CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH
2.2 Thực trạng chất lượng thanh toán tín dụng chứng từ của ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch
2.2.3 Doanh thu thanh toán tín dụng chứng từ (L/C)
2.2.3.1 Quy mô doanh thu thanh toán tín dụng chứng từ (L/C)
Bảng 2.7 : Doanh thu các phương thức TTQT năm 2019-2021
Đơn vị: Triệu USD
Doanh thu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Chuyển tiền 3.392 3.303 2.339
Nhờ thu 88 78 90
L/C 2.154 1.240 1.776
Doanh thu TTQT
5.634 4.621 4.205
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch năm 2019-2021)
40
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng các phương thức thanh toán trong TTQT tại SGD giai đoạn 2019-2021
Từ bảng 2.7 và biểu đồ 2.1, trong giai đoạn năm 2019-2020, phương thức thanh toán được ưa chuộng nhiều nhất là Chuyển tiền, nhờ vào sự nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm chi phí hơn so với hai phương thức còn lại. Tổng doanh thu của L/C và nhờ thu (lần lượt 2.242 triệu USD và 1.318 triệu USD) chỉ chiếm khoảng 1/3 doanh thu TTQT (5.634 triệu USD, 4.621 triệu USD), còn lại là chuyển tiền. Tuy nhiên đến năm 2021, thanh toán qua L/C đã đảo ngược gần như hoàn toàn, từ chiếm 27% (1.240 triệu USD) vào năm 2020 đã tăng lên 42% (1.776 triệu USD) vào năm 2021. Tỷ trọng L/C được đẩy lên mạnh mẽ chỉ sau 1 năm là nhờ có sự bù đắp trong việc tăng doanh thu của L/C trong nước.
Theo Thái Hà (2020), lý giải cho xu hướng tăng giảm của TTQT và L/C, “năm 2020 là năm không thuận lợi cho thương mại quốc tế từ xung đột Mỹ-Trung, biến động về quan hệ kinh tế- chính trị giữa nễn kinh tế lớn và đặc biệt ảnh hưởng của dịch Covid 19 lên mọi lĩnh vực”. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa chỉ tăng 6,5%, nhập khẩu tăng 3,6% , trong khi đó nhập khẩu dịch vụ giảm 14,5% và xuất khẩu dịch vụ giảm 68,4% so với 2019 (Tổng cục thống kê, 2020). Thương mại quốc tế bị khó khăn cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới doanh thu TTQT, đặc biệt là thanh toán L/C của ngân hàng. Không chỉ SGD VCB mà toàn ngành đều giảm doanh thu TTQT rất nhiều cụ thể: SGD (giảm 17,98%), khu vực Hà Nội (giảm 12,54%), toàn ngành (giảm 2.83%) (theo Báo cáo hoạt động kinh doanh T12.2021-KV Hà Nội và toàn ngành)
60%
2%
38%
Năm 2019
Chuyển tiền Nhờ thu L/C
71%
2%
27%
Năm 2020
Chuyển tiền Nhờ thu L/C
56%
2%
42%
Năm 2021
Chuyển tiền Nhờ thu L/C
41
Sang đến năm 2021, “Sự điều hành thống nhất, linh hoạt và sát sao của Chính phủ với mục tiêu thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 thể hiện trong Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 là tiền đề cho hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đứng vững trong sự đứt gãy thương mại quốc tế trên toàn cầu, giữ được đà tăng trưởng và tạo lực kéo quan trọng cho cả nền kinh tế.”(Thái Hà, 2021). Dưới sự quyết tâm của chính phủ, xuất nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục trở thành “ điểm sáng” trong nền kinh tế. Điều đó lý giải 1 phần cho sự tăng trở lại của doanh số L/C tại chi nhánh. Tuy nhiên ta có thể thấy tại SGD chỉ tiêu doanh thu TTQT lại ở chiều ngược lại.
