CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
2.3 Đánh giá môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.3.1 Đánh giá môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài theo SWOT
Thông qua mô hình phân tích SWOT trong việc phân tích môi trường bên ngoài và phân tích môi trường sở tại trong việc thu hút ĐTTTNN vào Việt Nam để thấy được điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức. Dựa vào đó làm cơ sở đưa những kiến nghị, giải pháp giúp hoàn thiện MTĐT.
2.3.1.1 Theo thế mạnh (Strengths) - Tình hình chính trị ổn định:
Đề cao yếu tố hòa bình và đảm bảo an toàn con người lên hàng đầu. Đây có thể được cho là điều kiện trọng yếu để các nhà đầu tư đặt nền móng tại môi trường
Việt Nam. Hơn hết, Việt Nam có mối quan hệ hữu nghị, hòa nhã với các quốc gia trên thế giới nên các bên đều tạo điều kiện về mặt chính trị lẫn pháp luật để hỗ trợ nhà đầu tư vào môi trường ĐTTTNN tại Việt Nam. Theo thống kê của Cổng thông tin Chính phủ: “Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 169 nước và lãnh thổ thuộc các châu lục, và lần đầu tiên trong lịch sử có quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn, các ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc.” Vì vậy Việt Nam đạt nhiều thành quả trong xúc tiến thương mại, khi EVFTA giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu có hiệu lực sẽ áp dụng cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước thành viên giữa các bên cùng với lộ trình xóa bỏ thuế quan trong 10 năm. Để phát triển thương mại điện tử giữa Việt Nam và EU, các giao dịch điện tử sẽ được miễn thuế nhập khẩu.
- Vị trí địa lý thuận lợi:
Việt Nam có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi vừa là trung tâm kinh tế vừa là trung tâm kết nối khu vực. Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, là cửa ngõ ra biển của các nước Lào, Đông Bắc, Campuchia, Thái Lan, là nơi qua lại, giao thương quan trọng giữa các quốc gia với nhau. Về tự nhiên, Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên khoáng sản, động thực vật phong phú. Có đường bờ biển dài hứa hẹn du lịch phát triển. Vì vậy thu hút đầu tư vào Việt Nam thường tập trung vào các ngành, lĩnh vực mũi nhọn như dịch vụ hàng hải, logistics, vật liệu xây dựng, công tác khai khoáng tài nguyên, may mặc, du lịch,…
- Nguồn nhân lực dồi dào:
Quốc gia có nguồn nhân lực cực kỳ dồi dào, giá rẻ, chất lượng được đào tạo bài bản, năng suất lao động đang dần được nâng cao. Việt Nam có ưu thế cạnh tranh hơn so với các nước láng giềng. Độ tuổi trung bình của cả nước là 31 với 69,3% dân số trong độ tuổi từ 15 đến 64 hứa hẹn đáp ứng nhà đầu tư cần nguồn nhân công lớn, chi phí thấp. Vấn đề việc làm, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam cũng được giải quyết khi dễ dàng thu hút các dự án thuộc ngành dày da, may mặc.
- Đảm bảo cân bằng hệ thống y tế:
Hệ thống y tế của Việt Nam đảm bảo được thể hiện rõ trong thời gian dịch bệnh COVID- 19 xuất hiện. Khi số lượng ca nhiễm bệnh trên thế giới gia tăng ở
những con số không thể tưởng tượng thì tại Việt Nam với sự chịu chi và quan tâm sức khỏe cộng đồng từ hệ thống y tế và nhà nước thì con số mắc bệnh chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bởi vậy mà các con số về hấp dẫn đầu tư tại Việt Nam có sự gia tăng đáng kinh ngạc trái ngược so với các nền kinh tế hàng đầu thế giới như tại châu Âu, Mỹ latin, châu Phi. Cụ thể dòng vốn FDI năm 2020 của khu vực châu Mỹ Latinh và Caribe giảm 45%, châu Phi giảm 16%, trong khi đó tại Châu Á lại tăng 4%. Việt Nam lọt vào top 20 quốc gia thu hút đầu tư FDI trên thế giới. Trong năm 2021, mặc dù ảnh hưởng từ dịch bệnh vẫn vô cùng nặng nề tới nền kinh tế của nhiều quốc gia;
song tính đến tháng 11 năm nay, đã có 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Cụ thể trong đó: “Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 7,6 tỷ USD, chiếm 28,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 5,9% so với cùng kỳ 2020;
Hàn Quốc đứng thứ hai với 4,36 tỷ USD, chiếm 16,5% tổng vốn đầu tư, tăng 17,6%
so với cùng kỳ. Nhật Bản đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,7 tỷ USD, chiếm gần 14% tổng vốn đầu tư, tăng 54% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan,...” ( báo cáo của UNCTAD)
- Có nhiều chính sách ưu đãi với nhà đầu tư:
Việt Nam đang áp dụng nhiều cơ chế ưu đãi thuế cho nhà đầu tư cụ thể ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi thuế xuất nhập khẩu và ưu đãi thuế tài chính đất đai:
Bảng 2.3: Ưu đãi đầu tư về thuế
Thuế Ưu đãi Ghi chú
Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế suất được giảm 5% thời gian tối đa không quá 37,5 năm
- Thời gian hoạt động 6 năm được miễn thuế, thời gian hoạt động 13 năm giảm 50% thuế
Áp dụng cho các dự án hưởng ưu đãi đầu tư đặc biệt theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
Miễn thuế thu nhập đối với các dự án chuyển giao công nghệ thuộc diện ưu đãi đầu tư Thuế XNK Miễn thuế xuất nhập với
một số mặt hàng hóa
Miễn đối với các mặt hàng gồm vật tư phương tiện vận tải, hàng hóa để thực hiện dự án đầu tư.
