CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
2.3 Đánh giá môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.3.2 Đánh giá MT ĐTTTNN theo tiêu chí
Dựa trên cơ sở lý thuyết đã nêu trên, để đánh giá sâu, rộng hơn về môi trường ĐTTTNN không dừng lại ở cái phân tích môi trường nội tại mà cần thêm các chỉ số đánh giá tính vĩ mô để có cái nhìn so sánh trực diện nhất môi trường ĐTTTNN tại Việt Nam. Thông qua các chỉ số sau đây: Chỉ số năng lực cạnh tranh nền kinh tế, chỉ số rủi ro nền kinh tế, chỉ số tham nhũng và chỉ số kinh doanh.
2.3.2.1 Theo chỉ số năng lực cạnh tranh nền kinh tế
Việt Nam đạt 61,54 điểm trên 100 trên Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu 2019 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố:
“Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam cải thiện được 13 bậc sau 10 năm cố gắng. Cụ thể từ thứ hạng 68/121 xếp hạng năm 2007 đã lên tới 55/137 và tín hiệu tốt là chuyển từ nhóm nửa cuối bảng xếp hạng cạnh tranh toàn cầu lên nhóm nửa trên. Năm 2019, Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 ( GCI 4.0) được thăng hạng, cụ thể là tăng thêm 10 bậc so với năm 2018 và xếp thứ 67/141 nền kinh tế. Theo đánh giá phân tích của WEF về 12 trụ cột cũng cho thấy, có 8/12 trụ cột của Việt Nam tăng điểm và tăng nhiều bậc (theo dõi 2.6). Tuy nhiên đến thời điểm nghiên cứu hiện tại do tình hình dịch bệnh các đánh giá và báo cáo xếp hạng GCI trong năm 2020 và năm 2021 chưa được cập nhập kịp thời. Nhưng trong tình hình kiểm soát dịch bệnh tốt của Việt Nam thì tin rằng GCI trong giai đoạn này vẫn có xu hướng tăng lên và Việt Nam tiếp tục tăng bậc trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh của thế giới.”
Biểu đồ 2.6: Chỉ số GCI Việt Nam qua các năm
Bảng 2.5: Chỉ Số GCI Việt Nam
Năm 2016 4,3
Năm 2017 57,94
Năm 2018 58,05
Năm 2019 61,54
Năm 2020 COVID 19
Năm 2021 COVID 19
(Trading economic,2021 )
Hình 2.2: So sánh xếp hạng năng lực cạnh tranh GCI của Việt Nam với các nước Asean
(Báo cáo GCI, 2019 ) Có thể thấy rằng Việt là quốc gia không phải xếp hạng cao nhất nhưng có điểm số và thứ hạng tăng nhiều nhất trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh GCI 4.0. Chứng tỏ rằng trong những năm gần đây Việt Nam đã và đang cải thiện rất tốt môi trường năng lực cạnh tranh của mình.
2.3.2.2 Theo chỉ số rủi ro quốc gia
Rủi ro quốc gia ở Việt Nam là vừa phải OECD có cấp độ tín nhiệm quốc gia là 4 (hình 2.3). Ba cơ quan xếp hạng chính có xếp hạng tín dụng quốc gia cấp đầu tư phụ. Điều này cho thấy rủi ro vừa phải là Việt Nam sẽ không thể và / hoặc không sẵn sàng đáp ứng các nghĩa vụ nợ nước ngoài của mình. Tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ, cam kết liên tục cải cách theo hướng ủng hộ thị trường, dòng vốn FDI mạnh mẽ và sự ổn định chính trị hỗ trợ xếp hạng của Việt Nam. Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng tràn lan, sự yếu kém trong lĩnh vực ngân hàng và sự kém hiệu quả của các DN nhà nước đã hạn chế xếp hạng rủi ro.
Hình 2.3: VietNam overall risk ratings
(Moody’s, Fitch, Standard & Poor’s, OECD, Export Finance Australia, 2021) Ngân hàng Thế giới xếp Việt Nam đứng thứ 70 trong số 190 nền kinh tế về mức độ dễ dàng kinh doanh trong khảo sát đánh giá môi trường kinh doanh. Việt Nam vượt trội so với các nước châu Á mới nổi trong hầu hết các lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là tiếp cận tín dụng, điện và xử lý giấy phép xây dựng.
