Quy trình kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh deloitte việt nam thực hiện (Trang 42 - 48)

2.1. Khái quát về công ty TNHH Deloitte Việt Nam

2.1.4. Quy trình kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Deloitte Việt Nam

2.1.4.1. Quy trình kiểm toán BCTC chung của Deloitte Việt Nam

Một cuộc kiểm toán BCTC nói chung do Deloitte Việt Nam thực hiện được khái quát theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Quy trình kiểm toán BCTC chung của Deloitte Việt Nam (1) Lập kế hoạch kiểm toán

Thực hiện công việc trước kiểm toán

Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán

Lập hợp đồng kiểm toán

35 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát

Lập chiến lược kiểm toán

Tìm hiểu khách hàng và môi trường kinh doanh

Tìm hiểu KSNB

Tìm hiểu về chu trình kế toán Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ

Xác định mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu thực hiện

Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết

Tổng hợp và đánh giá ở mức sai sót tiềm tàng

Xác định mức độ rủi ro của từng phần hành

Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết:

2. Thử nghiệm kiểm soát 3. Thử nghiệm cơ bản

Tổng hợp và kết nối kế hoạch kiểm toán (2) Thực hiện kiểm toán

Thực hiện kiểm toán

Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát Thực hiện các thử nghiệm cơ bản:

4. Thủ tục phân tích

5. Thủ tục kiểm tra chi tiết

Tổng hợp kết quả kiểm toán và đánh giá khái quát các sai phạm

Thực hiện xem xét lại BCTC (3) Kết thúc kiểm toán

Kết thúc công việc kiểm toán

Xem xét lại mức trọng yếu

Xem xét, đánh giá những sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ

36

Thu thập thư giải trình

Đưa ra ý kiến kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán

Các công việc sau kiểm toán Đánh giá chất lượng hợp đồng kiểm toán Lưu tài liệu bản cứng

Nguồn: Tài liệu nội bộ Deloitte Việt Nam Như vậy, quy trình kiểm toán BCTC do Deloitte Việt Nam thực hiện được chia là 3 giai đoạn chính: (1) Lập kế hoạch kiểm toán, (2) Thực hiện kiểm toán, (3) Kết thúc kiểm toán.

2.1.4.2. Phần mềm kiểm toán và các công cụ hỗ trợ khác

Hiện tại, Deloitte Việt Nam sử dụng 2 phần mềm kiểm toán trong việc quản lý các hợp đồng kiểm toán bao gồm: phần mềm EMS (Engagement Management System) và Levvia. Bên cạnh đó, để hỗ trợ kiểm toán viên chuẩn bị giấy tờ làm việc và thực hiện thủ tục kiểm toán, Deloitte cung cấp tiện ích “Deloitte Analytics”; phần mềm I-count hỗ trợ việc kiểm kê TSCĐ.

Phần mềm EMS

EMS viết tắt của Engagement Management Systems, là phần mềm quản lý các hợp dồng kiểm toán chính được sử dụng tại Deloitte Việt Nam.

Hình 2.1: Phần mềm EMS phiên bản mới nhất của Deloitte

Nguồn: Tài liệu nội bộ công ty Deloitte Việt Nam Các giấy tờ làm việc của kiểm toán viên sẽ được lưu tại phần mềm EMS. Phần mềm cũng chứa đựng tất cả các giữ liệu của cuộc kiểm toán báo gồm rủi ro cho các

37

khoản mục, thủ tục kiểm toán cần thực hiện, mức trọng yếu, nhân sự của cuộc kiểm toán. Trong đó phần được sử dụng nhiều nhất và trọng tâm nhất là phần Woringpaper – giấy tờ làm việc của kiểm toán. Phần này được trình bày thành các phần nhỏ, mỗi phần nhỏ sẽ tương ứng là 1 surphase trên EMS bao gồm: Engagement profile and quality monitoring, Plan (lập kế hoạch), Business process (chu trình kinh doanh), IT element (sự hỗ trợ kỹ thuật), Perform non-account specific procedures (các thủ tục không liên quan đến tài khoản), Other audit procedures (các thủ tục kiểm toán khác), Asset (tài sản), Liability (nợ phải trả), Equity (nguồn vốn), Revenue and Expense (chi phí), Disclosures (Thuyết minh), Perform procedure on financial statement (thực hiện các thủ tục trên BCTC), Evaluate (đánh giá), Conclude (kết luận) và Unfile (tài liệu không lưu). Các giấy tờ sẽ được gắn kèm và đánh số, đặt tên tương ứng trên từng surphase này.

Nguyên tắc hoạt động của EMS là hoạt động theo dữ liệu điện toán đám mây.

