Giới thiệu một số tác giả tiêu biểu

Một phần của tài liệu vần và nhịp trong thơ lục bát thời kỳ thơ mới (1932 - 1945) (Trang 31 - 38)

6. Bố cục của luận văn

1.5. Giới thiệu một số tác giả tiêu biểu

Rất nhiều nhà nghiên cứu văn học đã cho rằng, thơ Mới và thơ ca Cách mạng là hai sự kiện lớn nhất về thơ ca của thế kỉ XX, xuất hiện và phát triển trong những chặng đường lịch sử khác nhau. Riêng đối với Thơ Mới, nhiều nhà nghiên cứu đã trân trọng và dành cho nó một vị trí nhất định, hầu hết đều thống nhất rằng, Thơ Mới đã làm cho tiếng Việt trẻ lại thậm chí có sự thay da đổi thịt, nhiều thể Thơ Mới ra đời và làm mới cả những thể thơ cũ. Lục bát trong Thơ Mới là một trong số những thành tựu làm vinh danh cho cả một chặng đường Thơ Mới. Khi nhắc tới lục bát trong Thơ Mới không thể không nhắc tới những tên tuổi như Nguyễn Bính, Huy Cận, Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, và Thế Lữ.

1.5.1. Thế Lữ (1907 - 1989) - người có công đầu xây dựng nền Thơ Mới bằng những bài thơ hay. Nhà phê bình Hoài Thanh - Hoài Chân khi nhận định về Thế Lữ đã viết: “Thế Lữ như vầng sao đột hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam...., Thế Lữ chỉ lặng lẽ, chỉ điềm nhiên bước những bước vững vàng mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ”.

Thế Lữ tên thật là Nguyễn Thứ Lễ, bút hiệu Lê Ta, sinh ra trong một gia đình viên chức nhỏ Hà Nội. Thuở nhỏ ở Lạng Sơn sau đó về Hải Phòng học sơ học và thành chung. Năm 1929, sau khi học xong năm thứ ba bậc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thành chung ông lên Hà Nội thi đỗ dự thính vào trường cao đẳng mĩ thuật Đông Dương, ông học được 1 năm rồi bỏ.

Có thể nói, Thế Lữ là một trong số ít những nghệ sĩ đa tài của nền văn học nghệ thuật trước Cách mạng. Thế Lữ là “khởi điểm của những khởi điểm”.

Thời gian sống ở Hải Phòng, lúc chỉ mới mười tám, đôi mươi Thế Lữ đã viết truyện, làm thơ. Khi nền văn học nước nhà bước vào thời kì hiện đại

hóa văn học, ông được mời làm báo Phong hóa, sau đó gia nhập Tự lực văn

đoàn, là người sáng lập ra văn phái này. Ông được đánh giá là người biên tập

nòng cốt, mẫn cán của hai tờ Phong hóaNgày nay.

Về thơ ca, Thế Lữ đã ra mắt khoảng hơn 50 bài thơ, chủ yếu được sáng tác trước năm 1945 và in trên hai tờ Phong hóaNgày nay, sau tập hợp vào hai tập thơ: Mấy vần thơ (1935) và Mấy vần thơ, tập mới (1941). Thơ ông thể hiện niềm say mê với cái đẹp, đi tìm cái đẹp ở mọi nơi, mọi âm thanh (Tiếng trúc tuyệt vời, Tiếng sáo thiên thai, Tiếng gọi bên sông) và cảnh sắc thiên nhiên. Đề tài tình yêu trong thơ Thế Lữ thường thiên về cái thanh cao, mộng ảo.

Đóng góp đáng ghi nhận của Thế Lữ trong lĩnh vực thơ ca đó là những cách tân táo bạo về mặt hình thức nghệ thuật. Thế Lữ đã thử nghiệm ở hầu hết các thể thơ từ thể năm chữ, bảy chữ, tám chữ, thể lục bát và cả song thất lục bát. Thơ ông giàu chất trữ tình, lãng mạn, giọng điệu mềm mại, trau chuốt. Khi Thế Lữ xuất hiện trên thi đàn, Thơ Mới đã tạm chấm dứt một cuộc khủng hoảng về thực tiễn sáng tác đồng thời Thơ Mới cũng vượt ra khỏi những khuôn sáo chật hẹp của thi văn cũ.

