Phân loại vần thơ

Một phần của tài liệu vần và nhịp trong thơ lục bát thời kỳ thơ mới (1932 - 1945) (Trang 41 - 42)

6. Bố cục của luận văn

2.1.3. Phân loại vần thơ

Đơn vị hiệp vần trong thơ Việt Nam là âm tiết. Dựa vào các tiêu chí khác nhau của âm tiết được gieo vần mà người ta phân loại vần thơ. Xét theo vị trí của các tiếng hiệp vần, thơ Việt Nam có hai loại: Vần chân và vần lưng. Vần chân (còn gọi là cước vận) là loại vần được gieo cuối dòng thơ, có tác dụng đánh dấu sự kết thúc và tạo nên mối liên kết giữa các dòng thơ. Trong vần chân cũng được phân chia rất đa dạng: Vần chân liên tiếp và vần chân gián cách, vần chân ôm nhau, có khi là sự hỗn hợp giữa các loại vần đó. Vần

chân là hình thức gieo vần phổ biến nhất trong thơ ca (Từ điển thuật ngữ văn

học). Vần lưng (còn gọi là yêu vận): vần được gieo vào giữa dòng thơ, thường

được phổ biến trong các thể thơ: lục bát, song thất lục bát, thơ tám chữ, thơ tự do. Vần lưng là một hiện tượng đặc biệt của vần luật thơ Việt Nam, tạo nên tính chất giàu nhạc điệu của tiếng Việt và câu thơ Việt Nam. Vần xét theo mức độ hòa âm được chia làm ba loại: Vần chính, vần thông, vần ép.

Vần chính: là vần có độ hòa âm cao nhất giữa các tiếng hiệp vần. Vần chính phải đảm bảo một số yêu cầu sau: Đồng nhất ở đặc trưng thanh điệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(cùng bằng hoặc cùng trắc); âm chính giống nhau, âm cuối (nếu có) phải giống nhau, phụ âm đầu (nếu có) phải khác nhau.

Vần thông có mức độ hòa âm thấp hơn vần chính nhưng phải thỏa mãn những đặc điểm sau: thanh điệu trong cặp vần đồng nhất hoàn toàn hoặc đồng nhất đặc trưng tuyền điệu (cùng bằng hoặc cùng trắc); âm chính trong cặp vần hoặc đồng nhất đặc trưng âm sắc (cùng bổng, cùng trầm vừa, hoặc cùng trầm), hoặc cùng đồng nhất đặc trưng âm lượng (cùng âm lượng lớn, cùng âm lượng trung bình hoặc cùng âm lượng nhỏ), âm cuối trong cặp vần hoặc đồng nhất hoàn toàn, hoặc cùng đồng nhất đặc trưng vang (cùng nhóm mũi) hoặc đồng nhất đặc trưng vô thanh (cùng nhóm vô thanh).

Vần ép: là loại vần có mức độ hòa âm thấp nhất, là loại vần cưỡng áp

(Dương Quảng Hàm). Trong thơ ca truyền thống, vần ép ít được sử dụng. Hiện nay trong thơ ca hiện đại, vần ép được sử dụng nhiều hơn. Trong vần ép, âm chính phải khác nhau về cả dòng và độ mở. Còn âm cuối có thể trùng nhau hoặc cùng nhóm phụ âm. Nếu dựa vào đường nét thanh điệu thì chia thành vần bằng và vần trắc. Vần bằng: tiếng hiệp vần có thanh ngang hoặc thanh huyền. Vần trắc: các tiếng hiệp vần có dấu sắc, ngã, nặng, hỏi.

Một phần của tài liệu vần và nhịp trong thơ lục bát thời kỳ thơ mới (1932 - 1945) (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)