Rủi ro trưng thu ở Việt Nam là thấp (hình 2.4), phù hợp với quan điểm quản trị xung quanh việc kiểm soát tham nhũng và pháp quyền. Chính phủ chỉ có thể tịch thu tài sản của nhà đầu tư trong trường hợp khẩn cấp, thảm họa, quốc phòng hoặc lợi ích quốc gia. Chính phủ buộc phải bồi thường cho nhà đầu tư nếu trường hợp trưng thu tài sản.
Hình 2.4: Vietnam expropriation risk
(CREDENDO, Export Finance Australia, 2021 )
Rủi ro chính trị ở Việt Nam là vừa phải (hình 2.5). Môi trường chính trị và an ninh ổn định. Việc Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vừa được bầu làm Tổng bí thư nhiệm kỳ 5 năm thứ ba ủng hộ việc tiếp tục chính sách trong thời gian tới, bao gồm cả chính sách thu hút đầu tư. Tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông vẫn là một nguy cơ thường xuyên đối với quan hệ của Việt Nam với các nước láng giềng, trong đó có Trung Quốc.
Hình 2.5: Vietnam political risk
( Nguồn: : CREDENDO, Export Finance Australia ) 2.3.2.3 Theo chỉ số xếp hạng tham nhũng
Việt Nam đạt 39 điểm trên 100 trong Chỉ số Nhận thức Tham nhũng năm 2021 do Tổ chức Minh bạch Quốc tế báo cáo. Chỉ số này đạt kỷ lục từ trước tới nay của Việt Nam về chỉ số tham nhũng. Điều này chứng tỏ mức độ tham nhũng của Việt Nam đang được cải thiện so với thời gian trước đây. Trong tương lai Việt Nam đang hướng đến các con số chỉ số tham nhũng cao hơn. (theo dõi biểu đồ 2.7)
Biểu đồ 2.7: Chỉ số tham nhũng của Việt Nam
(Trading economic,2021 )
Sự cải thiện về điểm số CPI của Việt Nam cho thấy trong khi các hành động của chính phủ chống tham nhũng được coi là hiệu quả hơn, người dân Việt Nam ngày càng quan tâm về tham nhũng. Môi trường chính trị của Việt Nam ngày càng trong sạch hơn.
2.3.2.4 Xếp hạng kinh doanh
Việt Nam đã tụt 5 bậc so với năm ngoái xuống vị trí thứ 96 trong chỉ số về khả năng phục hồi môi trường kinh doanh năm 2021, xếp dưới một số quốc gia Đông Nam Á.
Việt Nam tụt lùi so với Singapore là 91,3 điểm, Malaysia: 64,7 điểm, Thái Lan: 47,2 điểm, Indonesia: 43,4 điểm và Philippines 41,5 điểm ở Đông Nam Á (Theo dõi hình 2.6), và theo Chỉ số khả năng phục hồi toàn cầu FM năm 2021, một xếp hạng hàng năm do FM Global công bố, một công ty bảo hiểm tài sản thương mại quốc tế có trụ sở chính tại Hoa Kỳ.
Trong khu vực Đông Nam Á, các nước láng giềng Lào và Campuchia được xếp hạng thấp hơn Việt Nam.Trong ba yếu tố, Việt Nam, với điểm tổng thể là 37,4 trên 100 điểm hoạt động tốt nhất ở hạng mục chuỗi cung ứng và kém nhất về chất lượng rủi ro.
Hình 2.6: Chỉ số môi trường kinh doanh của các nước Đông Nam Á
(Vnexpress, 2021)
Bất chấp những tác động có hại của Covid-19, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng ở mức 2,91% vào năm 2020, trong khi nhiều nền kinh tế khác tăng trưởng âm. Chính phủ đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP là 6,5% cho năm 2021 và đã đạt được 5,49%.
2.3.3 Đánh giá chung môi trường ĐTTTNN 2.3.3.1 Kết quả
Đứng trước sự nỗ lực của Đảng và Nhà nước, sự hợp tác của các ban ngành và toàn thể nhà đầu tư thì đã tạo nên các con số, chỉ số đáng được khen ngợi của MTĐT Việt Nam. Trong đó có thể kể đến các thành tựu, các dự án nổi bật thúc đẩy Việt Nam phát triển Kinh tế- Xã hội:
Hiện tại đã có tới 136 vùng lãnh thổ quốc gia tham gia đầu tư vào môi trường Việt Nam. Việt Nam lọt tóp 20 trong việc thu hút FDI nhiều nhất trên thế giới cụ thể năm 2020 thu hút 10 tỷ USD và xếp vị trí thứ 19.
