Kết thúc kiểm toán

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh deloitte việt nam thực hiện (Trang 34 - 39)

Kết thúc giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV tiến hành thực hiện các thủ tục bao gồm: Tổng hợp kết quả kiểm toán; Phân tích BCTC; Đánh giá lại giả định hoạt động liên tục; Lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý bản thảo; Soát xét và kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán và Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý.

Tổng hợp kết quả kiểm toán

Sau khi đã thực hiện các khảo sát đối với kiểm soát và khảo sát liên quan đến số liệu kế toán TSCĐ, KTV phải tổng hợp kết quả kiểm toán của khoản mục này.

Công việc này được dựa trên kết quả các khảo sát đã được thực hiện với những bằng chứng đã thu thập được. Tổng hợp kết quả kiểm toán TSCĐ được thể hiện dưới hình thức là một “Bản tổng hợp kết quả kiểm toán”. Bao gồm:

- Kết luận về mục tiêu kiểm toán: KTV nêu rõ kết luận về việc đạt được hay chưa đạt được mục tiêu kiểm toán khoản mục TSCĐ.

- Kiến nghị về các bút toán điều chỉnh hoặc giải trình, thuyết minh cần bổ sung trên BCTC, trong đó ghi rõ nguyên nhân điều chỉnh, số tiền điều chỉnh.

- Các vấn đề cần tiếp tục theo dõi trong đợt kiểm toán sau liên quan đến khoản mục TSCĐ:

 Việc điều chỉnh số liệu theo ý kiến của KTV được phản ánh đầy đủ, kịp thời vào sổ kế toán có liên quan hay không.

 Giải pháp của đơn vịđối với các vấn đề tồn tại mà KTV đã nêu.

 Các sai sót đã được phát hiện trong cuộc kiểm toán sơ bộ, có được xử lý không, mức độ ảnh hưởng đến BCTC cuối niên độ.

 Các vấn đề liên quan đến chế độ kế toán áp dụng.

 Các vấn đề về số liệu kế toán, hệ thống kế toán và KSNB của đơn vị.

27

 Ý kiến nhận xét của KTV.

Phân tích báo cáo tài chính

Tiếp theo, KTV tiến hành thủ tục phân tích BCTC để đánh giá tính đồng bộ và xác thực của các thông tin tài chính thu thập được, đặc biệt là những số liệu kiểm toán của khoản mục TSCĐ trên BCTC. Mọi chênh lệch bất thường của các thông tin này so với số liệu đơn vị, số liệu kế hoạch, số liệu năm trước, số liệu bình quân trong ngành, các thông tin tài chính và những thông tin phi tài chính, đều cần được làm rõ.

Thủ tục này sẽ giúp KTV xác định được những bộ phận cần phải thu thập thêm bằng chứng kiểm toán để làm vững chắc thêm ý kiến của mình. Đồng thời, giúp hạn chế những thiếu sót, hoặc phiến diện của các thủ tục kiểm toán áp dụng từng bộ phận riêng lẻ.

Đánh giá lại giả định hoạt động liên tục

Vì hoạt động liên tục được xem là một giả định cơ bản khi lập BCTC. Nhiều phương pháp kế toán xử lý các nghiệp vụ và trình bày trên BCTC được dựa trên giả định này, thí dụ TSCĐ được ghi nhận theo giá gốc. Ngoài ra, theo đoạn 04 VAS 01, nếu giả định này có thể bị vi phạm, BCTC phải được lập trên một cơ sở khác và đơn vị phải công bố về cơ sở này trên BCTC.

Do đó, KTV có trách nhiệm xem xét và đánh giá lại sự thích hợp của giả định hoạt động liên tục dựa vào các quy định của VAS. Ngoài ra, VSA 570 “Hoạt động liên tục” yêu cầu KTV phải xem xét sự phù hợp của giả định này trong việc lập và trình bày BCTC. KTV cũng cần xem xét có tình huống không chắc chắn nào có liên quan đến giả định này cần phải được công bố trên BCTC hay không.

Lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý bản thảo

Sau khi thực hiện 3 thủ tục trên, KTV tiến hành lập báo cáo kiểm toán thông qua trao đổi với công ty KH về những sai sót mà KTV phát hiện ra trong quá trình kiểm toán TSCĐ và khấu hao tại DN. Với những sai sót có tính chất trọng yếu thì KTV yêu cầu KH điều chỉnh trên BCTC. Nếu KH đồng ý điều chỉnh, KTV tiến hành điều chỉnh trên BCTC của DN, lập lại BCTC mới với số liệu đã điều chỉnh hoặc đã được phân loại lại.

Dựa trên các đánh giá của KTV về các sai sót còn tồn tại sau khi KH điều chỉnh, KTV đưa ra ý kiến của mình về tính trung thực và hợp lý của các khoản mục

28

trên BCTC nói chung và khoản mục TSCĐ nói riêng trên báo cáo kiểm toán. Kèm theo báo cáo kiểm toán là biên bản kiểm toán bao gồm các bút toán điều chỉnh đối với từng khoản mục, ý kiến của khách hàng về các bút toán điều chỉnh này. Có hai loại ý kiến kiểm toán viên bao gồm: Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần và ý kiến kiểm toán không phải ý kiến chấp nhận toàn phần.

