Ngắt nhịp trong thơ lục bát thời kì Thơ Mới

Một phần của tài liệu vần và nhịp trong thơ lục bát thời kỳ thơ mới (1932 - 1945) (Trang 68 - 96)

6. Bố cục của luận văn

3.2. Ngắt nhịp trong thơ lục bát thời kì Thơ Mới

Như trên đã trình bày, ngắt nhịp của lục bát trong ca dao và thơ truyền thống chủ yếu được ngắt nhịp chẵn, tức nhịp đôi cơ bản. Hiện nay không ít nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về lục bát đã chú ý đến nhịp lẻ, một biểu hiện không mấy phổ biến nhưng hiệu quả biểu đạt của nó lại rất lớn. Trong Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Phan Ngọc đã nhấn mạnh đến nhịp lẻ và đưa ra một cách hệ thống những biểu hiện mang tính đặc trưng của nhịp lẻ trong Truyện Kiều.

Tính nhịp nhàng về ngữ đoạn trong ngữ lưu đã chi phối hết sức mạnh mẽ sự hình thành các yếu tố âm thanh của âm điệu và vần điệu. Một biểu hiện rõ nét nhất của điều này là cuối mỗi nhịp đôi hay nhịp chẵn, thường có tính cố định, là thanh bằng ở vị trí tiếng thứ 2, thanh trắc ở tiếng thứ 4, thanh bằng tiếng thứ 6. Vì vậy, khi nhịp điệu thay đổi thì cái cấu trúc âm điệu này cũng biến đổi theo.

Nhịp điệu thông thường của thơ lục bát có cái nền cơ bản là nhịp 2/ 2/ 2 ở dòng Lục và 2/ 2/ 2/ 2 ở dòng Bát. Trên cái nền ấy, căn cứ vào sự kết hợp các nhóm từ để đem đến một sự thống nhất về nội dung thông báo, về ngữ nghĩa, có thể nhận thấy rằng trong Lục bát thời Thơ Mới còm dùng những nhịp khác chồng lên để phá vỡ cái vẻ đơn điệu của câu thơ. Đọc những dòng thơ như: “Chị bây giờ/ nói thế nào”, “Mẹ trông theo/ Mẹ thở dài”, “Thầy đừng nhớ/ mẹ đừng mong” “Nhưng em ơi/ một đêm hè) (Nguyễn Bính) và “Gió đưa hơi/ gió đưa hơi”, “Đêm vừa nhẹ/ gió vừa mơn” (Huy Cận), người đọc sẽ khó hình dung ra rằng đây là những dòng lục bát đích thực, nếu không có một bối cảnh đủ để nó tồn tại trong nhạc điệu thể loại. Nếu so sánh những

dòng lục bát trên với những câu lục bát trong ca dao: “Hoa thơm/ xuống đất/

cũng thơm; Em giòn/ rách áo/ đói cơm/ cũng giòn”, hoặc “Nhớ ai/ ra ngẩn/ vào ngơ; Nhớ ai/ ai nhớ/ bây giờ/ nhớ ai” (Ca dao), dễ dàng nhận thấy rằng lục bát Thơ Mới rõ ràng đã có những nét khác biệt đáng kể về nhịp điệu so với lục bát trong ca dao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong chương 3 của luận văn này, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát một số biểu hiện về nhịp thơ lục bát trong phong trào Thơ Mới để thấy được sự khác biệt của lục bát thời kì này so với lục bát ca dao trên phương diện đang xem xét. Mặc dù trong quá trình khảo sát về nhịp trong thơ lục bát Thơ Mới, chúng tôi có tham khảo ý kiến của các bạn đồng nghiệp, những người cùng học tập, nghiên cứu ngôn ngữ, tuy nhiên cũng không tránh khỏi có những chỗ còn mang màu sắc chủ quan, do thói quen tiếp nhận thơ lục bát và ngắt nhịp tâm lí của bản thân, vì vậy những con số đưa ra trong phần khảo sát này không nên xem là chính xác tuyệt đối.

