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng tăng khá mạnh, năm 2020 tăng 12.2% so với 2019 và 2021 tăng hơn 22% so với năm trước, lần lượt đạt gần 3,575 tỷ đồng và 4,376 tỷ đồng. Điều này chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh và dịch vụ bán chéo bảo hiểm khi khoản thu này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn thu từ hoạt
3,185 3,575
4,376
647 785
1,331
27 612 85 865 221
1,445 2,099
1,679
3,254
78 92 114
- 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000
2019 2020 2021
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh
Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư và đầu tư dài hạn Lãi thuần từ hoạt động khác
Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần
31
động dịch vụ với kết quả ghi nhận tăng hơn 40% lên 8,386 tỷ đồng trong năm 2021.
Hơn nữa, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối trong giai đoạn 2020 - 2021 đạt 545 tỷ đồng, tăng gần 70% so với cùng kỳ. Không chỉ vậy, lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư và đầu tư dài hạn liên tiếp tăng gấp đôi so với năm 2020, tương ứng đạt 221 tỷ đồng và 1,445 tỷ đồng. Dù trong năm 2020, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh khác giảm 419 tỷ đồng, nhưng sau đó đến năm 2021, ngân hàng đã ghi nhận sự tăng đột biến về doanh thu từ hoạt động khác và mang về mức lãi gần 1,574 tỷ đồng, gấp 3 lần so với cùng kỳ trong năm 2020 khi thực hiện tích cực hoạt động thu hồi nợ. Nhìn chung, thu nhập lãi vẫn là nguồn doanh thu lớn nhất và chiếm tỷ trọng khoảng trên 80% trong tổng doanh thu của ngân hàng. Kết quả này cho thấy ngân hàng đã đưa ra nhiều biện pháp tối ưu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động cho vay, quản lý tốt hiệu quả hoạt động tín dụng, đồng thời nâng cao trải nghiệm khách hàng trên các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số, từ đó góp phần gia tăng sức cạnh tranh bền vững cho ngân hàng trên thị trường hiện nay.
Biểu đồ 2.2: Lợi nhuận trước thuế của NH TMCP Quân Đội giai đoạn 2019 – 2021
Đơn vị: tỷ đồng Nguồn: BCTC của NH TMCP Quân Đội giai đoạn 2019 - 2021 Lợi nhuận trước thuế của MB tăng nhẹ trong hai năm 2019 – 2020, trong đó, năm 2020 LNTT là 10,688 tỷ đồng tương ứng tăng 652 tỷ đồng (xấp xỉ 6.5%) so với năm 2019. Đặc biệt, trong năm 2021, MB ghi nhận LNTT cao kỷ lục đạt hơn
0%
20%
40%
60%
80%
100%
120%
140%
160%
180%
- 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 18,000
2019 2020 2021
Lợi nhuận trước thuế Tăng trưởng
32
16 tỷ đồng, tăng 55% so với mức 10,688 tỷ đồng của năm 2020 và đã vượt 25% kế hoạch đề ra. Đáng chú ý, ngân hàng đã trích lập chi phí DPRR nhằm phòng ngừa sự ảnh hưởng của dịch bệnh COVID – 19 với con số hơn 8.030 tỷ đồng trong năm 2021 nhiều hơn 31% so với mức trích lập của năm 2020, trở thành ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất toàn ngành.
2.1.4. Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng Quân Đội giai đoạn 2019 – 2021
Biểu đồ 2.3: Quy mô và tăng trưởng tín dụng của NH TMCP Quân Đội giai đoạn 2019 – 2021
Đơn vị: tỷ đồng, % Nguồn: BCTC của NH TMCP Quân Đội giai đoạn 2019 - 2021 Từ biểu đồ trên, quy mô dư nợ tín dụng của ngân hàng tăng mạnh qua từng năm. Cụ thể, tính đến hết năm 2019, tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng đạt 250,330 tỷ đồng, đến năm 2020, quy mô dư nợ đạt 298,296 tỷ đồng, tăng 19.16% so với cùng kỳ năm ngoái. Tới cuối năm 2021, dư nợ tín dụng của MB là 363,554 tỷ đồng, tăng 65,258 tỷ đồng so với cuối năm 2020, tương đương tăng gần 22%. Do đó, danh mục cho vay của MB có sự chuyển dịch theo hướng tăng cho vay các loại hình doanh nghiệp khác, đẩy mạnh dịch vụ bán lẻ đồng thời giảm tỷ lệ cho vay doanh nghiệp nhà nước.