Khi chỉnh sửa các tài liệu, giấy tờ trên EMS, người chỉnh sửa phải “sync file”, tức là tải dữ liệu lên điện toán đám mây để trở thành dữ liệu chung. Các thành viên khác của cuộc kiểm toán muốn xem file đó (sau chỉnh sửa) phải sync file lần nữa để lấy được dữ liệu chung mới nhất. Chính vì vậy, khi 2 người cùng sửa 1 giấy tờ làm việc và cùng sync file, hệ thống sẽ báo có mâu thuẫn (conflict), lúc này ngưới sync sau sẽ phải lựa chọn giữ lại 1 trong 2 bản để trở thành dữ liệu chung, bản còn lại sẽ bị xoá khỏi hệ thống.

EMS cũng chỉ chỉ phép một người được sync file duy nhất tại cùng một thời điểm. Khi nhân viên của công ty không làm việc tại văn phòng Deloitte, để thực hiện sync file trên EMS, nhân viên phải kết nối Big-IP để kết nối dữ liệu tới văn phòng Deloitte (dành cho nhân viên khi thực hiện kiểm toán, công tác tại khách hàng, làm việc ở nhà…).

Sau khi chuẩn bị giấy tờ làm việc xong, KTV phải ký xác nhận đã chuẩn bị giấy tờ làm việc trên phầm mềm EMS và sẽ được thể hiện ở cột Assigned to preparer, tương tự khi tiến hành soát xét giấy tờ làm việc của thành viên khác sẽ ký xác nhận đã soát xét giấy tờ thể hiện ở cột Assigned to reviewer. Ngày soát xét phải được ký sau ngày chuẩn bị tài liệu. Cột Open review note thể hiện các nhận xét (review note) từ việc soát xét của KTV cấp cao hơn trong giấy tờ làm việc vẫn chưa được giải thích

38

và đang chờ. Khi các nhận xét này được giải thích, KTV tiến hành đặt trạng thái là đã giải quyết hoặc đóng lại được thể hiện tại cột Clear review note hoặc Close review note.

Hình 2.2: Giao diện phần mềm EMS

Nguồn: Tài liệu nộ bộ Deloitte Việt Nam Levvia

Levvia là công cụ quản lý các hợp đồng kiểm toán dành cho các hợp đồng kiểm toán nhỏ (có tổng thời gian làm việc của KTV dưới 400 giờ) là một công cụ mới được sử dụng tại DVN từ năm 2021. Cơ sở của Levvia không phải là phần mềm mà ở dạng web. Tương tự như EMS, Levvia cũng có các surphase tương tự. Làm việc trên Levvia là làm việc trực tuyến, các giấy tờ làm việc đã được Deloiite Toàn cầu chuẩn hoá nên sẽ giúp KTV tiết kiệm trong việc trình bày giấy tờ làm việc. Mỗi một giấy tờ làm việc được chuẩn bị và chỉnh sửa bởi 1 người duy nhất tại một thời điểm.

Đối với các bằng chứng kiểm toán thu thập thêm, hoặc các thủ tục bổ sung chưa được chuẩn hoá, KTV thực hiện trên excel, word… và đính kèm lên Levvia.

39

Hình 2.3: Giao diện chung website Levvia

Nguồn: Tài liệu nội bộ Deloitte Việt Nam Tiện ích bổ sung Deloitte Analytics

“Deloitte Analytics” là một tiện ích được tích hợp với phần mềm Excel của Microsoft Office. Nó được thường xuyên sử dụng trong kiểm toán để nâng cao tính hiệu quả, chất lượng và giá trị gia tăng cho công việc của kiểm toán viên, hỗ trợ KTV trong việc thực hiện các thủ tục, tính toán và phân tích. Thay vì phải sử dụng công thức và quy định để xác định và chọn mẫu kiểm toán, hay sử dụng các hàm ngẫu nhiên trên excel, DA được thiết kế để chọn mẫu tự động dựa trên các thông tin mà KTV cung cấp. DA cũng được sử dụng cho các thủ tục và phép toán phức tạp, do đó giảm thời gian cần thiết cho việc tính toán thủ công dựa trên mẫu chọn. DA giúp cung cấp các thông tin chi tiết mang lại nhiều giá trị tăng thêm cho hoạt động của khách hàng, ví dụ thông qua kỹ thuật trực quan hóa, hoặc có thể cung cấp thang đo giữa công ty cùng lĩnh vực kinh doanh.

Phần mềm I-count

Deloitte I-Count là một ứng dụng hiện đại của Deloitte cho phép KTV tổ chức tốt hơn quá trình kiểm kê TSCĐ, hàng tồn kho và các tài sản vật lý khác của khách hàng. Deloitte I-Count có rất nhiều chức năng hữu ích và đột phá cho KTV, bao gồm:

40

Kiểm kê tài sản thực của khách hàng bằng một thiết bị di động; Quét mã vạch, chụp ảnh, sử dụng công nghệ chuyển giọng nói thành văn bản; Thu thập, tổng hợp và đối chiếu kiểm tra kết quả kiểm kê một cách tựđộng; Xem xét và đánh giá lại kết quảkiểm kê theo thời gian thực. Đặc biệt, Deloitte I-count có thể được sử dụng trên điện thoại di động thông minh cho cả hệ điều hành Androi và IOS.

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh deloitte việt nam thực hiện (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)