3.2.1. Nhịp của dòng lục 3.2.1.1. Tư liệu thống kê

Bảng 3.1. Thống kê các loại nhịp trong dòng lục

Tác giả Loại nhịp Nguyễn Bính Huy Cận Xuân Diệu Thế Lữ Lƣu Trọng Lƣ Nhịp 2 - 2 - 2 (số lượng, tỉ lệ) 103 25.4% 15 27.8% 11 28.2% 16 23.9 8 28.6 Nhịp 2 - 4 (số lượng, tỉ lệ) 219 54.1% 31 57.4% 22 56.4% 38 56.7 14 50% Nhịp 4 - 2 (số lượng, tỉ lệ) 22 5.4% 4 7.4% 5 12.8% 3 4.5% 0 Nhịp 3 - 3 (số lượng, tỉ lệ) 3 9.4% 4 7.4% 1 2.6% 7 10.5 4 14.3% Nhịp 1 - 5 (số lượng, tỉ lệ) 11 2.1% 0 0 1 1.5% 2 7.1% Nhịp 5 - 1 (số lượng, tỉ lệ) 0 0 0 0 0 Nhịp 2 - 1 - 3 (số lượng, tỉ lệ) 9 2.2% 0 0 0 0 Nhịp 1- 1 - 4 (số lượng, tỉ lệ) 3 0.8% 0 0 1 1.5% 0 Nhịp 1 - 3 - 2 (số lượng, tỉ lệ) 0 0 0 1 1.5% 0 Tổng hợp (số lượng, tỉ lệ) 405 100% 54 100% 39 100% 67 100% 28 100%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.1.2. Các nhận xét

Từ bảng thống kê các loại nhịp ở dòng lục của lục bát thời kì Thơ Mới, có thể thấy rằng trên cái nền nhịp đôi cơ bản của lục bát truyền thống, lục bát thời kì này đã có những biến đổi đáng kể để tạo cho lục bát một nhạc điệu phong phú, tránh được sự đều đều, lặp lại, hoặc giống như lối diễn ca. Nhịp điệu của lục bát Thơ Mới nhìn chung biểu hiện khá đa dạng và phong phú, góp phần không nhỏ vào việc diễn đạt tinh tế cảm xúc thơ, cũng như thể hiện được vai trò ngữ nghĩa của nó.

(i) Xét nhịp 2 - 2 - 2 dòng lục: Đây là loại nhịp cơ bản trong thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Qua bảng số liệu thống kê có thể nhận thấy rằng nhịp 2 - 2 - 2 chiếm một tỉ lệ tương đối lớn, sau nhịp 2 - 4 ở dòng lục, ở mức trên 20 %. Với nhịp đôi cơ bản, những câu lục bát kiểu này đem lại cho người đọc một cảm nhận về một dòng ngữ lưu êm ái, uyển chuyển,

nhẹ nhàng. Nhìn chung từ lục bát trong ca dao đến lục bát Truyện Kiều, nhịp

2 - 2 - 2 vẫn luôn là loại nhịp ưu thế, có thể coi nó như “bản sắc” của lục bát. Bởi khi không tìm ra một lối ngắt nhịp nào ưu việt nhất cho một cặp thơ sáu - tám, thì rất có thể người ta thường đưa nó về nhịp đôi cơ bản, tại đó, với cái lí của ngắt nhịp tâm lí thì những câu lục bát tự nó bộc lộ nhạc điệu của chính mình. Ví dụ về nhịp 2 - 2 - 2 ở dòng lục:

Một lầm/ hai lỡ/ keo sơn

Mong gì gắn lại/ phím đờn ngang cung

(Lỡ bước sang ngang - Nguyễn Bính)

Canh khuya/ tạnh vắng/ bên cồn Trăng phơi đầu bãi/ nước dồn mênh mang.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Hàng châu/ lặng lẽ/ rơi chìm

Dưới hồ trong vắt/ bên thềm đăm đăm. Hai cô/ lả lướt/ nghiêng nằm Hai cô/ đứng thắp hương trầm/ hai bên

(Ma túy - Thế Lữ)

(ii) Xét nhịp 2 - 4 dòng lục: loại nhịp này xuất hiện tương đối nhiều trong thơ lục bát Thơ Mới (219 lần trong thơ Nguyễn Bính, 31 lần trong thơ Huy Cận, 22 lần trong thơ Xuân Diệu, 38 lần trong thơ Thế Lữ và 14 lần trong thơ Lưu Trọng Lư), hầu hết các tác giả thời kì này đều ưa dùng loại nhịp 2 - 4 ở dòng lục. Ví dụ:

Ánh xuân/ lướt cỏ xuân tươi, Bên rừng thổi sáo một hai kim đồng.

