Phân tích một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủ công mỹ nghệ việt nam sang thị trường tây ban nha (Trang 33 - 43)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TÂY BAN NHA

2.2. Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam sang thị trường Tây Ban

2.2.2. Phân tích một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu

Tây Ban Nha luôn được đánh giá là một thị trường tiềm năng của Việt Nam.

Mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu gần 80 mặt hàng sang Tây Ban Nha và thủ công mỹ nghệ là một trong những mặt hàng tiềm năng đối với quốc gia này. Đối với hàng TCMN, ba mặt hàng TCMN chính mà Việt Nam xuất khẩu thường xuyên sang Tây Ban Nha gồm: Gốm sứ trang trí; mây,tre đan,cói và gỗ trang trí (gỗ mỹ nghệ)

2.2.2.1. Đồ gốm sứ trang trí

Gốm sứ là mặt hàng xuất khẩu mạnh nhất trong ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Gốm sứ Việt Nam có đặc điểm nhận diện rất dễ dàng tạo nên nét khác biệt với hoa văn, màu sắc trên sản phẩm mang đậm tính truyền thống. Và Gốm sứ Bát Tràng là sản phẩm không còn lạ lẫm đối với người dân Việt Nam, không những thế còn rất nổi tiếng trên thị trường quốc tế . Hiện nay cũng có một số doanh nghiệp sản xuất gốm xuất khẩu sang thị trường châu Âu nhưng sức cạnh tranh không cao, nhất là so với Trung Quốc. Nhưng những năm gần đây, người tiêu dùng nước ngoài có xu hướng chuyển nhu cầu hàng Trung Quốc đang Việt Nam. Đây là dấu hiệu tốt và dự sẽ đem lại nhiều cơ hội cho Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nắm bắt cơ hội và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường tiềm năng này trong những năm tới.

Giá trị kim ngạch

Tính đến nay, đồ gốm sứ của Việt Nam đã xuất khẩu sang gần 200 quốc gia.

Các thị trường xuất khẩu chính như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thái Lan, Đức, Canada, Hàn Quốc..

Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu gốm sứ Việt Nam sang một số thị trường (Năm 2021)

Nhà nhập khẩu Kim ngạch nhập khẩu gốm sứ (triệu USD) Thị phần (%)

Thế giới 842,37 100

USA 203,22 20,6

Hà Lan 8.279 3

Trung Quốc 12,54 5,5

Hàn Quốc 44,9 6,4

Tây Ban Nha 5.1 0,4

Nguồn: Trademap Việt Nam xếp thứ 14 thế giới trong danh sách các quốc gia xuất khẩu gốm sứ, chiếm 1,2% tổng kim ngạch xuất khẩu gốm sứ của thế giới (tính đến năm 2021). Có thể thấy Hoa Kỳ, Hà Lan, là các nước nhập khẩu tiềm năng đồ gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam. Mặc dù kim ngạch nhập khẩu của Tây Ban Nha không cao so với các quốc gia khác nhưng đây là một thị trường khá tiềm năng với Việt Nam bởi hơn 10 năm qua, giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này luôn ở mức ổn định và có xu hướng tăng lên. (Biểu đồ 2.3)

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện số lượng và kim ngạch xuất khẩu gốm sứ Việt Nam sang Tây Ban Nha giai đoạn 2017 - 2021

Nguồn: Trademap

4791

5490

5302

3861

5179

2.41

2.23 2.42

2.5

5.17

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Đơn vị: Tấn

Đơn vị: Triệu USD

Sản lượng Kim ngạch

Từ năm 2017 – 2021, kim ngạch và số lượng xuất khẩu gốm sứ sang Tây Ban Nha tăng, giảm không đồng đều. Năm 2017 - 2018, số lượng xuất khẩu gốm sứ vào Tây Ban Nha có xu hướng tăng từ 4791 tấn lên 5490 tấn, tuy nhiên kim ngạch lại có xu hướng giảm từ 2,41 triệu USD xuống 2,23 triệu USD, Điều này cho thấy, giá xuất khẩu của Việt Nam từ 2017 đến 2018 có xu hướng giảm, dẫn đến khối lượng tăng gần 700 tấn nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu lại giảm đi. Từ năm 2019, do sự xuất hiện của đại dịch Covid vào cuối năm dẫn đến kim ngạch và số lượng xuất khẩu của cả năm 2019 có xu hướng giảm. Năm 2020, số lượng xuất khẩu gốm sứ Việt Nam đạt mức 3861 tấn, giảm 27,17% so với mức sản lượng năm 2020 (5302 tấn). Từ cuối năm 2020 – đầu năm 2021, tình hình dịch bệnh tại Việt Nam đã được kiểm soát tốt hơn nên đã có dấu hiệu đi lên từ kim ngạch xuất khẩu cũng như số lượng xuất khẩu gốm sứ Việt Nam. Đến năm 2021, kim ngạch xuất khẩu tăng vọt lên 5,17 triệu USD với số lượng là 5179 tấn, đạt mức kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gốm sứ cao nhất từ trước đến nay.

