Dấu hiệu hình thức của nhịp trong thơ

Một phần của tài liệu vần và nhịp trong thơ lục bát thời kỳ thơ mới (1932 - 1945) (Trang 64 - 68)

6. Bố cục của luận văn

3.1.3. Dấu hiệu hình thức của nhịp trong thơ

Nhịp thơ được tạo nên từ nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng nhất là những chỗ ngừng, ngắt, là độ dài ngắn khác nhau của các quãng nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ, khổ thơ, đoạn thơ. Những chỗ ngừng, nghỉ lại gắn với vần với những chỗ nhấn do thanh điệu âm sắc quy định.

Những yếu tố đó tạo nên cấu trúc nhịp thơ. Cấu trúc của nhịp thơ trước hết thể hiện nhịp của câu thơ, nhịp khổ thơ, ở việc sử dụng dấu câu của tác giả và khuôn nhịp chung cho thể loại. Vì thế mỗi thể loại thường có một cách ngắt nhịp riêng. Thơ lục bát thường ngắt nhịp chẵn, trong khi đó thơ thất ngôn thường ngắt nhịp lẻ. Kiểu ngắt nhịp của từng thể loại tạo thành tiết tấu riêng của thể loại.

Dựa vào những yếu tố trên chúng ta có thể nhận diện các dấu hiệu hình thức của nhịp điệu thơ:

Những dấu hiệu cú pháp như dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm... xuất hiện trên dòng thơ, câu thơ. Đó là những dấu hiệu rõ ràng mà chúng ta dễ nhận biết, ngoài ra cần chú ý những dấu hiệu hình thức sau đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Những điểm ngắt, điểm ngừng phân chia ra thành từng nhóm âm tiết, thành dòng, thành câu, thành khổ, thành đoạn. Trong các thể thơ cách luật, điểm ngừng thường được bố trí vào các vị trí cố định và xuất hiện đều đặn. Chẳng hạn trong thơ Đường luật thường ngắt nhịp 4/3:

Ao thu lạnh lẽo/ nước trong veo Một chiếc thuyền câu/ bé tẻo teo

(Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến) Thơ lục bát ngắt nhịp chẵn:

Này chồng/ này mẹ/ này cha Này là em ruột/ này là em dâu

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Trong thơ tự do việc phân bố điểm ngừng ngắt linh hoạt hơn, tự do hơn. Vì vậy phải dựa vào yếu tố ý nghĩa ngôn từ và dòng cảm xúc để xác định điểm ngừng, ngắt. Ví dụ trong hai câu thơ sau có thể có nhiều cách ngắt nhịp khác nhau, tùy thuộc vào sự tác động của dòng cảm xúc trên cơ sở ý nghĩa của ngôn từ:

Người ra đi/ đầu không ngoảnh lại Sau lưng/ thềm nắng/ lá rơi đầy

(Đất nước - Nguyễn Đình Thi) Hay:

Người ra đi/ đầu không ngoảnh lại Sau lưng/ thềm/ nắng lá rơi đầy.

Hoặc:

Người ra đi/ đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng/ lá rơi đầy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Vần:

Trong nhiều trường hợp, nhờ vần mà chỗ ngắt, chỗ ngừng sắc nét hơn. Đặc điểm này khá quan trọng trong thơ tự do vì không thể ngắt nhịp theo một mô hình có sẵn nên trong nhiều trường hợp sự hiệp vần trở thành tiêu chí quan trọng để xác định ngừng nhịp đúng chỗ:

Em nhỏ ngây thơ/ đôi mắt biếc Gói tròn thương tiếc/ chiếc khăn tay

(Tống biệt hành - Thâm Tâm)

* Yếu tố tạo nên nhịp thơ còn là thanh điệu trầm bổng, do âm sắc nổi bật của âm tiết nào đó trong mối tương quan với âm tiết khác. Đó là những điểm nhấn quan trọng tạo nên nhịp điệu thơ.

* Đơn vị cơ bản để khảo sát nhịp của một bài thơ là câu thơ và khổ thơ. Trong thơ cổ, đơn vị cơ bản để khảo sát là câu thơ vì mỗi câu thơ đều có tính độc lập tương đối. Còn trong thơ hiện đại có khi đơn vị cấu tạo nên nhịp điệu là khổ thơ.