(Tiếng sáo thiên thai - Thế Lữ) Bông hoa/ nay vẫn còn hương

Lòng ta còn vết đau thương, không cùng.

(Bông hoa rừng - Thế Lữ)

Đặc biệt trong thơ Nguyễn Bính, tỉ lệ nhịp 2 - 4 chiếm tương đối lớn:

Rùng mình/ tôi vội gạt đi: Già ơi! Thảm lắm! Kể chi dài dòng?

Phải chăng? / Mình có nên ngờ, Rằng người năm ấy/ bây giờ là đây?

(Dòng dư lệ- Nguyễn Bính)

Trong thơ lục bát, loại nhịp 2 - 4 thường xuất hiện dưới áp lực ngữ nghĩa. Hơn nữa, so với nhịp đôi truyền thống thì khi ngắt nhịp này đã giảm đi được một khoảng thời gian đáng kể, đưa người đọc vào câu chuyện mà nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thơ muốn kể. Nguyễn Bính vốn là một nhà thơ rất khéo kể chuyện, mà lại là những câu chuyện tình dở dang, lỡ bước thì khi sử dụng nhịp thơ này, tác giả tạo ra được một hiệu quả nghệ thuật rất lớn để dẫn người đọc cuốn vào những câu chuyện của ông:

Hỡi ơi!/ Bướm trắng tơ vàng! Mau về mà chịu tang nàng đi thôi!

Đêm qua/ nàng đã chết rồi,

Nghẹn ngào tôi khóc ... Quả tôi yêu nàng.

(Người hàng xóm)

Trong trường hợp trên, nếu ngắt nhịp 2/ 2/ 2: “Hỡi ơi!/ Bướm trắng/ tơ

vàng”, “Đêm qua/ nàng đã/ chết rồi” người đọc sẽ cảm nhận một giọng kể đều đều, chậm rãi, bình thản, biến cố dù có cũng không đủ gây ra sự hốt hoảng; nhưng nếu sử dụng lối ngắt nhịp 2 / 4 thì rõ ràng người đọc cảm thấy sự hụt hẫng, dồn dập của cảm xúc, sau hai âm tiết đầu như một tiếng nấc nghẹn ngào, để rồi sự đau thương trào lên như một đợt sóng không sao kìm chế được. Trong một bài thơ khác của Nguyễn Bính, ta thấy lối ngắt nhịp 2 - 4 lại được dùng để thể hiện nỗi buồn dai dẳng, sự xót xa cho duyên phận cách trở, và nó giống như một tiếng thở dài:

Bao giờ,/ Chức Nữ em ơi! Cho trời trông lại,/ cho trời quay đi?

Xuân xanh,/ để lỡ một thì, Anh là bướm dại,/ yêu gì được hoa.

(Ngưu Lang Chức Nữ)

Trong một trường hợp khác, nhà thơ Xuân Diệu lại sử dụng nhịp thơ 2 - 4 ở dòng lục kết hợp với nhịp 4 - 4 ở dòng bát để thể hiện nỗi buồn của con người thời đại, cái buồn nhẹ nhàng nhưng thấm thía:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Không gian/ như có dây tơ,

Bước đi sẽ đứt,/ động hờ sẽ tiêu. Êm êm/ chiều ngẩn ngơ chiều, Lòng không sao cả/ hiu hiu khẽ buồn.

(Chiều)

Nhìn chung lối ngắt nhịp 2 - 4 ở dòng lục trong thơ lục bát Thơ Mới chiếm một tỉ lệ khá lớn, điều đó nó cũng cho thấy phần nào sự biến đổi của một thể thơ rất đỗi quen thuộc đối với người Việt, và sự biến đổi ấy chắc chắn nên và cần có.