- Ý kiến chấp nhận toàn phần: Ý kiến chấp nhận toàn phần được đưa ra khi kiểm toán viên kết luận rằng báo cáo tài chính đã được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng. Tùy thuộc khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng là khuôn khổ nào mà ý kiến kiểm toán được phát biểu tương ứng.

- Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần được phát hành dưới một trong ba ý kiến: “Ý kiến kiểm toán ngoại trừ”, “Ý kiến kiểm toán trái ngược” hoặc “Từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán”.

o Ý kiến kiểm toán dạng ngoại trừ: Ý kiến kiểm toán dạng ngoại trừ có hai loại. Loại 1, ý kiến kiểm toán dạng ngoại trừ do có sai sót trọng yếu, được phát hành khi dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích họp đã thu thập được, KTV kết luận là sai sót, xét riêng lẻ hay tổng thể có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa dối với báo cáo tài chính. Loại 2, ý kiến kiểm toán dạng ngoại trừ do giới hạn phạm vi kiểm toán, được phát hành khi KTV không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán và KTV kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa phát hiện được (nếu có) có thể là trọng yếu nhưng không lan tỏa trên BCTC.

o Ý kiến kiểm toán trái ngược: được phát hành khi dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, KTV kết luận rằng các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đối với BCTC.

o Từ chối đưa ra ý kiến: được phát hành khi KTV không thể thu thâp được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cở sở đưa ra ý kiến kiểm toán và KTV kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu và lan tỏa đối với BCTC (giới hạn phạm vi kiểm toán ở mức độ nghiêm trọng)

29

Ngoài ra, KTV tiến hành soạn bản thảo thư quản lý để bày tỏ ý kiến của mình về những hạn chế tồn tại của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của DN. Với khoản mục TSCĐ, những đóng góp trong thư quản lý có thể là vấn đề quản lý và sử dụng có hiệu quả TSCĐ trong hoạt động của doanh nghiệp, các yếu điểm của hệ thống KSNB, những yếu điểm trong việc áp dụng các quy định, chế độ kế toán hiện hành đối với khoản mục TSCĐ và việc trích khấu hao TSCĐ. Soát xét việc kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán Theo VSA 220 “KSCL hoạt động kiểm toán BCTC”: Đối với hoạt động kiểm toán BCTC của các tổ chức niêm yết và các cuộc kiểm toán khác mà doanh nghiệp kiểm toán thấy cần thiết phải thực hiện công việc soát xét KSCL của cuộc kiểm toán, thì thành viên BGĐ phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán phải:

- Đảm bảo rằng người soát xét việc KSCL của cuộc kiểm toán phải được bổ nhiệm;

- Thảo luận với người soát xét việc KSCL của cuộc kiểm toán về các vấn đề trọng yếu phát sinh trong suốt cuộc kiểm toán, bao gồm cả những vấn đề được phát hiện quá trình soát xét việc KSCL của cuộc kiểm toán;

- Không đề ngày lập báo cáo kiểm toán trước khi hoàn thành công việc KSCL của cuộc kiểm toán.

Người soát xét việc KSCL của cuộc kiểm toán phải thực hiện đánh giá khách quan về các xét đoán quan trọng và các kết luận của nhóm kiểm toán (trong đó kết luận về khoản mục TSCĐ) để có thể hình thành báo cáo kiểm toán.

Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý

Sau khi thực hiện soát xét việc KSCL cuộc kiểm toán và được người soát xét việc KSCL chấp nhận và đồng ý các thông tin và vấn đề được nêu trong báo cáo kiểm toán dự thảo và BCTC, KTV sẽ tiến hành phát hành báo cáo kiểm toán thể hiện ý kiến chính thức của mình về BCTC của đơn vị đã được kiểm toán. Ngoài ra, công ty kiểm toán có thể phát hành thêm thư quản lý đã được kiểm tra và phê duyệt bởi thành viên BGĐ phụ trách cuộc kiểm toán sau khi soạn thảo xong trước đó.

30

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tóm lại, chương 1 của khóa luận đã khái quát được những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC.

Chương 1 nêu lên được cơ sở lý thuyết về TSCĐ: khái niệm, đặc điểm của TSCĐ, các sai phạm có thường gặp và KSNB để ngăn chặn, phát hiện các sai phạm đó. Từ đó nêu lên được mục tiêu, vai trò của kiểm toán BCTC và kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC. Chương 1 cũng đã khái quát những nội dung cơ bản về quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán BCTC theo trình tự: Lập kế hoạch – Thực hiện kiểm toán – Kết thúc kiểm toán.

31

THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH DELOITTE

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh deloitte việt nam thực hiện (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)