CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
2.2 Thực trạng môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.2.3 Chính sách- Pháp luật
Pháp lý là một trong những vấn được các nhà đầu tư khi tham gia vào MTĐT quan tâm hàng đầu. Cụ thể là những pháp lý liên quan đến: quyền và nghĩa vụ ĐTNN, các cách thức bảo hộ ưu đãi đầu tư, đảm bảo đầu tư, các thủ tục cấp phép và đặc biệt các phương thức giải quyết tranh chấp về đầu tư nếu có xảy ra. Hiểu được vấn đề này của các nhà đầu tư, môi trường pháp luật Việt Nam đã đưa nhiều điều luật và chính sách hỗ trợ nhà đầu tư, sửa đổi liên tục theo thời gian để phù hợp với tình hình chung trong nước và thế giới. Có thể kể đến một vài chính sách tiêu biểu như ban hành trong: Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, luật đầu tư,… Bên cạnh đó còn có các văn bản hướng dẫn về cơ chế đầu tư, các chính sách khuyến mại để khuyến khích các DN đầu tư vào Việt Nam. Các nội dung chính sách để FDI bao gồm:
Chính sách ưu đãi thuế:
Tuỳ vào từng điều kiện, lĩnh vực hoạt động mà các DN sẽ được hưởng mức ưu đãi thuế, miễn thuế doanh nghiệp hoặc miễn thuế nhập khẩu.
Về mức ưu đãi thuế, doanh nghiệp sẽ được áp dụng mức thuế suất thấp hơn so với mức thuế thông thường trong khoảng thời gian nhất định hay trong toàn quá trình hoạt động. Cụ thể, có những mức ưu đãi thuế sau:
- Thuế suất 10% trong vòng 15 năm được áp dụng với các ngành nghiên cứu công nghệ cao như : sản xuất phần mềm, vật liệu quý hiếm, năng lượng sạch, công nghệ sinh học,…
- Thuế suất 10% trong suốt thời gian đầu tư áp dụng cho các ngành nghề văn hoá xã hội.
- Thuế suất 15% được áp dụng cho ngành trồng trọt, nông nghiệp, chăn nuôi, thuỷ sản,…
- Thuế suất 17% trong vòng 10 năm được áp dụng cho dự án đầu tư thuộc địa bàn kinh tế khó khăn.
- Thuế suất 17% trong suốt thời gian hoạt động đầu tư áp dụng cho các quỹ tín dụng, ngân hàng,..
Về miễn thuế, giảm thuế, doanh nghiệp cũng sẽ được nhận các mức khác nhau. Cụ thể:
- Miễn thuế 04 năm đầu, giảm 50% trong 09 năm tiếp theo với các DN được hưởng mức ưu đãi thuế 10% trong 15 năm hoạt động.
- Miễn thuế 04 năm đầu, giảm 50% trong 05 năm tiếp theo với các DN hoạt động trong các lĩnh vực văn hoá xã hội.
- Miễn thuế 02 năm đầu, giảm 50% trong 04 năm tiếp theo với các DN được hưởng mức ưu đãi thuế 17% trong 10 năm hoạt động.
Về miễn thuế nhập khẩu sẽ được áp dụng cho các hàng hoá nhập khẩu để tạo ra các tài sản cố định.
Chính sách ưu đãi đất đai:
Hiện tại, chính sách ưu đãi đất đai dành cho các DN có những điểm nổi bật về miễn, giảm tiền sử dụng đất, thuê đất nông nghiệp và phi nông nghiệp. Tương tự như chính sách ưu đãi về thuế, các doanh nghiệp nước ngoài cũng sẽ nhận được các chính sách về đất đai sẽ khác nhau tùy vào từng lĩnh vực hoạt động và mục đích sử dụng đất.
Về miễn, giảm tiền sử dụng đất được áp dụng cho các DN có dự án về nông nghiệp. Các doanh nghiệp này sẽ được nhà nước giao đất hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất để làm nhà ở cho người lao động làm việc tại dự án.