1.5.2. Người nhà quê Nguyễn Bính khi xuất hiện với những vần thơ lục bát mới, ngay lập tức khiến người ta ngỡ ngàng, ông đã xướng lên những âm thanh vừa dịu dàng, ngọt ngào lại có độ ngân vọng rất lớn vào hợp âm của dàn đồng ca lãng mạn. Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh - Hoài Chân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khi đánh giá về Nguyễn Bính đã đưa ra những nhận xét ưu ái: “Người nhà quê Nguyễn Bính vẫn hiên ngang sống như thường. Tôi muốn nói Nguyễn Bính vẫn còn giữ được bản chất nhà quê nhiều lắm, và thơ Nguyễn Bính đã đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta”. Và đây cũng là những đánh giá cả về thơ Nguyễn Bính được sáng tác trước năm 1945. Tài năng thơ Nguyễn Bính được thể hiện ngay từ nhỏ, năm ông 13 tuổi đã được nhiều người biết đến trong một cuộc thi ở hội làng, 15 tuổi ông đã nổi tiếng với bài Cô hái mơ.

Sinh ra tại một làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nguyễn Bính sống gắn bó với quê ngoại ở Thôn Vân, Vụ Bản, Nam Định, một làng quê trù phú, giàu có về văn hóa với những hội làng, đêm hát chèo, ngày tết quê, ...

Cuộc đời Nguyễn Bính có nhiều biến cố, mẹ mất sớm, Nguyễn Bính ở với cha, rồi cũng lưu lạc nhiều nơi như Hà Bắc, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Sài Gòn, Huế, ....

Sự ngiệp thơ Nguyễn Bính có thể thấy một số điểm khái quát như sau: Từ những năm 1936 - 1937, Nguyễn Bính đã đóng góp tài năng của mình cho phong trào Thơ Mới. Ngay từ khi mới trình làng, Nguyễn Bính đã chiếm được cảm tình của đông đảo người đọc. Thơ ông mang phong vị đồng quê đậm đà, và gợi trong lòng người đọc “hồn xưa đất nước” (Hoài Thanh).

Năm 1937, ông đạt giải thưởng của Tự lực văn đoàn với tập thơ Tâm

hồn tôi (1940), Lỡ bước sang ngang (1940), Hương cố nhân (1941), Một nghìn cửa sổ (1944), Mười hai bến nước, Mây Tần, Người con gái ở lầu hoa.

Ngoài ra Nguyễn Bính còn viết kịch thơ Bóng giai nhân (soạn chung với Yến

Lan) và truyện thơ Tỳ bà hành dài 1548 câu.

Sau Cách mạng tháng tám, Nguyễn Bính hăng hái tham gia kháng chiến. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, Nguyễn Bính cho xuất bản tập thơ yêu nước gồm khoảng mười bài, những bài thơ giàu nhiệt huyết kêu gọi lòng yêu nước của nhân dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hòa bình lập lại, sau khi tập kết ra miền Bắc, trở lại quê hương xưa Nguyễn Bính cho xuất bản hai tập thơ: Gửi người vợ miền Nam (1955) và

Đêm sao sáng (1966). Giai đoạn sau Cách mạng, thơ Nguyễn Bính đi sát những vấn đề thời sự. Bút pháp quen thuộc của Nguyễn Bính ở thời kì trước phần nào vẫn tiếp tục được khai thác trên những đề tài mới. Nguyễn Bính viết nhiều, mở rộng cảm hứng sáng tạo trên nhiều đề tài khác nhau: thành thị, nông thôn, kháng chiến, đấu tranh thống nhất đất nước.

Nguyễn Bính rất nhạy cảm với thời đại đầy biến động, đặc biệt là sự xáo trộn của văn chương. Nguyễn Bính đã thể hiện sâu sắc nỗi day dứt đến không yên của tâm hồn thiết tha với những giá trị cổ truyền đang có nguy cơ mai một (Chân quê). Vì thế là một nhà thơ lãng mạn, Nguyễn Bính thành công nhờ trở về đào sâu truyền thống dân gian. Thơ ông thể hiện vẻ đẹp chân quê thắm đượm tình quê, duyên quê và phảng phất hồn xưa đất nước. Có thể khẳng định, Nguyễn Bính là một nhà thơ lớn, một cây bút đầy tài năng, một phong cách thơ độc đáo trong thời kì Thơ Mới và cho đến cả ngày nay.

