2.3. Nhận xét đánh giá về quy trình kiểm toán khoản mục NPTKH do ACAC thực hiện
2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại trong thực hiện kiểm toán khoản mục NPTKH
Hạn chế trong việc đánh giá rủi ro tiềm tàng
SV: Nguyễn Thị Thùy Linh 70 Lớp: K21CLCD Hiện nay, ACAC chưa xây dựng quy trình đánh giá rủi ro tiềm tàng cụ thể cho khoản mục NPTKH, việc đánh giá chủ yếu dựa vào xét đoán của KTV. Việc đánh giá rủi ro tiềm tàng theo từng CSDL cho khoản mục chưa được thực hiện mà Công ty chỉ đánh giá theo một mức chung cho tất cả phần hành.
Hạn chế trong việc thu thập những hiểu biết về KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát
Việc đánh giá rủi ro kiểm soát đối với NPTKH được thực hiện thông qua việc tìm hiểu về KSNB đối với khoản mục đó của KH. Tuy nhiên, công việc này mới chỉ được thực hiện ở mức độ đơn giản. Kỹ thuật chủ yếu để tìm hiểu và thu thập thông tin về KSNB là phỏng vấn kế toán trưởng, nhân viên kế toán của KH.
Công ty chỉ sử dụng bảng câu hỏi để mô tả KSNB của đơn vị KH. Các câu hỏi về kiểm soát NPTKH trong bảng câu hỏi thường chung chung, không được thiết kế riêng phù hợp với từng KH. Khi đánh giá KSNB dựa vào bảng câu hỏi, Công ty chưa có quy định rõ về mức độ đánh giá KSNB.
Hạn chế trong việc phân bổ MTY
Về việc xác định và phân bổ mức MTY cho các khoản mục trên BCTC nói chung hay cho khoản mục NPTKH nói riêng được căn cứ vào tỷ trọng giá trị của khoản mục mà chưa căn cứ vào tình hình cụ thể của từng KH nên việc phân bổ MTY cho các khoản mục nhiều khi không hiệu quả. Tại ACAC, đối với mỗi KH cụ thể, ngưỡng sai sót có thể bỏ qua đối với tất cả các phần hành đều được xác định là 3% (so với chỉ tiêu được lựa chọn để ước tính MTY). Điều này không đảm bảo tính khách quan cũng như làm gia tăng các sai sót khi tiến hành kiểm toán đối với từng khoản mục trên BCTC do mức độ trọng yếu của từng khoản mục là khác nhau.
Hạn chế trong cách tiếp cận kiểm toán
Thứ nhất, Công ty đã thiết kế CTKiT chi tiết đối với mỗi khoản mục, tuy nhiên đối với mỗi KH cụ thể lại có cách thực hiện khác nhau. Việc đánh giá thủ tục nào là cần thiết, thủ tục nào có thể lược bỏ là rất quan trọng giúp cho quá trình thực
SV: Nguyễn Thị Thùy Linh 71 Lớp: K21CLCD hiện kiểm toán được nhanh chóng và hiệu quả nhất. Với những KTV còn non trẻ và thiếu kinh nghiệm thì khó có thể xác định được điều đó.
Thứ hai, việc áp dụng thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán khi kiểm toán số dư TK 131 mới chỉ dừng lại ở thủ tục phân tích ngang (KTV so sánh sự biến động của các chỉ tiêu về NPTKH giữa 2 năm với nhau) mà chưa có sự kết hợp với việc so sánh với số liệu trung bình ngành.
Hạn chế trong việc thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết
Do trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, đối với một số KH nhỏ, Trưởng nhóm không thực hiện đánh giá rủi ro kiểm toán nên việc lựa chọn nhân tố R có phần ngẫu nhiên. Từ đó có ảnh hưởng đến việc chọn mẫu để kiểm tra chi tiết, nếu KTV chọn R quá nhỏ sẽ khiến cho có những gian lận sai sót không thể phát hiện được.
