Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công tytnhh tư vấn và kiểm toán anh thực hiện (Trang 23 - 27)

1.2. Quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng

1.2.3. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Theo VSA 300 “Lập kế hoạch kiểm toán” thì kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn và đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn. Kế hoạch kiểm toán trợ giúp kiểm toán viên phân công công việc cho trợ lý kiểm toán và phối hợp với kiểm toán viên và chuyên gia khác về công việc kiểm toán. Đối với kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng thì kế hoạch kiểm toán bao gồm kế hoạch tổng thể và chương trình kiểm toán. Khái quát các bước công việc lập kế hoạch kiểm toán bao gồm:

 Thu thập thông tin cơ sở

- Tìm hiểu ngành nghề kinh doanh của khách hàng: KTV tìm hiểu về ngành nghề và đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng, mục tiêu kinh doanh và những rủi ro thường gặp trong quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Hiểu biết về đối tượng khách hàng của doanh nghiệp, hiểu biết về khả năng tài chính của đơn vị, nghĩa vụ pháp lý, hình thức sở hữu của đơn vị, hiểu biết về hệ thống kế toán và các chính sách mà doanh nghiệp đang áp dụng. Đồng thời tìm hiểu thêm về nền kinh tế hiện đại như tình hình lạm phát, thực trạng nền kinh tế hiện tại… để có sự đánh giá ban đầu về tình hình kinh doanh trong năm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và đối với khoản mục Nợ phải thu khách hàng nói riêng.

- Nhận diện các bên có liên quan: Quan tâm đến các khách hàng mà Công ty cung cấp dịch vụ cho họ.

SV: Nguyễn Thị Thùy Linh 16 Lớp: K21CLCD - Đánh giá nhu cầu sử dụng chuyên gia bên ngoài trong những tình huống cần thiết.

 Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng

Thông tin này được kiểm tra sau khi thu thập thông tin cơ bản gồm: giấy phép thành lập và điều lệ Công ty, các quy chế của Công ty khách hàng, các biên bản họp cổ đông, hội đồng quản trị, ban giám đốc, các hợp đồng và các cam kết quan trọng.

Bên cạnh đó thì cũng có thể trao đổi thêm với Ban giám đốc về tình hình hoạt động của Công ty trong năm, xem xét trước hồ sơ kiểm toán năm trước (đặc biệt là đối với khách hàng mới), tham quan nhà xưởng để đánh giá sơ bộ quy mô hoạt động của Công ty (đối với Công ty sản xuất).

 Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ

Cần thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ để hiểu về ngành nghề kinh doanh và công việc kinh doanh của khách hàng, đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động kinh doanh, chỉ ra những sai phạm có thể và để giảm công việc kiểm tra chi tiết.

Đối với khoản mục Nợ phải thu khách hàng, thủ tục phân tích sơ bộ bao gồm việc phân tích tình hình sơ bộ về khả năng hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp, đánh giá sơ qua về các khoản phải thu khách hàng của doanh nghiệp để có thể lường trước được những rủi ro có thể xảy ra đối với việc kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng trên BCTC.

 Thiết lập mức trọng yếu, đánh giá rủi ro

Rủi ro kiểm toán là rủi ro (khả năng) mà KTV đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã được kiểm toán vẫn còn những sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm toán bao gồm 3 bộ phận: Rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện.

Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC chứa đựng những sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, cho dù có hay không có kiểm soát nội bộ.

SV: Nguyễn Thị Thùy Linh 17 Lớp: K21CLCD Rủi ro kiểm soát là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời.

Rủi ro phát hiện là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp trong quá trình kiểm toán, KTV không phát hiện được.

Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát quyết định đến khối lượng, quy mô, phạm vi chi phí, biên chế và thời gian kiểm toán. Nếu rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đều cao thì KTV phải dự kiến rủi ro phát hiện là thấp. Có nghĩa là, trong trường hợp này, KTV phải làm nhiều công việc kiểm toán với quy mô, chi phí kiểm toán lớn.

