Công tác quản lý khách hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch (Trang 39 - 45)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH

2.1 Khái quát về hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ (L/C) của ngân hàng

2.1.4 Công tác quản lý khách hàng

- Trách nhiệm chung:

+ CN chịu trách nhiệm cung cấp mẫu biểu của VCB cho KH, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ KH xuất trình theo quy định.

31

+ CN chịu trách nhiệm ký trên các CTGD trong đó có ít nhất 01 chữ ký của Giám đốc CN hoặc CTQ được Giám đốc CN ủy quyền bằng văn bản.

+ CN tham vấn ý kiến của TT với các giao dịch đặc biệt, giao dịch chưa được quy định.

- Trách nhiệm của Giám đốc chi nhánh

+ Chịu trách nhiệm chung về việc thực hiện nghiệp vụ phát hành/ sửa đổi/ tra soát/hủy L/C tại CN.

+ Phân quyền truy cập, quyền duyệt giao dịch trên hệ thống và ủy quyền ký duyệt CTGD bằng văn bản cho các cấp tại CN.

+ Giám sát việc thực hiện của tổ chức.

- Trách nhiệm của TTV:

+ Tiếp nhận, kiểm tra và thực hiện các yêu cầu nghiệp vụ theo đúng quy định.

+ Chịu trách nhiệm khiếu nại phát sinh do làm trái quy trình và báo cáo kịp thời CTQ các vướng mắc.

+ Theo dõi xử lý giao dịch của TT, thực hiện kiểm tra, đối chiều các hồ sơ KH xuất trình với kết quả xử lý giao dịch của TT; phát hiện sai sót và phối hợp với TT để khắc phục kịp thời hoặc trình lên CTQ.

+ Chịu trách nhiệm với các giao dịch được tạo trên hệ thống TTTM theo mã truy cập đã được đăng ký.

+ Thực hiện in, ký, trình CTQ ký và gửi CTGD gốc đến các bên liên quan và lưu hồ sơ.

b. Số lượng khách hàng

Qua cuộc phóng vấn trực tiếp với các thanh toán viên tại phòng Quản lý nợ, phần lớn khách hàng sử dụng dịch vụ này là khách hàng bán buôn, trong đó:

- L/C nhập khẩu: KHBB chiếm hơn 80%.

- L/C xuất khẩu: KHBB chiếm tới 90%.

Những khách hàng bán lẻ/ cá nhân họ thường lựa chọn việc chuyển tiền theo hình thức đơn giản hơn, trừ những trường hợp bắt buộc dùng L/C.

32

Bảng 2.1: Số lượng khách hàng mới tại Vietcombank SGD giai đoạn 2019-2021

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Khách hàng bán buôn tín

dụng mới 15 18 33

Khách hàng bán buôn huy

động mới 21 34 64

Khách hàng các nhân mới 25.385 32.598 34.360

Khách hàng Priority 5.756 8.637 8.895

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch năm 2019-2021) Từ năm 2019 đến năm 2021, số lượng khách hàng mới tìm đến chi nhánh đều tăng, đặc biệt là KHBB trong năm 2020-2021 lần lượt là 34 khách hàng năm 2020 và 64 khách hàng năm 2021, tăng gần gấp đôi. Trước cuộc đua gay gắt giữa các NHTM hiện này thì sự tăng số lượng như vậy cho thấy sự yêu quý và tin tưởng của khách hàng vào sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Tuy nhiên, theo báo cáo kế hoạch Sở giao dịch, năm 2019-2020 SGD đều đạt trên 100% kế hoạch đề ra về số lượng khách hàng bán buôn tín dụng mới (chi tiết 125% năm 2019, 120% năm 2020), nhưng sang năm 2021 chỉ tiêu này chỉ được hoàn thành 70% kế hoạch. Sự giảm về mức độ hoàn thành kế hoạch có thể do dịch bệnh tác động tiêu cực đến rất nhiều doanh nghiệp cả doanh nghiệp lớn đến những doanh nghiệp vừa và nhỏ, dẫn đến nguyên nhân ngân hàng không hoàn thành được chỉ tiêu tìm khách hàng mới. Nhìn chung, chất lượng dịch vụ này vẫn tốt.

33

c. Mạng lưới ngân hàng đại lý của Vietcombank

Bảng 2.2: Mạng lưới NHĐL và các quốc gia của 4 ngân hàng: BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Agribank tính đến hết năm 2020

Chỉ tiêu BIDV Vietcombank Vietinbank Agribank

HĐL 1700 1249 1000 667

Quốc gia 122 102 90 82

(Báo cáo thường niên năm 2020 của Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank) So sánh những ngân hàng top đầu Việt Nam năm 2020, Vietcombank đứng thứ 2 với 1249 NHĐL phủ sóng trên 102 lãnh thổ quốc gia chỉ sau BIDV. Tuy vậy, đây cũng là một con số đáng kể. Mạng lưới NHĐL rộng lớn trải dài trên rất nhiều vùng kinh tế trọng điểm trên (hơn 100 quốc gia trên thế giới) góp phần thúc đẩy cho hoạt động thanh toán L/C ngày càng phát triển.