Ưu đãi tiền thuê đất, thuê mặt nước
- Mức giảm tối đa 75%
tiền thuê đất
- Tối đa 22,5 năm cho thời gian miễn tiền thuê đất, thuê mặt trước
( Thư viện pháp luật ) 2.3.1.2 Theo điểm yếu ( Weaknesses )
Một quốc gia kém phát triển vươn lên thoát nghèo, chưa được thế giới đánh giá cao thì chắc chắn vẫn còn nhiều điểm hạn chế cần cải thiện khắc phục trong việc hoàn thiện môi trường ĐTTTNN. Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu đang bất ổn định về cả chính trị và xã hội như hiện nay thì điểm yếu càng lộ rõ và cần được làm rõ để có phương án khắc phục.
- Thủ tục hành chính rườm rà:
Thủ tục hành chính phải qua nhiều cửa, nhiều bộ phận xét duyệt dẫn đến một bộ phận sai sót thì cả dự án phải dừng lại quá trình xét duyệt ( theo dõi biểu đồ 2.5). Do nhiều bên tham gia vào thủ tục hành chính nhiều cán bộ không hiểu rõ luật,
còn kém trong thông tin và trao đổi giữa các ban, bộ, ngành liên quan là những tồn tại cần khắc phục nhanh chóng. Thủ tục hành chính (ngay cả khi đã được các cơ quan chức năng cải thiện) vẫn còn phức tạp một cách không cần thiết. Đánh giá thấp yếu tố tốc độ các thủ tục này có thể dẫn đến công việc chậm tiến độ, lãng phí tiền bạc và thời gian, mất cơ hội.
Biểu đồ 2.5: Thủ tục đề nghị dự án đầu tư
(Sở tư pháp) - Chính sách ưu đãi đầu tư không rõ nét:
Ưu đãi đầu tư chưa rõ ràng chưa thống nhất không kịp thời đảm bảo cho 100% DN tiếp thu chính sách mới và hiểu các chính sách mới. Khảo sát của VCCI (2019) cho biết số DN ý kiến thủ tục xuất nhập khẩu kém cải thiện lên tới 57%. Các DN nhận xét rằng việc cắt giảm hỗ trợ đầu tư, kinh doanh tại một số lĩnh vực chưa thực sự hiệu quả, các DN vẫn chưa được thụ hưởng thành quả từ các chính sách cải cách.
- Chi phí hành chính cao:
Thực hiện thủ tục hành chính của Việt Nam còn khá cao, thời gian thông quan chậm là vấn đề e ngại lớn cho các nhà đầu tư khi thực hiện xuất chuyển hàng hóa nguyên vật liệu giữa các quốc gia và môi trường ĐTTTNN là Việt Nam. Theo
Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư tại nơi dự án đầu tư
Bước 2: Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi xin ý kiến của cơ quan nhà nước có liên quan và đồng thời gửi dựn án đầu tư xin ý kiến Bộ Kế hoạch và Bước 3: Cơ quan được lấy ý
kiến cho nội dung thuộc phạm vi quản lý của mình và gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư
Bước 4: Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo trình Ủy ban tỉnh
Bước 5: Ủy ban tỉnh đồng ý và gửi Quyết định ý kiến ngược lại cho Bộ Đầu Tư thông báo cho Nhà đầu tư
WB: “ hiện thời gian làm thủ tục giao dịch thương mại qua biên giới ở Việt Nam gấp 2 lần của Thái Lan, 3 lần của Malaysia. Chi phí nhập khẩu mà các DN phải thực hiện ở các cửa khẩu của Việt Nam cũng cao hơn 2 lần so với Thái Lan, Malaysia và Singapore...”
