CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TÂY BAN NHA
2.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG TÂY BAN NHA
Đầu những năm 2000, Tây Ban Nha được xem là một trong những quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ổn định và vững chắc nhất trong khu vực EU. Thành tích này có được chủ yếu nhờ vào lĩnh vực bất động sản. Quốc gia này bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 và để lại tình trạng suy thoái từ năm 2009 – 2012. Năm 2012, cán cân thương mại của Tây Ban Nha bị thâm hụt nghiêm trọng, các công ty thông báo thua lỗ, các ngân hàng bị hạ điểm tín nhiệm, chỉ số chứng khoán tại Madrid rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2003. Lý do là đất nước này quá tập trung vào một lĩnh vực, đó là đầu tư vào nhà đất. Ngành bất động sản “lung lay” dẫn đến cả nền kinh tế của Tây Ban Nha bị sụp đổ theo: Vào năm 2007, tỷ lệ thất nghiệp là 8%, con số tăng vọt lên 25% (năm 2012), người dân dưới 26 tuổi thường không có việc làm. Tổng sản phẩm nội địa (năm 2012) thấp hơn 5% so với thời điểm kinh tế thế giới khủng hoảng (năm 2008). Để khắc phục những khó khăn này thì Tây Ban Nha đã cắt giảm tối đa chi tiêu công và Tây Ban Nha đã được hưởng lãi suất thấp để đầu tư và khắc phục lại nền kinh tế. Nhờ vậy mà đến nay, nền kinh tế Tây Ban Nha đã tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong hơn một thập kỷ qua, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2021 tăng 5% so mức sụt giảm lịch sử năm 2020 (10,8%).
Tỷ lệ thất nghiệp của Tây Ban Nha đã giảm và đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2000 đến nay, tốc độ tạo việc làm cũng ở mức nhanh chóng giúp thúc đẩy mức thu thuế đạt kỷ lục.
Tính đến thời điểm hiện tại (năm 2022), dân số Tây Ban Nha ước tính khoảng 46.722.181 người, chiếm khoảng 0,59% dân số trên thế giới và xếp hạng thứ 30 trên bảng xếp hạng dân số thế giới. Dân cư của nước này phân bố không đều, phần lớn tập trung tại các thành phố lớn ven biển.
Theo số liệu mới nhất từ World Bank, tổng sản phẩm quốc nội của Tây Ban Nha năm 2021 khoảng 1,281 tỷ USD. Năm 2021, nền kinh tế Tây Ban Nha xếp thứ 14 tính theo GDP danh nghĩa và thứ 16 tính theo sức mua tương đương. Từ năm 2016 –
2021, GDP của Tây Ban Nha xu hướng giảm, từ 26,523 USD/người xuống 24,762 USD/người.
Bảng 2.1: Biểu đồ thể hiện GDP bình quân đầu người của Tây Ban Nha từ năm 2016 - 2021
Đơn vị: USD/người
Năm 2016 2017 2018 2019 2020 2021
GDP bình
quân 26.523 28.170 30.389 29.565 27.057 24.762 Tốc độ tăng
trưởng (%) 3.03 9.43 18.05 14.85 5.108 -3.807 Nguồn: Solieukinhte.com Tây Ban Nha có nhiều đồi núi do đó được chia thành nhiều khu vực khí hậu khác nhau: Khí hậu lục địa, khí hậu hải dương, khí hậu Địa Trung Hải.
Một số ngành công nghiệp mũi nhọn của Tây Ban Nha: xây dựng, khai thác khoáng sản, đóng tàu, sản xuất ô liu; Các ngành trồng nho sản xuất rượu vang, trồng hoa quả xuất khẩu cũng rất phát triển.Tây Ban Nha đứng thứ ba thế giới trong top nhà sản xuất rượu vang lớn nhất, là quốc gia xuất khẩu hàng đầu ở châu Âu và nhập khẩu trái cây chủ yếu từ các nước như Brazil, Chile, Nam Phi, Peru.
Năm 2021, Tây Ban Nha có GDP bình quân đầu người khoảng 24.000 USD và ngành du lịch đã đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia này. Mỗi năm, Tây Ban Nha thu hút khoảng 80 triệu du khách quốc tế với doanh thu khoảng 90 tỷ USD và xếp hạng thứ 2 thế giới chỉ sau nước Pháp.