Về miễn, giảm tiền thuê đất được áp dụng với các dự án xây dựng nhà ở cho công nhân ở các khu công nghiệp, ký túc xá, nhà ở cho các đồng bào dân tộc thiểu số, bãi đỗ xe,…
Về miễn, giảm thuế sử dụng đất không phải là đất nông nghiệp được áp dụng cho các dự án thuộc lĩnh vực mà Nhà nước khuyến khích đầu tư. Các dự án tại các vùng có điều kiện kinh tế kém phát triển hoặc đất của DN sử dụng số lao động thương binh, viện binh lớn hơn 50% tổng số lao động.
Có thể đánh giá rằng các quy định trên đây là phù với luật pháp Việt Nam, thông lệ quốc tế và tình hình phát triển của đất nước. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển kinh tế nhanh của Việt Nam thì các trường hợp được quy định trong LĐT 2020 vẫn còn thiếu sót. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đang tích cực thử nghiệm nhiều mô hình đầu tư, tổ chức kinh tế đang được các nước trong khu vực áp dụng như Thái Lan, Myanmar, Indonesia nhằm mục đích tăng sức cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài.
Chính sách thương mại mở cửa:
Để thúc đẩy mở rộng thương mại và thu hút dòng vốn FDI, Việt Nam đã chủ động thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại song phương (BTA) với hơn 90 trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam có quan hệ thương mại (theo dõi bảng 2.1). Các chính sách thương mại mở cửa đều đóng vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt hỗ trợ cải thiện MTĐT thu hút dòng FDI.
Bảng 2.1 Các Hiệp định được lựa chọn về Thương mại và Đầu tư của Việt Nam và các Đối tác
Các thỏa thuận đã chọn Đối tác Năm ký
AFTA - Khu vực mậu dịch tự do ASEAN ASEAN 1993
BTA Hoa Kỳ - Việt Nam Hoa Kỳ 2001
Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN-Trung Quốc Hợp đồng
ASEAN và Trung
Quốc 2005
Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Hàn Quốc Hợp đồng
ASEAN và Hàn
Quốc 2007
Gia nhập WTO WTO 2007
Hiệp định về Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại
(CHUYẾN ĐI)
WTO
2007
Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương
mại (TRIM) WTO 2007
Hiệp định thương mại tự do ASEAN-EU ASEAN và EU 2007
Quan hệ Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN-Nhật Bản ASEAN và Nhật
Bản 2008
Hiệp định giữa Nhật Bản và Việt Nam về một nền kinh tế
Nhật Bản
2009
Quan hệ đối tác
Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN-Ấn Độ Hợp đồng
ASEAN và Ấn Độ
2010 Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Australia và
New Zealand
ASEAN, Úc và
New Zealand 2010
Hiệp định Thương mại Tự do Chile-Việt Nam Chile 2012
Hiệp định thương mại Tự do Việt Nam- Hàn Quốc Hàn Quốc 2015
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu
Nga, Belarus, Armenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan
2015
Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
Canada, Mexico, Peru, Chi Lê, New Zealand, Australia, Nhật Bản,
Singapore, Brunei, Malaysia
2018
Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - HK Asean, Hồng Kông
2017 ( có hiệu lực
năm 2019) Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU EU ( 27 nước thành
viên ) 2019
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Vương quốc
Anh Vương quốc Anh 2020
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn khu vực (RCEP) ASEAN, Trung
Quốc, Hàn Quốc, 2020
Nhật Bản, Australia, New Zealand
Một số hiệp định FTA đang đàm phán: Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Khối EFTA, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Israel
(trungtamwto) Chính sách tỷ giá hối đoái
Để thu hút vốn FDI, tỷ giá hối đoái phải linh hoạt và chính xác để phản ánh quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại tệ. Tỷ giá hối đoái phải được hình thành phù hợp với cơ chế thị trường, phản ánh mối quan hệ kinh tế chặt chẽ giữa giao lưu trong nước và quốc tế, cải thiện cán cân cơ bản trong thương mại và thanh toán quốc tế.
Ngân hàng nhà nước đã có một vài phương thức để thực hiện được điều này:
- Không áp dụng lãi suất cho USD mà chỉ áp dụng lãi suất cho VND. Điều này đã thúc đẩy người dân không tích trữ ngoại tệ và làm cho VND có giá trị hơn.