- Chất lượng lao động và CSHT không đạt chuẩn:
Chất lượng của lực lượng lao động Việt Nam cũng như CSHT của địa phương có thể chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế. Sự thiếu hụt lao động có kỹ năng được cho là kết quả của sự chênh lệch nghiêm trọng giữa phát triển kinh tế, xã hội và giáo dục. Theo báo cáo Tổng cục Thống kê: “ Tỷ trọng lao động đã qua đào tạo ở nước ta còn rất thấp, khoảng 86,7% dân số trong độ tuổi lao động chưa được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật”. Các nhà đầu tư cũng có thể cần phải chi một lượng vốn đáng kể vào việc cải thiện CSHT. Điều này làm gia tăng yếu tố e ngại của các nhà đầu tư khi tham gia môi trường Việt Nam kết quả làm mất đi một lượng đầu tư đáng kể.
- Hệ thống hạ tầng giao thông còn hạn chế:
Cơ quan của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, 2021 cho biết: “Hệ thống hạ tầng giao thông của Việt Nam hiện vẫn còn là điểm nghẽn đối với nhu cầu phát triển để tiến tới mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó hệ thống đường bộ cao tốc mới bước đầu hình thành, chưa đạt mục tiêu đến năm 2020 đưa vào sử dụng khoảng 2.000km đường cao tốc; hệ thống đường sắt lạc hậu, chưa đầu tư được đường sắt tốc độ cao, hệ thống đường sắt đô thị mới đầu tư xây dựng những tuyến đầu tiên; hệ thống cảng biển chưa khai thác hết công suất thiết kế; một số cảng hàng không đã xảy ra quá tải...”
2.3.1.3 Theo cơ hội ( Opportunities ) - Dịch bệnh tạo ra cơ hội:
Lúc thế giới đang chật vật với Covid 19 thì Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Tuy nhiên trong quãng thời gian này cũng là cơ hội lớn cho Việt Nam khẳng định vị thế của mình trong việc đảm bảo an toàn cho MTĐT, điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư trên thế giới. Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh so với các nước ASEAN khác để thu hút các nhà đầu tư vào kinh doanh tại Việt Nam do đã kiểm soát rất tốt đại dịch với số ca COVID-19 ít so với Thái Lan và Indonesia ( theo dõi hình 2.1).
Hình 2.1: Dòng vốn FDI vào các nước Đông Nam Á 2019-2020
( Tổng cục Thống kê, 2020 ) Năm 2020, ba quốc gia thu hút FDI lớn nhất là: Singapore, Indonesia và Việt Nam chiếm tới 90% dòng vốn FDI, đều ghi nhận sự sụt giảm FDI so với năm 2019 ( chưa xuất hiện dịch COVID-19).
Cơ hội hưởng lợi từ dòng vốn dịch chuyển từ các quốc gia bị thiệt hại nặng nề hay đóng băng bởi Covid 19: “ Mảnh đất lành” cho dòng vốn FDI chất lượng cao là mỹ từ dành cho Việt Nam không sai đặc biệt là khi thời điểm dịch bệnh COVID- 19 xuất hiện. Trung Quốc nơi đầu nguồn của thảm họa dịch bệnh xuất hiện nên không có gì lạ khi nhiều tập toàn, DN quốc tế lớn đang muốn nhiều cơ hội đầu tư đa dạng hóa chuỗi cung cấp và hạn chế phụ thuộc quá mức vào thị trường Trung Quốc, thâm chí là rút, giảm vốn khỏi thị trường này. Việt Nam quốc gia hưởng lợi đón dòng vốn dịch chuyển nhờ sự thích ứng nhanh nhẹn và thành công trong việc ngăn chặn dịch bệnh.
- Nền kinh tế, chính trị, xã hội ổn định:
Sự ổn định của chính trị - xã hội là yếu tố quan trọng tạo niềm tin sự yên tâm tuyệt đối cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Kinh tế phát triển ngay cả trong dịch bệnh diễn ra phức tạp nhất nên không bất ngờ khi các nhà đầu tư sẵn sàng tiếp
vốn, huy động vốn để mở rộng sản xuất và tăng cường đầu tư. CSHT các khu như khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, đặc khu kinh tế tiếp tục được bổ sung hoàn thiện và nâng cấp.
- Nâng tầm vị thế tên tuổi của Việt Nam:
Tên tuổi của Việt Nam cũng đã thay đổi sau khi thành công trong việc kiểm soát dịch Covid 19. Thế giới đã ghi nhận thành công của Việt Nam trong việc chống lại COVID-19 vào năm 2020 khi các quốc gia khác đang đấu tranh để dập tắt bệnh nhiễm trùng và ban hành chính sách rõ ràng của chính phủ. Mặc dù Việt Nam đang trải qua số ca bệnh tăng cao nhất, nhưng chính phủ vẫn duy trì một nỗ lực phối hợp mạnh mẽ để ngăn chặn vi rút. Hoạt động kinh tế đặc biệt là hoạt động đầu tư vẫn diễn ra bình thường. Nhờ cơ hội này MTĐT trực tiếp tại Việt Nam được các nhà đầu tư trên thế giới quan tâm và biết đến nhiều hơn. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2021: “mặc dù gặp nhiều bất lợi từ diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID- 19 nhưng các khu kinh tế, khu công nghiệp vẫn thu hút được 539 dự án ĐTTTNN và 615 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký mới 12,8 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2020 và số vốn tăng thêm 236.200 tỷ đồng, tương đương năm 2020.”