d. Biểu phí dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ (L/C)

Một trong những lý do khiến các khách hàng bán lẻ ngần ngại chọn L/C đó là vì phí dịch vụ. Theo quy định, phí giao dịch do KH chịu. CN chỉ thị thu theo biểu phí và quy định về việc ưu đãi đối với KH của VCB trong từng thời kỳ, ghi rõ thông tin miễn/giảm hoặc nợ phí đối với KH trên YCXLGD gửi TT, chịu trách nhiệm kiểm tra tài khoản của KH. Trong mọi trường hợp, VCB bảo lưu quyền đồi phí từ KH nếu không thu được các phí này. Nguyên tắc phân bổ phí: Toàn bộ phí giao dịch do CN hưởng.

Đặt trong mối tương quan cùng quy mô Ngân hàng đại lý (trên 1000 NHĐL) và cùng phủ sóng khoảng 100 lãnh thổ quốc gia, ta thấy rõ được sự khác nhau về biểu phí giữa các ngân hàng. Cụ thể:

34

Bảng 2.3: Biểu phí dịch vụ tín dụng chứng từ tại 4 ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank.

Dịch vụ Vietinbank Agribank BIDV Vietcombank L/C nhập khẩu

Phí phát hành L/C

0,15% giá trị L/C, tối thiểu 50

USD

Kí quỹ dưới 100%:

0,7%/năm Ký quỹ

100%:

0,2%/năm Tối thiểu 50

USD

Tối thiểu 50 USD

Phí thông

báo L/C - Thỏa thuận 10-20 USD 20-25USD

Phí kiểm tra bộ chứng từ

Theo thỏa thuận, tối thiểu 10

USD

20USD/lần 20-50 USD/

BCT

20-50 USD/

BCT

Phí sai sót

bộ chứng từ 10 USD Tối đa 60 USD/bộ

10USD/ bộ hồ

sơ 90 USD

Phí thanh toán 1 bộ chứng từ

0,2% số tiền thanh toán

BCT, tối thiểu 30

USD

0,2% giá trị BCT Tối thiểu 20

USD

0,2% giá trị BCT Tối thiểu 30

USD Tối đa 500 USD

0,2% giá trị BCT Tối thiểu 20

USD Tối đa 500 USD

Điện phí

Trong nước : 3-5 USD

Ngoài ngước : 12

USD

20-30 USD 20-50 USD 20-50 USD

35 L/C xuất khẩu

Thông báo

L/C 15 USD 10-20 USD 20 USD 20 USD

Phí kiểm tra bộ chứng từ

Theo thỏa thuận tối

thiểu 20 USD

Tại Agribank:

miễn phí 5-20 USD/ BCT

20USD/BCT gồm tối đa 10 chứng từ. Từ chứng từ thứ 11 trở lên, thu thêm 3 USD/1chứng

từ.

Tối đa 50USD Lập bộ

chứng từ L/C theo yêu cầu của

KH

Theo thỏa thuận tối

thiểu 30 USD

Theo thỏa thuận

0,05% trị giá hóa đơn, tối thiểu 20USD, tối đa 100USD

0,15% trị giá hoá đơn Tối thiểu 20 USD Tối đa 200 USD Phí sai sót

chứng từ chuyển nhượng

Theo thỏa thuận tối

thiểu 20 USD

10 USD/lần 30 USD 90 USD

Phí thanh toán 1 BCT

0,1 % giá trị BCT Tối thiểu 6

USD

0,15% trị giá đòi tiền Tối thiểu 10

USD Tối đa 200

0,2% giá trị BCT Tối thiểu 20

USD Tối đa 200 USD

0,15% giá trị BCT Tối thiểu 20

USD Tối đa 200 USD (Nguồn: Biểu phí dịch vụ TDCT- website của Vietcombank, BIDV, Vietinbank) Thông qua bảng so sánh biểu phí dịch vụ L/C của các ngân hàng: Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank, ta thấy được có một số loại phí dịch vụ của Vietcombank có phần nhỉnh hơn và chặt chẽ hơn so với 2 ngân hàng còn lại: Phí thông báo L/C, kiểm tra chứng từ, phí sai sót chứng từ,... Việc một số loại phí cao có thể là rào cản khiến cho các khách hàng mới ngần ngại chựa chọn dịch vụ của ngân hàng. Điều này đang là một trong những bất lợi cần được xem xét và sửa đổi để có thể tạo điều kiện và tiếp cận thêm nhiều khách hàng hơn trong giai đoạn biến động.

Việc sản xuất trở nên khó khăn hơn vì thế các doanh nghiệp luôn muốn tiết kiệm chi phí bằng cách lựa chọn các dịch vụ ở mức giá dễ chịu hơn.

36

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam chi nhánh sở giao dịch (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)