Hạn chế trong việc thực hiện thủ tục kiểm toán đánh giá KSNB
Công ty chưa đi sâu vào việc đánh giá sự phù hợp của việc thiết kế và vận hành của KSNB và hệ thống kế toán đối với phần hành NPTKH nên việc chi ra được ưu, nhược điểm của KSNB trong đơn vị còn nhiều hạn chế. Từ đó việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát không được thực hiện. Điều đó khiến KTV không thu thập được đầy đủ các bằng chứng để chứng minh sự tồn tại và hoạt động hiệu quả của KSNB của đơn vị KH.
SV: Nguyễn Thị Thùy Linh 72 Lớp: K21CLCD
Hạn chế trong việc soát xét GTLV và lưu trữ hồ sơ kiểm toán
Thứ nhất, việc tiến hành soát xét GTLV qua mỗi cấp soát xét còn khá chậm trễ nên việc kiểm tra kéo dài mất khá nhiều thời gian làm ảnh hưởng đến tiến độ phát hành báo cáo của đơn vị.
Thứ hai, Công ty có lịch sử hoạt động hơn 15 năm nên không tránh khỏi việc có quá nhiều hồ sơ kiểm toán mỗi năm. Do ACAC thực hiện lưu giữ bản cứng các hồ sơ kiểm toán hồ sơ chính nên việc lưu trữ hồ sơ có thể dẫn đến quá tải, và dễ hư hỏng.
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
Trong quy trình kiểm toán BCTC tại ACAC nói chung và trong quy trình kiểm toán khoản mục NPTKH nói riêng vẫn còn tồn tại các hạn chế mà chủ yếu xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, do tính chất đặc thù của lĩnh vực kiểm toán luôn bận rộn, cao điểm từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm. Vào kỳ kiểm toán, Công ty kiểm toán luôn phải chịu áp lực về thời gian, khối lượng công việc và sức ép từ phía KH. Do đó, việc KTV lược bỏ một số thủ tục kiểm toán là điều khó tránh khỏi để hoàn thành công việc đúng tiến độ.
Thứ hai, do ở Việt Nam, ngành kiểm toán còn khá non trẻ nên hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn đang hoàn thiện và còn nhiều tranh cãi. Mặt khác, các quy định và chế độ Kế toán – Kiểm toán thường xuyên thay đổi với nhiều quy định khó hiểu khiến KTV khó tiếp cận và gặp khó khăn khi cập nhật quy định mới, đặc biệt là với những KTV trẻ.
Nguyên nhân chủ quan
Về phía KTV và Công ty kiểm toán: Do khối lượng công việc kiểm toán quá lớn mà nhân lực lại không đủ đáp ứng, gây áp lực lớn cho thành viên trong nhóm kiểm toán, khiến các KTV không tuân thủ chính xác quy trình kiểm toán, những
SV: Nguyễn Thị Thùy Linh 73 Lớp: K21CLCD quy định khác mà Công ty xây dựng.
Về phía KH được kiểm toán: Do công tác hoàn hiện BCTC ở một số đơn vị KH còn chậm chễ, ảnh hưởng đến tiến độ của cuộc kiểm toán. Bên cạnh đó, bản thân các đơn vị KH chưa hiểu được hết giá trị của kết quả kiểm toán nên thường xuyên có thái độ thiếu hợp tác, thiếu thiện chí với nhóm kiểm toán, khiến việc thu thập bằng chứng kiểm toán trở nên khó khăn hơn làm ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc kiểm toán.
Về phía các cơ sở đào tạo: Do các cơ sở đào tạo mới chỉ đào tạo cho các học viên chủ yếu về mặt lý thuyết mà chưa tạo điều kiện cho họ được tiếp cận với thực tế kiểm toán. Bên cạnh đó, các môn học ở trường khá nặng về lý thuyết và khó hình dung. Đối với sinh viên mới ra trường, kinh nghiệm còn hạn chế, khó tránh khỏi bỡ ngỡ khi va chạm thực tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã khái quát thực trạng quy trình kiểm toán phần hành NPTKH trong kiểm toán BCTC do ACAC thực hiện tại OXY. Qua đó đưa ra ưu điểm và hạn chế của thực trạng so với những cơ sở khoa học đã được trình bày ở chương 1.
Chương 2 cũng đưa ra nguyên nhân của những hạn chế đó. Trên cơ sở đó, Chương 3 sẽ trình bày những giải pháp phù hợp nhằm khắc phục hạn chế và hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán khoản mục NPTKH.