- Tận dụng dòng vốn chuyển dịch thương mại:
Tình hình chính trị trên thế giới vẫn căng thẳng tạo điều kiện cho một môi trường chính trị ổn định như Việt Nam: Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đã kéo theo sự dịch chuyển vốn giữa các khu vực và quốc gia, đặc biệt là xu hướng dòng vốn của các DN quốc tế ra khỏi Trung Quốc. Hiện tại, một số tập đoàn lớn nhất thế giới có kế hoạch chuyển chuỗi sản xuất sang Việt Nam. Chẳng hạn, LG Electronics lựa chọn MTĐT Việt Nam bằng việc chuyển toàn dây chuyền sang xuất điện thoại thông minh tới Hải Phòng, Việt Nam- Panasonic Appliances Việt Nam đang chuẩn bị được chuyển giao sản xuất tủ lạnh dung tích lớn và máy giặt cửa đứng dung tích lớn từ Thái Lan. Do tác động của đại dịch Covid-19, quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn. Nhiều nhà sản xuất hợp đồng lớn cho các công ty điện tử như Foxconn, Luxshare, Pegatron,… cũng có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam.
2.3.1.4 Theo thách thức ( Threats )
- Cạnh tranh thu hút FDI với các nước trong khu vực:
Một đối thủ khác của Việt Nam về thu hút FDI là Indonesia, quốc gia đã xây dựng kế hoạch xây dựng nhiều khu công nghiệp đến năm 2024 với nhiều ưu đãi như giảm thuế TNDN từ 22-25% trong năm nay và giảm liên tục xuống 20% vào năm 2022. Trung Quốc Giảm thuế cho các công ty có quy mô nhỏ và lợi nhuận thấp, các công ty hoặc dự án tập trung vào phát triển kỹ thuật / công nghệ cao, bảo vệ hoặc môi trường bảo vệ, tiết kiệm năng lượng, nước. Trong khi tình hình dịch bệnh trở nên bình thường, các quốc gia đang và sẽ phục hồi trở lại sau dịch bệnh rất tốt thì chúng ta phải cạnh tranh với các MTĐT khác trong việc thu hút FDI
- Dự án FDI kém chất lượng:
Dù tăng về số lượng nhưng Việt Nam cũng cần đánh giá và sàng lọc chất lượng của các nguồn FDI, cũng như tránh các nguồn FDI có chất lượng kém như công nghệ lạc hậu, gây hại cho môi trường. Các dự án FDI có thể sử dụng công nghệ, kỹ năng cao và phương thức kinh doanh tiên tiến gắn với phát triển bền vững hoặc sử dụng công nghệ cũ, kém thân thiện với môi trường. Có một thực tế là Việt Nam đã phải trả một cái giá đắt về môi trường cho một số dự án FDI. Gần nhất là dự án Formosa tại Hà Tĩnh, Vedan gây ô nhiễm sông Thị Vải.
- Nguy cơ bị thâu tóm thị trường:
Thành công trong việc thu hút FDI đi kèm với lo ngại rằng nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào các nhà ĐTNN và một số dự án FDI đã có những tác động tiêu cực lớn đến môi trường ĐTTTNN. Khi dòng vốn nước ngoài chảy vào quá nhiều cũng có thể gây ra bất ổn kinh tế vĩ mô. Các DN trong nước khó cạnh tranh và có nguy cơ bị đào thải. Ví dụ, ngay trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO, vốn ĐTTTNN (FDI) và các nguồn vốn khác đã tràn vào trong nước, gây khó khăn cho việc ban hành và thực hiện các chính sách tiền tệ phù hợp, tạo ra áp lực lạm phát cũng như biến động thị trường chứng khoán và bất động sản. Hệ lụy của điều này là nghiêm trọng: bất ổn kinh tế vĩ mô, thậm chí là khủng hoảng toàn diện, đặc biệt là khi không có các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp.
Mặc dù dòng vốn FDI tính theo tỷ lệ phần trăm GDP tương đối cao 7,3% vào năm 2020, những thách thức đáng kể vẫn còn trong MTĐT của Việt Nam. Các hạn chế đó còn có cả việc tham nhũng, CSHT yếu kém không đạt chất lượng, thực thi quyền sở hữu trí tuệ còn kém, hạn chế số lượng nguồn lao động tay nghề cao, thực