FDI đã đóng góp 1 vai trò to lớn trong việc thúc đẩy sự chuyển hướng cơ cấu kinh tế, lao động theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Về cơ cấu, khu vực ĐTNN chiếm khoảng 37% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Về cơ cấu vùng, ĐTNN tập trung ở những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Điều này làm cho những vùng này càng trở nên mạnh mẽ và các vùng lân cận cũng phát triển theo. Thông qua FDI quan hệ thương mại được mở rộng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các DN tiếp cận được các thành tựu khoa học kĩ thuật mới, từ đó có thể nâng cao trình độ tay nghề, năng lực sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, nhờ vào nguồn vốn FDI mà các DN, nhà máy, xí nghiệp mọc lên ngày càng nhiều tại Việt Nam đã giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho rất nhiều lao động. Điều này đã góp phần không nhỏ vào việc phát triển đất nước.
Tổng số có 18 ngành trên 21 ngành quốc dân Việt Nam đã được đầu tư từ các nhà ĐTNN. Đứng đầu là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với trên 18,1 tỷ USD tổng vốn đầu tư, chiếm 58,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Xuất khẩu đạt khoảng 246,7 tỷ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 73,6% kim ngạch xuất khẩu. Hoa Kỳ vẫn là nhà nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam vào năm 2021 với giá trị nhập khẩu hơn 96,2 tỷ USD, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đại dịch Covid-19 không thể ngăn cản dòng vốn ĐTTTNN (FDI) mạnh mẽ đổ vào Việt Nam: Một báo cáo từ Cục Đầu tư nước ngoài (FIA) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) cho biết hay số lượng dự án đầu tư ngoài vốn mới đăng ký trên 50 triệu USD đã tăng 73,3% so với cùng kỳ năm ngoái (2020). Ngược lại với các dự án vốn nhỏ hơn là dưới 1 triệu USD giảm 47,7% trong năm 2021 và dự án vốn dưới 5 triệu USD giảm 48,2%. Toàn là những con số đáng khả quan và cần khen ngợi trong việc thu hút ĐTNN của Việt Nam. Các dự án lớn đáng chú ý trong giai đoạn gần đây bao gồm nhà máy điện khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Long An I và II trị giá 3,1 tỷ USD từ các nhà đầu tư Singapore tại tỉnh Long An; Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II trị giá 1,31 tỷ USD của nhà đầu tư Nhật Bản; hoặc Polytex Far Eastern Việt Nam (Đài Loan-Trung Quốc) với số vốn bổ sung là 610 triệu USD. Xuất nhập khẩu cho thấy khả năng phục hồi mạnh mẽ mặc dù các nhà máy đóng cửa và ngừng hoạt động: xuất khẩu năm 2021 tăng trong 11 tháng đầu năm.
Theo báo cáo Cục Thống kê đến tháng 8 năm 2020: “Tổng vốn đầu tư nước ngoài đã đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 370 tỷ USD; trong đó, lượng vốn đã giải ngân đạt khoảng 58%.Riêng năm 2019, Việt Nam thu hút hơn 38 tỷ USD, cao nhất trong vòng 10 năm liên tiếp, tăng 7,2% so với năm 2018. Vốn FDI giải ngân cũng đạt 20,38 tỷ USD, tăng 6,7% và lập kỷ lục mới.”
Biểu đồ 2.8 Biểu diễn kết quả số vốn đăng ký và số lượng dự ĐTTTNN ở Việt Nam luôn đạt ở con số cao. Chứng minh rõ rành những thành quả thế mạnh của MTĐT Việt Nam trong việc thu hút đầu tư. Một trong những thành tựu nổi bật đạt được của Việt Nam thời gian trở lại đây.