3.1.4. Nhịp trong thơ lục bát

Lục bát trong ca dao cũng như trong thơ truyền thống có một loại nhịp cơ bản tạo nên âm luật cho nó là nhịp gồm hai tiếng (nhịp chẵn), nghĩa là các dòng lục bát dựa trên sự tổ hợp trực tiếp từ các nhịp gồm hai âm tiết. Như vậy, theo thông lệ, dòng lục thường được ngắt nhịp 2/ 2/ 2, dòng bát sẽ được ngắt nhịp là 2/ 2/ 2/ 2. Ví dụ:

Đường vô/ xứ Nghệ/ quanh quanh Non xanh/ nước biếc/ như tranh/ họa đồ

(Ca dao)

Lục bát chứa tất cả dấu ấn về đặc trưng ngữ âm của tiếng Việt. Các kết quả nghiên cứu đã đi đến một nhận định rằng nhịp chẵn 2/ 2/ 2 và 2/ 2/ 2/ 2 có cơ sở tồn tại khách quan là xu hướng song tiết hóa trong tiếng Việt chiếm địa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vị chủ đạo qua những cấu trúc ngôn ngữ phổ biến như từ láy đôi, từ ghép hai âm tiết, thành ngữ, quán ngữ đối xứng 2 // 2 hoặc 2 - 2 // 2 - 2, tiếng chào, câu cảm thán, câu tường thuật ngắn, câu cảm thán ngắn, câu mệnh lệnh ngắn, câu nghi vấn ngắn được dùng trong các tình huống giao tiếp trực tiếp. Tiết điệu nhịp đôi đã hình thành từ lâu và trở thành nét khu biệt của tiếng Việt. Loại nhịp này dễ dàng tương hợp với mỗi dòng thơ lục bát (vốn có số tiếng chẵn).

Cách ngắt nhịp chẵn là khá phổ biến, tuy nhiên cũng không loại trừ nhịp lẻ. Mặc dù có thể cảm nhận nhịp lẻ không phù hợp với tâm lí người Việt vốn ưa thích ngắt nhịp hai đều đặn để tạo ra sự cân đối, hài hòa trong phát âm. Cũng chính vì thế nhịp lẻ xuất hiện phổ biến trước hết là nhịp lẻ cân đối (dòng lục có nhịp 3/ 3, dòng bát có nhịp 4/ 4), sau đó mới đến nhịp lẻ độc lập, ví dụ: 1/ 5, 3/ 5, 5/3, ... Ví dụ về nhịp lẻ cân đối trong ca dao:

Chồng gì anh / vợ gì tôi Chẳng qua là cái nợ đời chi đây!

(Ca dao)

Có một điều ta phải thừa nhận rằng vần lưng là một điều kì diệu trong lục bát, và với sự ổn định của vần lưng ở vị trí thứ sáu dòng bát, nhịp chẵn trong lục bát là nền móng tạo nên nhịp điệu của thể thơ này.

Trong Thơ ca Việt Nam - hình thức và thể loại, Bùi Văn Nguyên và Hà

Minh Đức đã khái quát thành 6 dạng nhịp dòng lục và 10 dạng nhịp dòng bát mang tính điển hình:

* S = 6; S1 = 2 + 2 + 2; S2 = 2 + 4; S3 = 4 + 2; S4 = 3 + 3; S5 = 1 + 5 * T = 8; T1 = 2 + 2 + 2 + 2; T2 = 2 + 6; T3 = 6 + 2; T4 = 4 + 4; T5 = 3 + 5; T6 = 5 + 3; T7 = 1 + 7; T8 = 2 + 4 + 2; T9 = 1 + 3 + 4;

Trong 16 dạng nhịp trên ta thấy có tất cả 6 dạng nhịp lẻ, 10 dạng nhịp chẵn điều này ít nhiều cũng khẳng định tính ưu thế bền vững của nhịp chẵn trong thơ lục bát.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu vần và nhịp trong thơ lục bát thời kỳ thơ mới (1932 - 1945) (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)