Tổng thể, doanh thu L/C chưa phục hồi bằng năm 2019 nhưng nhìn vào tỷ trọng ta có thể khẳng định các chính sách đẩy mạnh phục hồi và phát triển dịch vụ này của SGD đang đi đúng hướng. Chi nhánh dần khẳng định lại chất lượng thanh toán L/C thông qua kết quả doanh thu. Các khách hàng đang dần dần chuyển dịch qua lựa chọn phương thức L/C nhiều hơn vì mong muốn được đảm bảo tối đa lợi ích và an toàn trước đối tác.
Tỷ trọng doanh thu từ TDCT so với doanh thu từ dịch vụ
Bảng 2.8: Tỷ trọng doanh thu từ TDCT so với thu nhập từ dịch vụ tại Vietcombank Sở giao dịch giai đoạn 2019-2021
Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Doanh thu L/C 2.154 1.240 1.776
Doanh thu từ dịch vụ 15.342 12.913 12.232
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝐿/𝐶
Doanh thu từ dịch vụ 14,04% 9.6% 14,52%
(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh tại Vietcombank Sở giao dịch 2019-2021) Qua bảng số liệu 2.8, từ năm 2019-2021, tỷ trọng doanh thu L/C so với thu nhập từ dịch vụ có xu hướng tăng lên từ 14,04% lên đến 14,52%, năm 2020 có giảm mạnh
42
còn 9,6%. Nguyên nhân xu hướng này là do doanh thu L/C giảm rồi tăng nhưng thu nhập từ hoạt động dịch vụ thì theo chiều giảm từ 15.342 triệu USD năm 2019 xuống còn 12.232 triệu USD năm 2021. Tuy tỷ trọng của doanh thu L/C chiếm nhỏ gần 15%
nhưng khi thu nhập từ dịch vụ chưa được phục hồi thì chính sách phát triển L/C của SGD tỏ ra hiệu quả. Đây được coi là “điểm sáng chất lượng” của Vietcombank SGD.
2.2.3.2 Tốc độ tăng trưởng của doanh thu thanh toán tín dụng chứng từ.
a. Tốc độ tăng trưởng của doanh thu L/C so với các phương thức TTQT khác
Bảng 2.9: Doanh thu các phương thức thanh toán trong TTQT tại Vietcombank SGD giai đoạn 2019-2021
(Đơn vị tính: Triệu USD)
Doanh thu Năm 2019
Năm 2020
Năm 2021
Chênh lệch 2020-2019
Chênh lệch 2021-2020 Tuyệt
đối
Tương đối
Tuyệt đối
Tương đối Chuyển tiền 3.392 3.303 2.339 -89 -2,62% -964 -29,19%
Nhờ thu 88 78 90 -10 -11,36% 12 15,38%
L/C 2.154 1.240 1.776 -914 -42,43% 536 43,23%
Doanh thu TTQT
5.634 4.621 4.205 -1.013 -17,98% -416 -9%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch năm 2019-2021).
Khi nhìn tốc độ tăng trưởng của cả ba phương thức trong bảng 2.9 thì ta hoàn toàn có thể nhận ra sự vượt trội từ thanh toán L/C. Trái ngược với sự giảm của phương thức chuyển tiền từ 3.329 triệu USD năm 2019 còn 2.339 triệu USD năm 2021,
43
phương thức L/C sau khi giảm rất sâu 42,43% trong năm 2020 đã phục hồi mạnh mẽ đạt 1.776 triệu USD (tăng 43,23%) năm 2021. Điều này có thể dễ dàng hiểu được trong bối cảnh năm 2020, các khách hàng bán buôn-KH chủ lực của thanh toán L/C SGD gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Năm 2020 doanh thu TTQT giảm mạnh mẽ do từ L/C, nhưng đến năm 2021 thì con số này tiếp tục xu hướng là do chuyển tiền. Tốc độ tăng rõ rệt của L/C cho thấy chi nhánh đang rất nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm tìm kiếm nhiều khách hàng hơn. Ta có thể dự đoán được rằng xu hướng tương lại, thanh toán L/C tại SGD sẽ chiếm ưu thế hơn chuyển tiền và nhờ thu.