(iii) Xét nhịp 4 - 2 dòng lục: Mặc dù nó vẫn là nhịp chẵn, nhưng so với nhịp đôi cơ bản thì nhịp 4 - 2 cũng tiết kiệm được một chỗ dừng. Trong đối sánh với các loại nhịp khác của thơ lục bát thời kì này, nhịp 4 - 2 chiếm số lượng không nhiều (5.4 % trong thơ Nguyễn Bính, 7.4% trong thơ Huy Cận, 12.8% trong thơ Xuân Diệu, 4.5% trong thơ Thế Lữ và không có trong thơ Lưu Trọng Lư). Sự góp mặt của loại nhịp này cũng có vai trò khá quan trọng trong việc biểu cảm riêng, đồng thời nó cũng góp phần đem đến sự phong phú về thể loại nhịp cho lục bát thời kì Thơ Mới:

+)Nhịp 4 - 2 trong thơ Nguyễn Bính:

Vội vàng chi mấy/ cô Thơ!

Áo bông tuy ấm/ nhưng chưa bằng chồng.

(Trở rét - Nguyễn Bính)

Lại vì sao nữa/ đổi ngôi, Không mà, sao ấy vào chơi sao này.

(Trông sao - Nguyễn Bính) +) Nhịp 4 - 2 trong thơ Huy Cận:

Ngàn năm sực tỉnh/ lê thê

Trên thành son nhạt/ chiều tê cúi đầu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Nắng chia nửa bãi/ chiều rồi,

Vườn hoang trinh nữ / xếp đôi lá trầu. (Ngậm ngùi) +) Nhịp 4 - 2 trong thơ Xuân Diệu:

Con chim năm trước / bay rồi, Cành cây lặng lẽ, rơi đôi bóng chiều.

(Ngã ba)

Mùa thi sắp tới!/ em thơ Cái hôn âu yếm, xin chờ năm sau.

(Mùa thi) +) Nhịp 4 - 2 trong thơ Thế Lữ:

Trời cao vàng tắt / trên cây Con chim bé nhỏ / gọi ngày hôm sau.

(Tối)

Tưởng tay nương vuốt, / không dè Bóp thêm cho máu dầm dề lại tuôn.

(Bông hoa rừng)

Nhịp thơ 4 - 2 xuất hiện là do quan hệ cú pháp yêu cầu, nhưng mặt khác nó lại thể hiện một ý nghĩa khá quan trọng. Hai chữ cuối bị tách ra tạo một ấn tượng mạnh với người đọc, đồng thời hai chữ cuối cũng làm nên đối trọng trong quan hệ với bốn chữ đầu, nhằm nhấn mạnh giá trị biểu cảm của nó và thúc đẩy người đọc suy nghĩ.

(iv) Xét nhịp 3 - 3 ở dòng lục: Khi nội dung giao tiếp mang tính trang trọng và có mục đích rõ ràng thì chủ thể nói năng luôn có ý thức sửa lời. Cuộc vận động đó làm xuất hiện các ngữ đoạn cân đối về nhịp trong các quán ngữ, thành ngữ, tục ngữ, kiểu 2 - 2: Ăn vóc, học hay; kiểu 3 - 3: Cui đánh đục/đục đánh khăng; kiểu 4 - 4: Xem bói ra ma/quét nhà ra rác. Các đặc ngữ có hình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thức cân xứng 3 - 3 không nhiều. Vì vậy khi đi vào nhịp điệu thơ lục bát, loại nhịp này càng hiếm và trở nên đặc biệt hơn. Nhịp 3 - 3 là nhịp cân đối nhưng lại là kiểu cân đối lẻ nên được coi là nhịp đặc biệt trong thơ lục bát. Ngắt nhịp 3 - 3 tạo nên tính đối lập. Tuy nhiên mức độ đối lập tùy thuộc vào các cấu trúc nội bộ của hai phần. Đối cơ bản hoặc đối toàn phần thì được gọi là tiểu đối, đối không cơ bản được gọi là đối xứng thường, đối trùng lặp một phần ngữ âm của nhịp sau gọi là đối xứng trùng điệp. Nhịp lẻ 3 - 3 trong ca dao xuất hiện không nhiều, chiếm một tỉ lệ không đáng kể, nhưng lại xuất hiện với một tần số tương đối lớn trong Truyện Kiều (4. 9%) và đến thơ lục bát thời kì thơ Mới cũng dừng lại ở mức tương đương. Trong loại nhịp 3 - 3 ta thấy có ở mỗi tiểu loại lại có một biểu hiện riêng.