Biểu đồ 2.8 Biểu diễn kết quả số vốn đăng ký và số lượng dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
( Tổng cục Thống kê,2020 ) 2.3.3.2 Hạn chế
Môi trường ĐTTTNN thu hút FDI vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như:
Hệ thống pháp luật đầu tư còn nhiều bất cập
Có nhiều lỗ hổng trong hệ thống pháp luật dẫn đến có các DN nước ngoài có nghi án chuyển giá, trốn thuế, ảnh hưởng đến MTĐT. Thủ tục hành chính phức tạp, gian lận trong đầu tư. Thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể tới các nhà đầu tư. Các cơ quan, kiểm tra, giám sát còn chưa đạt yêu cầu, làm việc theo chủ tính, chưa có sự nhất quán triệt để giữa các ban, ngành, cán bộ khiến các nhà đầu tư bị quay vòng vòng.
MTĐT chưa tương xứng
Các dự án đầu tư FDI vào các lĩnh vực nông nghiệp và CSHT còn rất hạn chế. Các nguồn đầu tư từ Hoa Kì và EU vào Việt Nam chưa tương xứng với những tiềm năng mà Việt Nam có. Các hoạt động chuyển giao công nghệ của các nước phát triển tới Việt Nam chưa được như kì vọng của các ban ngành. Đóng góp vào ngân sách nhà nước còn ít.
Nguồn nhân lực chưa tối ưu hoá
Do trong quá trình sàng lọc dự án chưa kĩ nên đã có rất nhiều dự án FDI đầu tư vào Việt Nam chỉ để tận dụng nhân công giá rẻ. Các dự án sử dụng những công nghệ cũ từ nhiều năm trước đã làm gây nên tổn hại môi trường. Điển hình có thể kể đến những trường hợp của Formosa Hà Tĩnh, Vedan Đồng Nai. Bên cạnh đó, các dự án này còn gây lãng phí sử dụng tài nguyên quốc gia trong quá trình kinh doanh, sản xuất dẫn đến tổn hại nghiêm trọng tới MTĐT.
Hệ thống y tế ngày càng mất kiểm soát
Dịch bệnh diễn biến nhanh, phức tạp đã làm cho các biện pháp chống dịch của Việt Nam kém hiệu quả, ảnh hưởng nhiều đến môi trường đầu tư. Hệ quả là các kế hoạch đẩy mạnh đầu tư, nâng cao năng lực sản xuất,… của các nhà ĐTNN bị ảnh hưởng nặng nề. Đã bắt đầu xuất hiện các DN nước ngoài rút khỏi thị trường Việt Nam. Còn tồn tại một số quy trình chống dịch khá cực đoan làm tác động lớn tới thu hút đầu tư và phát triển của các doanh nghiệp ĐTTTNN.
2.3.3.3 Nguyên nhân
Để xảy ra các hạn chế và bất cập còn tồn tại trong MTĐT xuất phát từ nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất, do sự bất cập trong chính sách, chủ trương và quản lý của nhà nước. Chính sách đưa ra nhiều nhưng không tối ưu, năng lực cạnh tranh môi trường còn thấp. Hấp tấp, nóng vội trong việc thu hút đầu tư nhưng chưa có các biện pháp triệt để để đánh giá mức độ rủi ro của dự án đó mang lại.
Thứ hai, có thể kể đến do yếu tố con người:
Trình độ lao động kỹ thuật còn thấp, không làm chủ được công nghệ là nguyên nhân lớn các nhà đầu tư không hài lòng. Việt Nam là một quốc gia có trình độ khoa học, công nghệ còn nhiều hạn chế, yếu kém hơn so với các nước như Singapore, Malaysia,... Theo thống kê của Bộ Khoa học – Công nghệ và môi trường, mỗi năm việc nghiên cứu và triển khai nghiên cứu khoa học chỉ chiếm dưới 1% tổng thu nhập quốc dân. Sự đầu tư quá thấp khiến cho CSHT nghiên cứu, máy móc thiết bị và phòng thí nghiệm còn lạc hậu. Đây cũng là lý do dẫn tới tình trạng nguồn nhân lực không được tiếp cận nhiều với các công nghệ tiên tiến, hiện đại.
Năng lực quản lý lãnh đạo, trình độ quản lý còn thấp, chuyên môn không cao nhưng vẫn nắm giữ các vị trí quan trọng dẫn đến nhiều hạn chế. Ví dụ như việc chi tiêu của Chính Phủ cho đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ không hợp lý dẫn đến nhiều lãng phí không cần thiết.
Ngoài ra, các nguyên nhân khác có thể kể đến như: Yếu tố dịch bệnh, sự bất ổn chung của chính trị, sự cạnh tranh của các nước trong khu vực,…