Không chỉ có lợi thế về ngành công nghiệp hay du lịch, Logistics cũng là một trong những lĩnh vực thế mạnh của Tây Ban Nha. Quốc gia này nổi tiếng với mạng lưới cơ sở hạ tầng đường hàng không, đường bộ và đường biển. Tây Ban Nha xếp hạng thứ 18 thế giới về hoạt động logistics theo Chỉ số Hiệu quả Logistics (LPI) của Ngân hàng Thế giới. Ngành logistics chiếm 7,9% GDP của Tây Ban Nha với doanh thu hàng năm đạt 111.000 triệu Euro. Năm 2021, gần 85% lượng hàng nhập khẩu vào và 65% lượng hàng xuất khẩu (đường biển). Ngành logistics có mối liên hệ chặt chẽ với nền kinh tế sản xuất của quốc gia này. Sự phát triển tại cảng Algeciras đã và đang
khẳng định vị thế cạnh tranh của cảng với các cảng trên thế giới. Nhờ có vị trí địa lý thuận lợi ở Nam Âu, nơi hội tụ các tuyến đường giao thông hàng hóa chính và đưa các cảng như Algeciras, Barcelona vào Top 10 các cảng châu Âu.
2.1.2. Cơ cấu thị trường Tây Ban Nha
2.1.2.1. Nhu cầu tiêu dùng một số mặt hàng của người Tây Ban Nha
Năm 2021, tổng sản phẩm quốc nội của Tây Ban Nha năm khoảng 1.281 tỷ USD. Quốc gia được coi là có thu nhập cao đã hình thành nên tập quán tiêu dùng của người dân nơi đây. Theo khảo sát cho thấy, người tiêu dùng Tây Ban Nha rất quan tâm đến chất lượng của sản phẩm mà họ tiêu dùng. Không những thế, thương hiệu và nguồn gốc cũng là những yếu tố giúp họ có thể lựa chọn sản phẩm. Do văn hóa tiêu dùng cùng với việc thu nhập cao nên người tiêu dùng Tây Ban Nha sẽ có đòi hỏi cao hơn về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, hình thức bao bì,…Do tác động của dịch Covid – 19 nên xu hướng tiêu dùng của người dân nơi đây cũng thay đổi. Họ đang có xu hướng mua những sản phẩm có khả năng tăng sức đề kháng, có lợi cho sức khỏe để có thể phòng chống được dịch bệnh nên đối với các mặt hàng này, họ sẵn sàng chi trả với mức giá cao. Đối với một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ, người dân Tây Ban Nha khá là khắt khe trong việc lựa chọn sản phẩm (mẫu mã, hình thức, màu sắc,…). Mỗi khu vực lại có nhu cầu về mặt hàng khác nhau: một số khu vực tại Tây Ban Nha ưa chuộng gỗ mỹ nghệ, một số khu vực lại thích tiêu dùng vải lụa..
Tóm lại, các doanh nghiệp muốn thâm nhập vào thị trường Tây Ban Nha thì cần phải tìm hiểu về nhu cầu tiêu dùng của người dân nơi đây để có thể sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng phù hợp với thị hiếu của họ.
2.1.2.2. Kim ngạch nhập khẩu của Tây Ban Nha
Cơ cấu theo quốc gia
Liên minh châu Âu là khu vực thị trường nhập khẩu hàng đầu của Tây Ban Nha. Tiếp sau đó là châu Á, Bắc Mỹ, Trung Đông, Châu Phi,.. và một số quốc gia khác
Bảng 2.2: Bảng thể hiện thị phần xuất nhập khẩu của một số khu vực vào thị trường Tây Ban Nha (Năm 2021)
STT Khu vực thị trường
Thị phần xuất khẩu (%)
Thị phần nhập khẩu (%)
1 EU 72,4 59,8
2 Châu Á
(Việt Nam)
10,2 (0,1)
21,9 (0,8)
3 Bắc Mỹ 6,3 6,6
4 Trung Đông 4,4 4,7
5 Châu Phi 5,6 6,3
6 Châu Đại dương 0,6 0,3
7 Khu vực khác 0,5 0,4
Nguồn: Trademap
Cơ cấu theo sản phẩm
Năm 2021, một số mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Tây Ban Nha: Phương tiện đi lại và phụ tùng; máy móc, thiết bị cơ khí; nhiên liệu khai khoáng; dược phẩm;
máy móc, thiết bị điện; nhựa và các sản phẩm bằng chất dẻo; trái cây và rau quả; các sản phẩm sắt và thép; thịt và phụ phẩm thịt; hàng may mặc; sản phẩm gốm sứ.
Top những mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất tại Tây Ban Nha: Sản phẩm nhiên liệu khai khoáng; máy móc, phương tiện vận tải ngoài đường sắt; máy móc, thiết bị và các dụng cụ đi kèm; thiết bị điện tử; dược phẩm; hóa chất hữu cơ; sắt thép; các thiết bị quang học, nhiếp ảnh, điện ảnh, đo lường,y tế hoặc phẫu thuật; các mặt hàng may mặc và thủy sản.