- Có các công cụ để quản lý việc dự trữ ngoại hối để cân xứng được lượng cung-cầu trên thị trường ngoại hối.
- Quản lý tốt lạm phát và kỳ vọng lạm phát. Điều này đã làm cho nhân dân tin tưởng vào nền kinh tế Việt Nam hơn.
Có thể thấy rằng NHNN đã linh hoạt hơn trong điều chỉnh tỷ giá hối đoái cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế đất nước và thế giới. Điều này làm cho các nhà đầu tư có được sự tin tưởng. Qua đó kết hợp hài hòa các yếu tố làm sao để vừa có thể ổn định tỷ giá và thị trường hối đoái. Một nhà đầu tư nước ngoài sẽ yên tâm đầu tư vào môi trường quốc gia có thị trường hối đoái ổn định và an toàn.
Pháp lý đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam:
- Thủ tục đầu tư tại Việt Nam
• Thành lập công ty mẹ ở nước ngoài
• Thu thập tài liệu công ty đang nắm giữ
• Dịch thuật tài liệu/ công chứng đại sứ quán
• Kiểm tra tên công ty được đề xuất
• Chuẩn bị M&A và đơn đăng ký
• Đánh giá dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam của các cơ quan chức năng
• Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
• Đăng trên công báo
• Đăng ký con dấu, mở tài khoản ngân hàng
• Đăng ký thuế, hải quan, bảo vệ môi trường - Xu hướng của chính sách pháp lý:
Việt Nam đã không ngừng cải cách hệ thống pháp lý để phù hợp với sự phát triển thực tiễn và đặc biệt thu hút dòng FDI. ( theo dõi bảng 2.2)
Bảng 2.2: Xu hướng chính sách và pháp lý Xu hướng chính sách và pháp lý
2015
- Quy định mới về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và ngành nghề kinh doanh cấm đầu tư
- Bổ sung quy định mới với các dự án đầu tư nước ngoài
2016
- Hoàn thiện danh mục ngành nghề đầu tư
2017
- Quốc hội ban hành quy định ưu đãi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
2018
- Hoàn thiện luật liên quan đến Quy hoạch gồm sửa đổi, bổ sung liên quan đến 11 điều
2019
- Thông qua LĐT công
2020
- Cấm dịch vụ kinh doanh đòi nợ - Số lượng ngành nghề kinh doanh có điều kiện bị cắt giảm
- Nhiều ngành nghề ưu đãi đầu tư được bổ sung
- Thêm, đổi mới chính sách ưu đãi đầu tư
- Sửa đổi địa điểm nộp hồ sơ dự án đầu tư
- Bổ sung điều kiện cho nhà đầu tư có thể mua cổ phần, góp vốn tại Việt Nam
- Quy định mới về ngành nghề dịch vụ đầu tư đặc biệt là: Thông qua dịch vụ kinh doanh tiêm chủng
2021
- Một số chính sách ưu đãi đầu tư bắt đầu có hiệu lực và tiếp cận đến các doanh nghiệp - Đặc cách giảm, miễn thuế cho nhiều doanh nghiệp do dịch Covid 19
( thuvienphapluat) Qua từng thời kỳ chính sách và pháp luật Việt Nam càng được cải thiện để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của nhà đầu tư và phù hợp với tình hình phát triển thực tiễn.
Việc rà soát xây dựng môi trường chính sách pháp luật thu hút FDI tại Việt Nam lần này cho thấy Việt Nam đã từng bước gia tăng quyền của các nhà ĐTNN để tạo MTĐT thuận lợi hơn và thu hẹp khoảng cách chính sách giữa nhà ĐTNN và trong nước. Những thay đổi này thể hiện ý định của Chính phủ Việt Nam trong việc tạo ra một MTĐT tư thuận lợi phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam từ đó tạo điều kiện thúc đẩy dòng vốn FDI cũng như phát triển kinh tế đất nước. Và tất cả sự cải cách pháp lý nằm trong khuôn khổ mục tiêu hoàn thiện môi trường ĐTTTNN.