Thị phần

Biểu đồ 2.4: Một số thị trường nhập khẩu đồ gốm sứ chủ yếu của Tây Ban Nha giai đoạn từ năm 2020 – 2021

Nguồn: Trademap Trung Quốc là quốc gia có thị phần xuất khẩu hàng gốm sứ vào Tây Ban Nha lớn nhất thế giới. Qua biểu đồ ta có thể thấy, thị phần của Việt Nam ở mức 0,6% năm 2020 và năm 2021, xếp thứ 12 trên thế giới. Do dịch bệnh phức tạp dẫn đến những khó khăn trong việc sản xuất và tìm nguồn nguyên vật liệu nhưng doanh nghiệp Việt

Nam cũng đã tìm cho mình hướng đi để có thể giữ vững được mức thị phần là 0,6%

cho đến năm 2021. Gốm sứ đang phải đối mặt với rất nhiều nhà cung cấp lớn đến từ châu Á (Trung Quốc, Thái Lan..) và châu Âu (Italy, Pháp, Đức..). Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải quan tâm đến chất lượng cũng như mẫu mã của sản phẩm để có thể cạnh tranh được với những quốc gia này

Giá xuất khẩu

Biểu đồ 2.5: Giá xuất khẩu đồ gốm sứ của một số quốc gia sang thị trường Tây Ban Nha từ năm 2017 - 2021

Nguồn: Trademap

Giai đoạn 2017 – 2021, giá gốm sứ xuất khẩu của Việt Nam sang Tây Ban Nha có xu hướng tăng giảm không đồng đều. Cụ thể, năm 2017, giá xuất khẩu là 6.086 USD/tấn. Những năm tiếp theo (2018-2021) giá gốm sứ có xu hướng giảm dần và đến năm 2021, chỉ đạt 4.756 USD/tấn, giảm 3,17% so với năm 2020. So với các quốc gia cùng khu vực và trên thế giới thì giá gốm sứ Việt Nam xuất khẩu sang Tây Ban Nha vẫn còn thấp. Cụ thể, So với Nhật Bản, giá xuất khẩu rẻ hơn 1,5; So với Hoa Kỳ, giá rẻ hơn 4,2 lần..Tuy nhiên, mặc dù Trung Quốc có mức giá khá tương đồng với Việt Nam nhưng kim ngạch hàng năm của họ đều gấp nhiều lần so với ta, thậm chí luôn đứng top đầu quốc gia xuất khẩu mặt hàng TCMN sang Tây Ban Nha. Có thể thấy, chất lượng và mẫu mã mặt hàng gốm sứ của Việt Nam vẫn chưa thể đáp ứng

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

USD/tấn

Việt Nam Trung Quốc Nhật Bản Hoa Kỳ

được nhu cầu của người tiêu dùng Tây Ban Nha mặc dù giá thành sản phẩm khá cạnh tranh so với Trung Quốc. Vì vậy, các doanh nghiệp, đặc biệt là các làng nghề, cần cân nhắc cải thiện chất lượng sản phẩm để tăng mức giá cũng như số lượng khi xuất khẩu vào Tây Ban Nha.

2.2.2.2. Mây, tre, cói

Nghề mây, tre đan là một nghề truyền thống của Việt Nam, đã xuất hiện và phát triển từ rất lâu. Một số làng nghề làm mây tre đan lâu đời tại Việt Nam như: Làng Phú Vinh, Tăng Tiến, Ninh Sở, Thạch Cầu,… Ngày nay, mây tre đan không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn được xuất khẩu sang các thị trường khó tính. Mây tre đan hiện là một trong những mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu nhiều nhất của Việt Nam sang thị trường quốc tế, đặc biệt là Tây Ban Nha.