0%
20%
40%
60%
80%
100%
120%
140%
- 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000
2019 2020 2021
Quy mô dư nợ tín dụng Tốc độ tăng trưởng
33
Bảng 2.1: Quy mô và tỷ trọng dư nợ theo thời hạn của NH TMCP Quân Đội giai đoạn 2019 – 2021
Dư nợ theo thời hạn
2019 2020 2021 So sánh
2020/2019 2021/2020 Số tiền Tỷ
trọng (%)
Số tiền Tỷ trọng
(%) Ngắn hạn 118,90
7
146,42 9
166,663 27,552 23.15% 20,234 13.82%
Trung hạn 128,73 2
147,74 3
189,739 19,011 14.77% 41,996 28.43%
Dài hạn 94,826 113,30 5
138,515 18,479 19.49% 25,210 22.15%
Đơn vị: tỷ đồng, % Nguồn: BCTC của NH TMCP Quân Đội giai đoạn 2019 - 2021 Nhìn chung, dư nợ cho vay ngắn, trung và dài hạn đều tăng, nhưng tỷ lệ vay dài hạn tăng mạnh nhất trong ba năm với tốc độ tăng lần lượt là 19.49% năm 2020 và 22.25% năm 2021. Đặc biệt, trong năm 2021, chứng kiến sự tăng nhanh tỷ trọng tín dụng trung hạn cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỷ trọng với con số 189,739 tỷ đồng (tăng 41,996 tỷ đồng) và tỷ trọng là 28.43% (tăng 13.66%). Cuối cùng là cho vay ngắn hạn có quy mô tín dụng cao nhất nhưng tốc độ tăng trưởng lại không tăng nhanh bằng tốc độ dư nợ trung – dài hạn, với tỷ trọng ba năm kể từ 2019 đến 2021 lần lượt là 13.10%, 23.15% và 13.82%, tương đương đạt 118,907 tỷ đồng, 146,429 tỷ đồng và 166,663 tỷ đồng. Giải thích cho nguyên nhân dẫn đến tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn tăng là bởi đại dịch COVID – 19 đã gây ảnh hưởng khó khăn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy, ngân hàng cần phải đẩy mạnh tái cơ cấu lại thời hạn trả nợ khoản vay để hỗ trợ khách hàng. Cụ thể, gia hạn khoản vay trong thời hạn ngắn sẽ dẫn đến thời gian trả nợ kéo dài hơn so với ban đầu, tức là trên 12 tháng, khi đó từ khoản vay với thời hạn ngắn sẽ trở thành một khoản vay trung hạn.
34
2.1.5. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Quân Đội giai đoạn 2019 – 2021 Biểu đồ 2.4: Quy mô nguồn vốn huy động của NH TMCP Quân Đội giai đoạn 2019
- 2021
Đơn vị: tỷ đồng Nguồn: BCTC của NH TMCP Quân Đội giai đoạn 2019 - 2021 Từ bảng số liệu thu thập được có thể thấy quy mô nguồn vốn huy động của MB có xu hướng tăng mạnh qua từng năm. Cụ thể, các khoản nợ Chính phủ và NHNN, tiền gửi và vay các TCTD khác đều có tốc độ tăng tương đối nhanh trong giai đoạn 2019 – 2021 nhưng không bằng tốc độ tăng của tiền gửi từ khách hàng và phát hành giấy tờ có giá. Tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ lệ tăng trưởng lớn, chiếm gần 90% trong tổng nguồn vốn huy động. Mặc dù năm 2020, khi nền kinh tế Việt Nam đối mặt với sự tác động to lớn của đại dịch COVID – 19 song MB vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đạt mức 11.14%. Sang năm 2021, nguồn vốn huy động từ tiền gửi càng được ghi nhận ở mức tốt hơn với tốc độ tăng trưởng đạt 23.71%, tương đương tăng lên mức 384,692 tỷ đồng. Đạt được kết quả trên đến từ triển vọng về nhóm khách hàng cá nhân khi ngân hàng đã triển khai thành công app MBBank với chính sách miễn phí dịch vụ trên nền tảng số, do đó dễ dàng thu hút các khoản tiền nhàn rỗi của khách hàng.
- 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000
2019 2020 2021
Các khoản nợ Chính phủ và NHNN Tiền gửi và vay các TCTD khác Phát hành giấy tờ có giá Tiền gửi của khách hàng
35
Huy động từ phát hành giấy tờ có giá có sự thay đổi rõ rệt trong ba năm vừa qua. Tăng mạnh huy động vốn từ phát hành giấy tờ có giá với số dư tại thời điểm cuối năm 2021 đạt 66,886 tỷ đồng, tương đương tăng 31% so với cùng kỳ năm 2020 bởi lượng phát hành giữa hai năm không có sự chênh lệch quá nhiều. Điều này là do Ngân hàng Quân Đội chủ yếu tăng trái phiếu trên 5 năm và chứng chỉ tiền gửi trên 12 tháng được phát hành cho đối tượng nắm giữ là khách hàng tổ chức nhằm huy động nguồn vốn giá rẻ cho ngân hàng.
Tóm lại, với những hình thức huy động trên của ngân hàng, phát hành giấy tờ có giá là một trong những hình thức mà ngân hàng hoàn toàn có thể chủ động truyền thông trong một đợt phát hành nhằm hướng khách hàng mua với lãi suất và kỳ hạn được ấn định sẵn trên giấy tờ có giá. Còn đối với tiền gửi của khách hàng thì đây là hình thức mà ngân hàng sẽ bị động bởi huy động vốn tiền gửi hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Vậy nên, vấn đề đưa ra nhằm tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn để thu hút khách hàng đến với MB thay vì các NHTM khác để gửi tiền. Đó là lí do mà nghiên cứu của tác giả tập trung vào việc tìm ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn tiền gửi từ dân cư cũng như các tổ chức kinh tế.