1.5.3. Huy Cận

Tên khai sinh là Cù Huy Cận, ông sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919 và mất ngày 19 tháng 2 năm 2005. Là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của phong trào Thơ Mới, ông cũng là bạn tâm giao, tri kỉ của nhà thơ Xuân Diệu. Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân dưới chân núi Mồng Gà, bên bờ sông Ngàn Sâu (thượng nguồn sông La) ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn sau đó thuộc huyện Đức Thọ (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh, ngay từ nhỏ ông đã theo học ở quê nhà, sau vào Huế học trung học, đậu tú tài Pháp; rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông. Trong thời gian học Cao đẳng, ông ở phố Hàng Than cùng với Xuân Diệu. Từ năm 1942, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh, Huy Cận đã tham dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào (tháng 8 năm 1945) và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

được bầu vào Ủy ban Giải phóng (tức Chính phủ Cách mạng lâm thời sau đó).

Huy Cận cũng từng cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn.

Sau Cách mạng tháng Tám thành công, khi mới 26 tuổi, ông đã là Bộ trưởng Bộ Canh nông trong Chính phủ liên hiệp lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh đứng đầu Chính phủ. Trong những năm 1945 - 1946 ông là Ủy viên Ban thanh tra đặc biệt của Chính phủ và còn giữ nhiều trọng trách trong Chính phủ và Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam sau này. Năm 1996 ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Tháng 6 năm 2001, Huy Cận được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới.

Về sự nghiệp thơ văn: Huy Cận có thơ đăng báo từ 1936, cho in tập thơ đầu Lửa Thiêng năm 1940 (gồm những bài đã đăng báo, khoảng 1936-1940) và trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu của phong trào Thơ Mới lúc bấy giờ. Bao trùm Lửa Thiêng là một nỗi buồn mênh mang da diết. Thiên nhiên trong tập thơ thường bao la, hiu quạnh, đẹp nhưng buồn. Nỗi buồn đó dường như vô cớ, siêu hình nhưng xét đến cùng, chủ yếu là buồn thương về cuộc đời, kiếp người, về quê hương đất nước. Hồn thơ "ảo não", bơ vơ đó vẫn cố tìm được sự hài hòa và mạch sống âm thầm trong tạo vật và cuộc đời. Trong Kinh cầu tự (1942, văn xuôi triết lí) và Vũ trụ ca (thơ đăng báo 1940- 1942), Huy Cận đã tìm đến ca ngợi niềm vui, sự sống trong vũ trụ vô biên song vẫn chưa thoát khỏi bế tắc. Ngoài ra Huy Cận còn có các tác phẩm tiêu biểu khác: Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Hai bàn tay em (1967), ....

1.5.4. Xuân Diệu

Xuân Diệu (1916 - 1985), tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu, còn có bút danh là Trảo Nha, là một nghệ sĩ đa tài, một tài năng độc đáo của thơ ca Việt Nam hiện đại. Ông thân sinh của thi sĩ là một nhà nho, quê ở Trảo Nha, Can

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lộc, Hà Tĩnh, sau vào dạy học ở Bình Định, lấy vợ hai là bà Nguyễn Thị Hiệp và sinh ra Xuân Diệu. Xuân Diệu lớn lên ở Quy Nhơn, học hết bậc thành chung thì ra Hà Nội, rồi vào Huế học tiếp. Tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư và làm viên chức một thời gian ở sở Đoan Mĩ Tho, Nam Bộ, nhưng chủ yếu là hoạt động văn học.

Xuân Diệu bắt đầu có thơ đăng báo từ năm 1935, 1936, sự nghiệp của

ông cũng phát triển rực rỡ từ thời gian này. Ông cho xuất bản tập Thơ thơ

Phấn thông vàng.

