CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
2.2 Thực trạng môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.2.4 Trình độ phát triển kinh tế
Việt Nam được các tổ chức uy tín trên thế giới đánh giá là quốc gia phát triển thành công. Việt Nam có những cuộc cải cách kinh tế và thích ứng nhanh với xu hướng toàn cầu nên Việt Nam đã phát triển từ một nước nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia có thu nhập bình quân thấp chỉ trong một thế hệ.
* Tổng sản phẩm quốc nội: Theo thông báo của World Bank: “Từ năm 2002 đến năm 2020, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt gần 2,800 USD. Cũng trong đoạn này, tỉ lệ nghèo (theo chuẩn 1,9 USD / ngày) giảm mạnh từ hơn 32% năm 2011 xuống còn dưới 2%.”
Theo Tổng cục Thống kê (GSO) năm 2021: “GDP của Việt Nam tăng 5,64%
trong nửa đầu năm, đánh dấu mức tăng mạnh so với mức 1,82% của cùng kỳ năm trước. Sự gia tăng này diễn ra bất chấp việc Việt Nam đang trải qua đợt đại dịch thứ tư ảnh hưởng đến các khu công nghiệp ở các tỉnh phía Bắc cũng như thủ đô Hà Nội và trung tâm thương mại của Thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng GDP ở mức 6,7%, thì Chính phủ Việt Nam dự báo tăng trưởng GDP ở mức 6,5% cho năm 2021.”
Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP 2016- 2021
(Tổng cục Thống kê,2021 ) Theo dõi Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế xu hướng tích cực trong giai đoạn 2016- 2019 và tụt dốc mạnh vào giai đoạn dịch bệnh COVID-19 xuất hiện từ năm 2020. Đặt Việt Nam trong môi trường tăng trưởng chung của thế giới thì tốc độ tăng trưởng đang được đánh giá cao và khởi sắc so với các quốc gia trong khu vực. Theo Tổng cục Thống kê: năm 2020 GDP Lào đạt âm 1,03% khi Việt Nam tăng 2,91%, năm 2021 GDP Thái Lan đạt 1,6% trong khi Việt Nam là 2,58%.
* Lãi suất ngân hàng: trong thời kỳ này có xu hướng tăng lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc. Hành động tăng này nhằm mục tiêu hỗ trợ các ngân hàng có thể duy trì hoạt động trong tình hình dịch bệnh COVID-19 vì thu nhập của các
ngân hàng cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Theo số liệu từ báo cáo tài chính thì đến đầu năm 2020, tổng giá trị tiền gửi tại các ngân hàng thương mại và ngân hàng nhà nước rơi vào khoảng 330.000 tỉ đồng. Và các ngân hàng đang có động thái hạ lãi suất cho vay trong thời gian tới tạo điều kiện có các DN kinh doanh tại Việt Nam nói chung và các DN đầu tư nước ngoài nói riêng. ( Một thế giới mới, 2020)
* Lạm phát: lạm phát ở Việt Nam trong những năm gần đây luôn tăng ở mức thấp trong sự kiểm soát của nhà nước tạo cơ sở và động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Thời gian trở lại đây giá cả các mặt hàng không có biến động lớn, tuy nhiên trong giai đoạn năm 2020 khi bắt đầu xuất hiện dịch bệnh Covid 19 người dân thi nhau tích trữ lương thực, giá của một số mặt hàng thiết yếu trong mùa dịch tăng cao như: nhu yếu phẩm, khẩu trang, thuốc sát khuẩn,… bị đẩy giá tăng cao nhưng đã nhanh chóng được bình ổn trong thời gian ngắn. Trong năm 2021, trước bối cảnh tăng cao của lạm phát toàn cầu, giá nguyên liệu đầu vào, giá vận chuyển tăng cao khiến chỉ số tiêu dùng tăng không cao, cụ thể tăng 1,84% so với năm 2020, mức thấp nhất trong 6 năm vừa qua. (theo dõi biểu đồ 2.3)
Biểu đồ 2.3 Tốc độ tăng CPI của Việt Nam giai đoạn 2016-2021
( Tổng cục Thống kê, 2021 ) Các chỉ số kinh tế của Việt Nam không có gì đáng nổi bật nhưng vẫn được đánh giá là những chỉ số ổn định, phát triển phù hợp với nhu cầu thực tiễn hiện nay.
2.66
3.53 3.54
2.79
3.23
1.84
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4
1
Bình quân năm so với năm trước
Tốc độ tăng CPI của Việt Nam giai đoạn 2016-2021 (%)
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Dựa vào các chỉ số này chúng ta có thể đưa ra các kế hoạch duy trì phát triển triển theo hướng hiện tại hoặc đẩy mạnh hơn giúp MTĐT ngày càng hoàn thiện.