Để tìm hiểu rõ hơn, ta xem xét tốc độ tăng trưởng cụ thể của từng loại L/C : b. Tốc độ tăng trưởng của từng loại L/C
Bảng 2.10: Doanh thu thanh toán tín dụng chứng từ tại Vietcombank Sở giao dịch năm 2019- 2021
Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu Năm 2019
Năm 2020
Năm 2021
% chênh lệch 2019-
2020
% chênh lệch 2020-20221
L/C xuất khẩu 538 168 220 -68,77% 30,95%
L/C nhập khẩu 1.464 704 978 -51,91 39,92%
L/C trong nước 152 368 578 142,1% 57,07%
Doanh thu L/C 2.154 1.240 1.776 - -
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của phòng Quản lý nợ năm 2019-2021) Đặt mối tương quan giữa bảng 2.10 và bảng 2.4, ta có thể thấy mặc dù số lượng món L/C phát hành mới không nhiều thậm chí giảm đi, nhưng doanh thu từng loại L/C lại có xu hướng giảm rồi tăng (trừ L/C trong nước tốc độ tăng nhanh lần lượt 142,1% và 57,07%), chứng tỏ giá trị của từng món ngày càng rất lớn. Tuy mới đang ở đà phục hồi trở lại, doanh thu L/C cũng chưa thực sự trở lại như năm 2019 song có thể thấy tốc độ tăng trưởng tương đối tốt của L/C trong nước và xuất nhập khẩu. So
44
sánh năm 2020, năm 2021 L/C xuất khẩu đã tăng tới gần 31% từ 168 triệu USD lên 220 triệu USD. L/C nhập khẩu năm 2021 cũng tăng thêm 274 triệu USD, tương đương mức tăng 39,92%. Còn L/C trong nước có tăng song sức tăng mạnh nhất năm 2020 tăng 142,1% và 57,07% năm 2021. Để nhìn rõ hơn về sự tăng giảm của các loại L/C, ta cùng phân tích tỷ trọng từng loại L/C:
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng doanh thu thanh toán L/C xuất khẩu, nhập khẩu, trong nước tại Vietcombank Sở giao dịch giai đoạn 2019 – 2021
(Nguồn: Tính toán của tác giả) Qua bảng 2.10 và biểu đồ 2.2 trên, ta thấy được tăng mạnh mẽ của L/C trong nước. Nếu như trong năm 2019, L/C trong nước chỉ chiếm 7,6% thì năm 2020-2021 tỷ trọng đã tăng gấp 4 lần. Chính L/C trong nước đã kéo toàn bộ L/C khỏi trạng thái giảm giá trị. Tỷ trọng doanh thu của L/C nhập khẩu luôn chiếm trên 50%, cho thấy ngân hàng dường như đang có sự tập trung lớn hơn vào các khách hàng sử dụng thanh toán L/C nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu và trong nước. Xu hướng tỷ trọng của L/C nhập, xuất khẩu giảm đi nhưng L/C trong nước ngược lại. Tổng L/C trong nước và xuất khẩu cộng lại đã chiếm gần 50% tổng doanh thu.
Nói về sự tăng lên của L/C trong nước, cán bộ của Vietcombank Sở giao dịch có lý giải rằng: Năm 2020 và 2021 kết quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Năm 2019 Nam2020 Năm 2021
24,97
13,55 12,38
67,97
56,77 55,07
7,06
29,68 32,55
L/C xuất khẩu L/C nhập khẩu L/C trong nước
45
xuất khẩu và nhập khẩu giảm đi rõ rệt do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhiều đơn hàng của doanh nghiệp phải tạm dừng giao hàng, ngân hàng phải thúc đẩy mạnh hơn hoạt động thanh toán bằng L/C trong nước bằng cách ra mắt thêm nhiều sản phẩm L/C trong nước mới để bù đắp lại dẫn đến tỷ trọng L/C trong nước trong hai năm gần đây đã tăng hơn rất nhiều. Dự đoán trước được sự suy giảm về doanh thu L/C xuất nhập khẩu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng của hoạt động dịch vụ này, chi nhánh đã tập trung ra mắt những sản phẩm L/C trong nước nhằm khôi phục lại doanh thu L/C cũng như hạn chế được những tác động nhân tố bên ngoài.