Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh deloitte việt nam thực hiện (Trang 75 - 80)

2.4. Đánh giá về thực trạng kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện

2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân

2.4.2.1. Hạn chế trong giai đoạn Lập kế hoạch kiểm toán

a. Hạn chế trong việc xác định mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu thực hiện Khi xác định mức trọng yếu, KTV chỉ xác định mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu thực hiện màm không xác định mức trọng yếu tổng thể và thực hiện áp dụng riêng cho khoản mục TSCĐ trên BCTC. Điều này làm tăng khả năng bỏ qua các sai sót trọng yếu có thể tồn tại trên BCTC liên quan đến khoản mục TSCĐ.

Nguyên nhân là thời gian làm việc của KTV còn hạn chế, khối lượng công việc của KTV là lớn nên việc xác định mức trọng yếu cho từng khoản mục đặc biệt là khoản mục TSCĐ, hay việc xem xét xác định mức trọng yếu riêng cho một số khoản mục mà KTV nhận thấy nên được đánh giá riêng là không đủ.

b. Hạn chế trong việc tìm hiểu khách hàng và đánh giá KSNB của khách hàng Thời gian thực hiện việc tìm hiểu khách hàng và đánh giá KSNB cho TSCĐ là hạn chế nên KTV không có nhiều thời gian trong việc thực hiện các thủ tục để tìm hiểu và đánh giá KSNB từ đó ảnh hưởng đến hiểu biết của KTV. Các hiểu biết của kiểm toán viên về TSCĐ có thể chưa đủ để KTV có sự đánh giá phù hợp cho việc lên

68

kế hoạch kiểm toán. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện phỏng vấn về qui trình kinh doanh của doanh nghiệp, KTV thường chỉ sử dụng phương pháp tường thuật để mô tả. Nếu việc sử dụng phương pháp tường thuật để mô tả quy trình kinh doanh đơn giản, các quy trình phức tạp hơn có thể được mô tả rất khó hiểu và KTV có thể không có cái nhìn tổng quát và sâu sắc về chu trình này, từ đó ảnh hưởng đến hiểu biết, khả năng xét đoán của KTV về đánh giá KSNB của khách hàng và ảnh hưởng luỹ kế đến việc xác định rủi ro kiểm soát. Nguyên nhân có thể do KTV chưa có đủ thời gian trong việc tìm hiểu khách hàng và KSNB của khách hàng, khối lượng công việc và số lượng khách hàng là lớn nên việc đánh giá còn hạn chế.

2.4.2.2. Hạn chế trong giai đoạn Thực hiện kế hoạch kiểm toán

Nhóm kiểm toán chưa thực hiện buổi trao đổi giữa đoàn kiểm toán với đơn vị được kiểm toán.

Thông thường, nhóm kiểm toán sẽ tiến hành họp với khách hàng tại ngày đầu tiên công tác tại khách hàng để nêu rõ kế hoạch kiểm toán và đạt được sự hiểu biết về nhân sự của khách hàng. Nhóm kiểm toán sau đó cũng tiến hành họp riêng với nhau để phân chia công việc, thống nhất các thủ tục cần thực hiện, những vấn đề chưa nắm rõ về các thủ tục và đạt được sự thân quen tạo sự thuận lợi cho việc trao đổi trong suốt cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, do thời gian của khách hàng và nhóm kiểm toán là không giống nhau và đây cũng chưa phải là một quy trình bắt buộc trong quy trình kiểm toán nên nhóm kiểm toán thường bỏ qua buổi họp này. Việc này có rủi ro trong việc kiểm toán viên phụ trách kiểm toán khoản mục TSCĐ chưa nắm rõ được hết được các thủ tục cần thực hiện, chưa hiểu rõ hết được đặc điểm của doanh nghiệp khách hàng và việc giao tiếp giữa nhóm kiểm toán trở nên khó khăn và kém hiệu quả.

Hạn chế về thủ tục phân tích với khoản mục TSCĐ

Thủ tục phân tích được đánh giá là một trong số những thủ tục kiểm toán quan trọng, giúp kiểm toán viên khoanh vùng được sai sót, tìm hiểu sâu hơn những vùng có khả năng sai sót cao hơn. Mặc dù trong những năm gần đây, thủ tục phân tích được chú trọng hơn trong chu trình kiểm toán, tuy nhiên đối với phần hành TSCĐ, thủ tục phân tích được sử dụng chủ yếu là phân tích ngang biến động giữa các năm. KTV chưa thực hiện triệt để thục tục phân tích như phân tích theo tháng, phân tích hệ số, hiệu suất sử dụng tài sản…Việc áp dụng triệt để và hiệu quả thủ tục phân tích tại giai

69

đoạn thực hiện kiểm toán giúp KTV nhận diện được các sai sót trọng yếu, khoanh vùng được sai sót liên quan đến khoản mục TSCĐ, từ đó giúp công việc của KTV trở nên hiệu quả hơn. Nguyên nhân là do chủ quan từng KTV chưa thực hiện sâu hơn thủ tục phân tích, việc phân tích sâu hơn cũng chưa phải công việc bắt buộc đối với quy trình kiểm toán phần hành TSCĐ nên thường được bỏ qua.