- Nhịp 3 - 3 tiểu đối: Phan Ngọc cho rằng, “Nhịp này đã có từ trước, nhưng chỉ trở thành biện pháp có ý thức vào thế kỉ 17”. Tuy nhiên phải đến

lúc Nguyễn Du sử dụng trong Truyện Kiều nổi tiếng của mình thì nhịp 3 - 3

mới được xem như một loại nhịp biến cách có hiệu quả biểu đạt đặc biệt và

hoàn toàn có thể dung hợp được trong thể thơ lục bát. Trong Truyện Kiều

khoảng 22 trường hợp tiểu đối. Ví dụ: Mai cốt cách / tuyết tinh thần, Người

quốc sắc / kẻ thiên tài, Người yểu điệu / kẻ văn chương... Đây là những cấu trúc đối nội bộ. Càng về sau thơ lục bát càng hiếm gặp những cấu trúc đối chuẩn mực như vậy. Sở dĩ Nguyễn Du sáng tạo ra được những nhịp đối 3 - 3 cân xứng, đối ý, đối âm một phần do yêu cầu về tính cân đối, hài hòa của thi pháp Trung đại, một phần quan trọng không kém là tài năng sáng tạo thi ca của ông. Sáng tạo câu đối ba chữ là vô cùng khó, trong khi đối bốn chữ lại xuất hiện khá nhiều. Tiểu đối tạo ra cái nhìn toàn diện từ sự đối lập. Nó manh nha từ trong tư duy ngôn ngữ ở cấp độ từ: trên/ dưới, trước/sau, ra/vào,

mua/bán, đi/về, lên/xuống, ... Những cặp từ đối ý này có khi kết hợp với nhau và tạo thành từ ghép.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tiểu đối là hiện tượng đối của một cấu trúc ngôn ngữ trên cả hai bình diện ngữ âm và ngữ nghĩa. Về mặt ngữ âm, tiểu đối dựa vào sự đối xứng về nhịp (cân bằng về số lượng âm tiết giữa hai ngữ đoạn), thanh điệu (bằng / trắc) của các âm tiết tương ứng phải trái ngược nhau. Tùy theo mức độ nhiều hay ít mà ta có phép đối cân hay đối lệch. Về mặt ngữ nghĩa, đối có thể chỉnh hoặc không chỉnh. Tiểu đối càng chuẩn thì mối quan hệ ngữ âm ngữ nghĩa càng chặt, và vì vậy khả năng biểu đạt của nó càng lớn. Đến lục bát hiện đại,

cấu trúc đối 3 - 3 không còn giữ được tính chất chuẩn mực như trong Truyện

Kiều nữa. Cảm thức con người xã hội công nghiệp đã chú ý nhiều hơn đến sự

đột biến của nhịp sống để thoát khỏi sự tẻ nhạt, nhàm chán. Có lẽ điều đó cũng phần nào ảnh hưởng đến sự tìm kiếm nhịp lẻ trong lục bát, một thể thơ mà nhịp chẵn là nền tảng. Bên cạnh đó, các tác giả thơ lục bát thời kì Thơ Mới cũng cố gắng đi tìm trong nhịp đối 3 - 3 những cách biểu đạt mới. Trừ một vài trường hợp đối chuẩn, còn lại hầu như cấu trúc đối chỉ lưu ý âm tiết

đầu, cuối và thậm chí còn có thể lặp lại một âm tiết (Thầy đừng nhớ/ mẹ đừng

mong _ Nguyễn Bính). Mặc dù chỉ xuất hiện rất ít nhưng tiểu đối trong lục bát

Một phần của tài liệu vần và nhịp trong thơ lục bát thời kỳ thơ mới (1932 - 1945) (Trang 68 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)