Khái niệm “vần thơ”

Một phần của tài liệu vần và nhịp trong thơ lục bát thời kỳ thơ mới (1932 - 1945) (Trang 39 - 40)

6. Bố cục của luận văn

2.1.1. Khái niệm “vần thơ”

Ngôn ngữ thơ ca là thứ ngôn ngữ đặc biệt. Một trong những yếu tố làm nên điều đó chính là vần thơ. Thơ xưa thường chú trọng vào vần, xem như là một yếu tố bắt buộc khi sáng tác thơ. Hiện nay trong thể thơ ca tự do, vần không tối quan trọng, tuy nhiên vần vẫn là một yếu tố tạo nên sự khác biệt của thơ ca. Bàn về khái niệm vần thơ, đã có rất nhiều ý kiến. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một định nghĩa nào thật đầy đủ, bao quát thống nhất về khái niệm vần thơ.

Tác giả Dương Quảng Hàm trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu đã

đưa ra định nghĩa: Vần (chữ nho là vận) là những tiếng thanh âm hòa hiệp đặt

vào hai hoặc nhiều câu văn để hưởng ứng nhau. Định nghĩa này chú ý đến sự

hòa âm của vần. Tác giả Nguyễn Lương Ngọc trong Mấy vấn đề nguyên lí văn học đã nêu: Sự lặp lại những thanh đọc theo một âm ở cuối hay quãng giữa dòng thơ để tăng tiết tấu và sự biểu thị của từ gọi là vần. Trong định nghĩa này tác giả chú ý đến vai trò của thanh điệu, đến vị trí lặp lại của âm thanh. Điểm chung của hai định nghĩa này là đã nêu lên sự lặp lại của âm thanh trong các dòng thơ nhưng chưa thấy được chức năng liên kết của vần,

mà đây mới là chức năng quan trọng nhất của vần thơ. Trong Từ điển thuật

ngữ văn học, các tác giả Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử đã định

nghĩa khá đầy đủ về vần thơ: Một phương diện tổ chức văn bản thơ dựa trên

cơ sở lặp lại sự không hoàn toàn các tiếng ở những vị trí nhất định của dòng thơ nhằm tạo tính hài hòa và liên kết của dòng thơ và các đoạn thơ [20, tr.292]. Còn tác giả Mai Ngọc Chừ cụ thể hơn một bước trong khi định nghĩa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn âm nhất định giữa hai từ hoặc hai âm tiết ở trong hay cuối dòng thơ và thực hiện những chức năng nhất định như liên kết các dòng thơ, gợi tả, nhấn mạnh sự ngừng nhịp [9, tr.12].

Tóm lại, vần là sự lặp lại các âm tiết, từ theo những quy tắc nhất định.

Tuy nhiên, đó là sự lặp lại có tổ chức ý nghĩa. Roman Jakobson trong Ngôn

ngữ học và thi pháp học đã chỉ ra: dù vần thơ được xác định như sự lặp lại đều đặn của những âm vị tương đương hoặc những nhóm âm vị thì sẽ là sự tầm thường hóa nguy hiểm nếu xem xét vần chỉ từ cái nhìn âm thanh. Vần tất kéo theo sự tương đương ngữ nghĩa của những đơn vị hiệp vần [31, tr.15] (Trịnh Bá Đỉnh dịch từ tiếng Nga). Như vậy, vần thơ không chỉ mang tính hình thức, nghĩa là không chỉ là sự lặp lại âm thanh một cách vô nghĩa mà quan trọng hơn sự lặp lại đó, cách lựa chọn âm thanh đó tạo nên ý nghĩa gì trong tổng thể bài thơ, nó chuyển tải được nội dung gì mới là điều cốt yếu nhất.

Một phần của tài liệu vần và nhịp trong thơ lục bát thời kỳ thơ mới (1932 - 1945) (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)