Giá trị kim ngạch xuất khẩu

Bảng 2.5: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu mây tre cói Việt Nam sang Tây Ban Nha năm 2017 - 2021

Năm Kim ngạch xuất khẩu (Nghìn đô la Mỹ)

Sản lượng xuất khẩu (Tấn)

2017 7463 1630

2018 8759 1734

2019 11227 2098

2020 10727 1866

2021 12445 1918

Nguồn: Trademap

Biểu đồ 2.6: Biểu đồ thể hiện sản lượng và kim ngạch xuất khẩu mây tre cói Việt Nam sang Tây Ban Nha năm 2017 - 2021

Nguồn: Trademap Mây tre, cói xuất khẩu của Việt Nam chiếm 12,1% kim ngạch xuất khẩu và đang xếp thứ 2 (chỉ sau Trung Quốc) trong số quốc gia xuất khẩu mây tre cói nhiều nhất thế giới. Một số quốc gia mà nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam là Mỹ, Đức, Hà Lan, Pháp, Nhật Bản. Xuất khẩu sản phẩm mây, tre đan của Việt Nam sang thị trường Tây Ban Nha tăng trưởng liên tục, với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2017 – 2021 là 4,5%/năm, kim ngạch đạt mức 14,3 triệu USD (năm 2021). Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu mây tre đan nhiều nhất sang Tây Ban Nha, gấp 4,3 lần so với Việt Nam.

Gần đây, người tiêu dùng Tây Ban Nha có xu hướng chuyển từ mây tre đan của Trung Quốc sang khu vực châu Á khác, trong đó có Việt Nam. Điều này mở ra một cơ hội rất lớn đối với doanh nghiệp Việt, do đó Việt Nam cần nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh với các quốc gia khác, trở thành nhà cung cấp mây tre đan hàng đầu của Tây Ban Nha.

7.463

8.759

11.227

10.727

14.331

1630 1734

2098

1866

2083

0 500 1000 1500 2000 2500

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Đơn vị: Nghìn USD

Đơn vị: Tấn

Kim ngạch Sản lượng

Biểu đồ 2.7: Biểu đồ thể hiện giá trị kim ngạch nhập khẩu mây tre cói của Tây Ban Nha từ một số quốc gia (năm 2021)

Nguồn: Trademap

Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về giá trị kim ngạch nhập khẩu mây tre đan của Tây Ban Nha, chỉ sau Trung Quốc. Cụ thể năm 2021, giá trị xuất khẩu mây tre đan của Việt Nam sang Tây Ban Nha là 14,3 triệu USD, chiếm 13,3% thị phần nhập khẩu mây tre cói của Tây Ban Nha. Trong đó, đồ tết bện và các sản phẩm tương tự bằng vật liệu tết bện có giá trị xuất khẩu là 2,3 triệu USD; đồ đan lát có 11,9 triệu USD, ngoài ra còn một số mặt hàng mây tre đan khác chiếm khoảng 1 triệu USD.

5.45 3.839

14.331

62.277

107.565

0 20 40 60 80 100 120

Băng - la - đét Indonesia Việt Nam Trung Quốc Thế giới

Đơn vị: Triệu USD

Thị phần

Biểu đồ 2.8: Biểu đồ thể hiện thị phần nhập khẩu mây tre đan của một số nước sang thị trường Tây Ban Nha (năm 2020 – 2021)

Đơn vị: %

Nguồn: Trademap Việt Nam là nước đứng thứ hai thế giới trong các quốc gia xuất khẩu nhiều mặt hàng mây tre đan nhất sang thị trường Tây Ban Nha. Qua biểu đồ trên ta có thể thấy, thị phần xuất khẩu hàng mây tre cói của Việt Nam vào Tây Ban Nha đạt 16,54% (năm 2020) và 13,3% (năm 2021).

Giá xuất khẩu

Bảng 2.6: Bảng thể hiện giá xuất khẩu của 5 quốc gia xuất khẩu đồ đan lát, mây tre nhiều nhất sang Tây Ban Nha năm 2021