Xuân Diệu tham gia mặt trận Việt Minh từ trước CM T8, từ đó cuộc đời ông gắn bó với Cách mạng và nền văn học Cách mạng, nhưng đóng góp lớn nhất của Xuân Diệu cho đất nước vẫn là với tư cách một nhà thơ, nhà văn. Ông để lại khoảng 50 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau. Xuân Diệu xứng đáng là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn. Năm 1996 ông được nhà nước tặng giải thưởng HCM về văn học và nghệ thuật.

Xuân Diệu là một trí thức Tây học, ông tiếp thu, kế thừa yếu tố Hán học từ cha và học tập, phát huy các yếu tố Tây học từ văn học lãng mạn Pháp. Sinh ra và lớn lên trong một thời đại nhiều biến động cho nên thơ Xuân Diệu trước Cách mạng thường mang tâm trạng buồn của người dân trong cảnh ngộ nước mất chủ quyền, mang thân phận của một người mất nước. Sau Cách mạng, khí thế sôi sục của cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mĩ đem lại nguồn cảm hứng lớn cho Xuân Diệu, thơ Xuân Diệu thời kì này thể hiện rất rõ sự biến đổi từ thể tài đến đề tài.

Với tư cách là nhà Thơ Mới, Xuân Diệu là người đưa Thơ Mới lên đỉnh cao của sáng tạo nghệ thuật và ông là một hiện tượng tiêu biểu của phong trào. Có thể khẳng định được điều này cũng bởi ông không chỉ đóng góp số lượng lớn về tác phẩm mà có những cống hiến giá trị về mặt hình thức nghệ thuật. Đọc thơ Xuân Diệu ta thấy ở đó có một cái Tôi thi sĩ luôn rạo rực say mê, luôn hối hả, gấp gáp với cuộc sống đang chảy trôi theo thời gian. Đó là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cái Tôi của một tấm lòng yêu đời, yêu con người, yêu cuộc sống đến tha thiết, cháy bỏng.

1.5.5. Lưu Trọng Lư

Lưu Trọng Lư (1911 - 1991) là một nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch Việt Nam. Ông sinh tại làng Cao Lao Hạ, xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ông sinh trưởng trong một gia đình quan lại xuất thân nho học. Thuở nhỏ ông học trường tỉnh, rồi học tại Quốc học Huế, đến năm thứ ba, ông bỏ ra Hà Nội học tư. Sau đó ông bỏ học đi dạy tư, làm văn và làm báo để kiếm sống.

Năm 1932, ông là một trong những nhà thơ khởi xướng và tích cực cổ

vũ cho phong trào Thơ Mới. Năm 1933 - 1934 ông chủ trương Ngân Sơn tùng

thư ở Huế.

Sau Cách mạng tháng tám 1945, Lưu Trọng Lư tham gia Văn hóa cứu quốc ở Huế. Những năm kháng chiến chống Pháp, ông tham gia hoạt động tuyên truyền, văn nghệ ở Bình Trị Thiên và Liên khu IV.

Năm 1991 Lưu Trọng Lư mất tại Hà Nội, ông được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.

Về phương diện sáng tạo nghệ thuật, Lưu Trọng Lư đóng góp trên cả ba lĩnh vực: thơ, văn xuôi, sân khấu. Về thơ ông có các tác phẩm nổi bật:

Tiếng thu (1939), Tỏa sáng đôi bờ (1959), Người con gái sông Gianh (1966),

Từ đất này (1971).

Hoài Thanh - Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam khi nhận định về thơ

Lưu Trọng Lư có đề cập đến yếu tố mộng ảo trong thơ ông, và đặc biệt trân trọng cái chân tình, cảm xúc gần gũi, chân thực trong thơ ông.

Có thể thấy, thơ Lưu Trọng Lư không màu mè, cũng không ấn tượng người đọc bởi cái sầu, cái bi não nùng như một số thi sĩ cùng thời, ấn tượng ông để lại trong lòng độc giả là chất thơ như một loại men rượu ngấm dần, lâng lâng, nhẹ nhàng, rất ảo mà chan chứa tình người.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong thời kì Thơ Mới, Lưu Trọng Lư là một trong những người đi tiên phong, người có công lớn tạo nên những dòng chảy thơ ca hiện đại.

Một phần của tài liệu vần và nhịp trong thơ lục bát thời kỳ thơ mới (1932 - 1945) (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)