Mức độ rủi ro phát hiện dự kiến luôn có quan hệ ngược chiều với mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Mối quan hệ này được minh họa qua bảng sau:

Bảng 1.1: Ma trận rủi ro phát hiện

Rủi ro phát hiện (DR)

Đánh giá của KTV về CR

Cao Trung bình Thấp

Đánh giá của KTV về rủi ro tiềm tàng (IR)

Cao Thấp nhất Thấp Trung bình

Trung bình Thấp Trung bình Cao

Thấp Trung bình Cao Cao nhất

(Nguồn: Giáo trình kiểm toán – Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh) Bảng trên đây minh họa về mối quan hệ giữa các loại rủi ro do KTV dự kiến thường được thực hiện ngay trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Tuy nhiên, trong thực tiễn khi thực hành kiểm toán, nếu KTV có bằng chứng để điều chỉnh lại rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát thì rủi ro phát hiện cũng được KTV điều chỉnh lại.

SV: Nguyễn Thị Thùy Linh 18 Lớp: K21CLCD Xuất phát từ mối quan hệ giữa các loại rủi ro trong kiểm toán, để lập kế hoạch cho một cuộc kiểm toán, KTV thường biểu diễn mối quan hệ giữa các loại rủi ro trong kiểm toán theo công thức tính sau:

AR = IR x CR x DR => DR = AR

IR x CR

Trong đó:

AR: là rủi ro kiểm toán IR: là rủi ro tiềm tàng CR: là rủi ro kiểm soát DR: là rủi ro phát hiện

Kết quả của DR sẽ là căn cứ để KTV dự kiến về quy mô, phạm vi công việc cần kiểm toán thích hợp.

 Tìm hiểu ban đầu về kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát liên quan tới khoản mục Nợ phải thu khách hàng.

Kiểm soát nội bộ Nợ phải thu khách hàng bao gồm toàn bộ các chính sách, các bước kiểm soát và các thủ tục kiểm soát được thiết lập nhằm đạt mục đích quản lý và kiểm soát khoản mục Nợ phải thu khách hàng.

Mục đích của việc tìm hiểu ban đầu về kiểm soát nội bộ là để xác định mức độ tin cậy dự kiến đối với kiểm soát nội bộ, trên cơ sở đó để xác định hợp lý nội dung, phạm vi và thời gian cho các cuộc khảo sát cơ bản cần phải thực hiện.

KTV thường đọc các tài liệu liên quan tới việc xây dựng các quy chế kiểm soát nội bộ về Nợ phải thu khách hàng và đánh giá chúng có đầy đủ, chặt chẽ, phù hợp không.

Từ hiểu biết ban đầu về kiểm soát nội bộ trên thì KTV sẽ xác định mức độ của rủi ro kiểm soát dự kiến. Đây là quyết định mang bản chất kinh tế của kiểm toán, bởi nó sẽ liên quan đến tính cân đối giữa việc tăng cường chi phí cho các cuộc

SV: Nguyễn Thị Thùy Linh 19 Lớp: K21CLCD khảo sát kiểm soát nhằm giảm bớt chi phí cho các cuộc khảo sát cơ bản nhưng vẫn đảm bảo cho chất lượng cuộc kiểm toán.

Đánh giá rủi ro kiểm soát (đánh giá ban đầu) đối với khoản mục Nợ phải thu khách hàng:

- Nhận diện được mục tiêu kiểm soát: là quá trình phải thu khách hàng của doanh nghiệp.

- Nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù như quy chế bán chịu cho từng đối tượng khách hàng của doanh nghiệp, quy trình thu tiền bán hàng của doanh nghiệp.

- Nhận diện và đánh giá các nhược điểm, trong đó:

+ Nhận diện các quá trình kiểm soát hiện có

+ Nhận diện sự vắng mặt của các quá trình kiểm soát chủ yếu

+ Xác định khả năng sai phạm trọng yếu có thể xảy ra đối với khoản mục Nợ phải thu khách hàng thường là khai khống nghiệp vụ…

+ Nghiên cứu khả năng của các quá trình kiểm soát bù trừ + Đánh giá rủi ro kiểm soát.

 Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán

Chương trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng bao gồm các mục tiêu kiểm toán chi tiết, các thủ tục phân tích và các khảo sát chi tiết các số dư.

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công tytnhh tư vấn và kiểm toán anh thực hiện (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)