Đơn vị: USD/tấn Quốc gia Đồ đan lát, tết bện Mây tre

Việt Nam 6848 6206

Trung Quốc 8431 2992

Morocco 3976 888

Băng – la – đét 6559 6400

Đức 9879 4782

Nguồn: Trademap

51.89%

16.54%

3.51% 4.03%

0.76%

54.8%

13.3%

5.0% 4.8% 3.4%

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

Trung Quốc Việt Nam Morocco Băng-la-đét Đức Năm 2020 Năm 2021

Giá mặt hàng mây tre đan của Việt Nam sang thị trường Tây Ban Nha năm 2021 khoảng 6206 – 6848 USD/tấn. Trong 5 quốc gia xuất khẩu mây tre cói nhiều nhất sang Tây Ban Nha thì mức giá xuất khẩu của Việt Nam khá cạnh tranh. Mặc dù mức giá xuất khẩu đồ đan lát của Trung Quốc cao nhất (8431 USD/tấn) nhưng kim ngạch xuất khẩu và số lượng của nước này sang Tây Ban Nha luôn đứng top đầu, mức cạnh tranh với Việt Nam là rất lớn. Vì vậy, Việt Nam cần phải tăng cường xúc tiến thương mại đồng thời doanh nghiệp cần tìm nguồn nguyên vật liệu giá rẻ để giảm giá thành sản phẩm, từ đó có thể cạnh tranh được với các quốc gia như Trung Quốc.

2.2.2.3. Các sản phẩm gỗ trang trí, gỗ mỹ nghệ

 Giá trị kim ngạch xuất khẩu

Biểu đồ 2.9: Biểu đồ thể hiện kim ngạch xuất khẩu gỗ mỹ nghệ của Việt Nam sang một số thị trường năm 2021

Đơn vị: Nghìn USD

Nguồn: Trademap Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ hàng gỗ mỹ nghệ lớn nhất của Việt Nam, tiếp sau là: Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp,…. Năm 2021, Việt Nam xuất khẩu gần 1,1 triệu USD mặt hàng gỗ trang trí sang thị trường Tây Ban Nha với số lượng là 680 tấn.

22093

5258 4189

2066 2423

4967

1192 0

5000 10000 15000 20000 25000

Hoa Kỳ Nhật Bản Trung Quốc Pháp Đức Canada Tây Ban Nha Kim ngạch nhập khẩu

Biểu đồ 2.10: Biểu đồ thể hiện kim ngạch xuất khẩu gỗ mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường TBN từ năm 2017 - 2021

Nguồn: Trademap Kim ngạch xuất khẩu gỗ mỹ nghệ của Việt Nam từ năm 2017 – 2018 có xu hướng giảm, từ 1,74 triệu USD xuống còn 1,38 triệu USD. Từ năm 2018 đến 2020, mặc dù chịu tác động của dịch Covid nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng liên tục, từ mức 1,38 triệu USD (năm 2019) triệu USD lên 2,23 triệu USD (năm 2020), tăng 61%.

 Thị phần

Biểu đồ 2.12: Biểu đồ thể hiện thị phần 10 nước xuất khẩu hàng gỗ mỹ nghệ chủ yếu sang Tây Ban Nha năm 2021

Nguồn: Trademap

1.74

1.38

1.9

2.23

1.19

0 0.5 1 1.5 2 2.5

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Đơn vị: Triệu USD

Giá trị xuất khẩu

66%

3.7%

3.4%

3.3% 2.8%

2.2% 3.7%

1.2% 1.0% 3.0%

Trung Quốc Indonesia Ấn Độ Ba Lan Pháp Italy Đức Thái Lan Bồ Đào Nha Việt Nam

Trung Quốc là quốc gia đứng đầu trong top các quốc gia xuất khẩu hàng gỗ trang trí sang Tây Ban Nha với giá trị kim ngạch xuất khẩu là 30,85 triệu USD, chiếm hơn một nửa thị phần (66%). Việt Nam chỉ chiếm 3% thị phần xuất khẩu nhưng vẫn được người tiêu dùng Tây Ban Nha ưa chuộng bởi mẫu mã mây tre đan của Việt Nam khá phong phú và đa dạng.

 Giá xuất khẩu

Biểu đồ 2.13: Biểu đồ thể hiện giá xuất khẩu và số lượng xuất khẩu gỗ mỹ nghệ của một vài quốc gia vào thị trường Tây Ban Nha năm 2021

Nguồn: Trademap Trong những năm gần đây, giá của mặt hàng gỗ mỹ nghệ nhập khẩu của Tây Ban Nha có xu hướng tăng. Đặc biệt qua biểu đồ ta có thể thấy, giá xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam năm 2021 là 6316 USD/tấn với số lượng xuất khẩu khoảng 680 tấn (năm 2021). Giá xuất khẩu của Việt Nam cao hơn 1.177 USD/tấn so với Trung Quốc. Nguyên nhân do hiện nay nguồn nguyên vật liệu đang khan hiếm, Việt Nam thương phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài nên chi phí tăng dẫn đến giá thành sản phẩm tăng cao hơn những năm trước.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thủ công mỹ nghệ việt nam sang thị trường tây ban nha (Trang 33 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)