2.4.2.3. Hạn chế trong giai đoạn kết thúc kiểm toán

Hạn chế trong việc thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán

Một số hợp đồng kiểm toán chưa được thực hiện soát xét đủ kỹ, các cấp soát xét thường chỉ chú ý đến các phần hành trọng yếu trên BCTC có nguy cơ sai phạm cao như Giá vốn, doanh thu, thuế… Điều này có thể dẫn đến phần hành TSCĐ có thể chứa đựng các sai sót trọng yếu hoặc nên được điều chỉnh nhưng không được điều chỉnh hoặc phát hiện. Nguyên nhân là do công việc của các cấp soát xét là lớn, số lượng các hợp đồng nhiều, khối lượng công việc của các nhân viên kiểm toán trở nên quá tải. Đặc biệt là giai đoạn cuối tháng 3, khi mà rất nhiều báo cáo đến hạn phải công bố, khối lượng công việc của các nhân viên kiểm toán lại càng trở nên quá tải.

2.4.2.4. Các hạn chế khác

Hạn chế của phần mềm quản lý hợp đồng kiểm toán EMS và Levvia

EMS vẫn còn một só thiếu sót trong quá trình sử dụng. Vì hoạt động trên nền tảng điện toán đám mây, KTV phải thực hiện sync file tài liệu để trở thành tài liệu chung của nhóm kiểm toán. Việc sync file có thể mất hàng giờ phụ thuộc vào chất lượng của internet và độ lớn của tài liệu sửa đổi từ lần sync file gần nhất. Đối với các nhân viên đang không làm việc tại văn phòng Deloitte, bắt buộc phải kết nối Big-IP mới có thể sync file được. Tuy nhiên, Big-IP thường xuyên lỗi và khó kết nối khi sử dụng internet tại khách hàng hay tại nhà và việc sync file có thể không thể thực hiện được hoặc bị lỗi. Ngoài ra, nếu như hai người trở lên cùng sửa 1 giấy tờ làm việc thì khi sync file sẽ xuất hiện mâu thuẫn giữa các giấy tờ làm việc và người gặp mâu thuẫn sẽ phải lựa chọn giữ lại duy nhất 1 giấy tờ duy nhất, các giấy tờ khác sẽ bị xoá trên hệ thống. Việc này có thể dẫn tới công việc làm hàng giờ, ngày của kiểm toán viên bị mất mát.

Với Levvia, KTV phải làm một công việc lặp lại nhiều lần, tốn thời gian của KTV trong việc trình bày giấy tờ làm việc. Ngoài ra, việc mất dữ liệu hay bị thay đổi

70

dữ liệu trên các giấy tờ làm việc của kiểm toán viên. Cuối cùng, việc sử dụng Levvia gặp nhiều hạn chế tại môi trường làm việc có internet hoạt động không ổn định.

Nguyên nhân là do đây là một trình duyệt mới được đưa vào sử dụng trong việc quản lý các hợp đồng kiểm toán, các nhân viên của DVN chưa thành thạo trong việc sử dụng công cụ này nền còn gặp nhiều khó khăn trong việc trình bày và soát xét giấy tờ làm việc. Điều này dẫn đến các trợ lý kiểm toán phải trình bày một công việc nhiều lần (trên excel và trên Levvia) để phục vụ cho việc soát xét và do sự hạn chế hiểu biết cách sử dụng Levvia. Levvia là một trình duyệt internet, nên việc sử dụng Levvia là sử dụng trực tuyến. Mọi vấn đề về đường truyền internet đều ảnh hưởng đến việc sử dụng Levvia. Bên cạnh đó, bất kỳ thành viên kiểm toán nào cũng có thể sửa đổi dữ liệu trên Levvia trong một phạm vi cho phép, điều này có thể dẫn đến việc thành viên khác vô tình sửa dữ liệu và làm thay đổi nội dung giấy tờ làm việc của KTV.

Hạn chế trong việc áp dụng mẫu DWW (Deloitte Ways Workflow)

Mẫu biểu DWW giúp KTV giảm bớt gánh nặng trong việc trình bày giấy tờ làm việc. Tuy nhiên, việc áp dụng hoặc áp dụng không nhất quán mẫu biểu này cũng làm giảm lợi ích của mẫu biểu mang lại. KTV thường chỉ sử dụng một số trang tính, phần trông DWW để trình bày và sau đó sửa đổ mẫu biểu hoặc thêm 1 trang tính khác để thay thế cho các thủ tục khác. Một số hợp đồng bắt buộc sử dụng mẫu DWW nhưng trong quá trình kiểm toán, KTV chưa thực hiện chuẩn theo DWW nên sau khi được các cấp kiểm toán cao hơn soát xét, KTV lại mất thời gian trong việc chuyển đổi và trình bày lại theo chuẩn mẫu DWW. Nguyên nhân là do mẫu DWW còn mới, việc áp dụng cũng chưa phải cho 100% các hợp đồng kiểm toán nên độ quen thuộc là chưa cao. Ngoài ra, khả năng tiếng Anh của nhiều nhân viên còn hạn chế nên việc áp dụng cũng gặp nhiều khó khăn.

71

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã nêu lên được thực trạng quy trình kiểm toán BCTC nói chung và quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ nói riêng cho cuộc kiểm toán BCTC tại công ty cổ phần XYZ do công ty TNHH Deloitte Việt Nam kiểm toán. Trước khi tìm hiểu về thực trạng này, tác giả có giới thiệu khái quát về công ty DVN để người đọc có cái nhìn khái quát về đặc điểm và phương thức vận hành của công ty. Sau khi nêu lên được thực trạng quy trình kiểm toán do công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện, tác giả đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ, chỉ ra một số ưu điểm cũng như hạn chế của quy trình kiểm toán này. Vì vậy, chương 3 trong bài khóa luận sẽ đưa phương hướng và đề xuất giải pháp, cũng như những kiến nghị nhằm hoàn thiện chu trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Deloitte Việt Nam thực hiện.

72 CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh deloitte việt nam thực hiện (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)