Khái quát quy trình kiểm toán khoản mục NPTKH trong kiểm toán BCTC của

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công tytnhh tư vấn và kiểm toán anh thực hiện (Trang 44 - 48)

2.2. Thực trạng quy trình kiểm toán với khoản mục NPTKH trong kiểm toán

2.2.1. Khái quát quy trình kiểm toán khoản mục NPTKH trong kiểm toán BCTC của

Quy trình kiểm toán của ACAC bao gồm ba bước: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán.

Bước 1: Lập kế hoạch kiểm toán và soạn thảo CTKiT Tại bước này, KTV cần thực hiện các công việc sau:

Lập kế hoạch kiểm toán chiến lược: Kế hoạch kiểm toán chiến lược được thực hiện bởi Trưởng nhóm. Sau đó KTV xác định định hướng cơ bản của cuộc kiểm toán, những công việc chính cần phải thực hiện và cách tiếp cận thích hợp cho mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau. Điều này cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn và phức tạp. ACAC chỉ lập kế hoạch chiến lược cho các KH lớn, còn các KH nhỏ hiếm khi được lập kế hoạch chiến lược.

Tìm hiểu KH và môi trường hoạt động kinh doanh (WP A310)

Để lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán một cách hiệu quả, KTV cần có những hiểu biết về đơn vị KH được kiểm toán, cụ thể là:

- Tìm hiểu về môi trường của KH. Các yếu tố bên trong gồm: lĩnh vực kinh doanh, quy mô đầu tư, chử sở hữu và cơ cấu quản lý, tình hình tài chính. Các yếu tố bên ngoài gồm: môi trường hoạt động kinh doanh, các quy định, luật lệ,…

- Thu thập thông tin về hệ thống kế toán của KH. Việc này do Trưởng nhóm thực hiện. KTV tìm hiểu về bộ máy kế toán gồm kế toán trưởng, số lượng kế toán, cách thức phân công các phần hành kế toán… Qua đó, đánh giá tổng quan về các chính sách kế toán, quy trình kế toán, cách hạch toán trên phần mềm kế toán, chứng từ sổ sách, cách thức tổng hợp và lập BCTC, thủ tục kiểm soát nhằm đảm bảo độ tin cậy của thông tin tài chính – kế toán…

SV: Nguyễn Thị Thùy Linh 37 Lớp: K21CLCD - Tìm hiểu quy trình bán hàng của đơn vị

- Thu thập tài liệu trách nhiệm pháp lý của KH bao gồm: Giấy phép kinh doanh, Giấy phép thành lập doanh nghiệp, điều lệ Công ty, BCTC, BCKiT, biên bản họp HĐCĐ và BGĐ, các cam kết quan trọng có liên quan đến NPTKH…

Tìm hiểu về KSNB (WP A310) các yếu tố mà KTV cần tính đến như: Thiết kế và vận hành thủ tục KSNB của đơn vị; xác định các sai sót kiểm soát; tìm hiểu về hệ thống thông tin; đưa ra các hạn chế trong KSNB và kết luận về hiệu quả của KSNB của đơn vị.

Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ (WP A510): KTV đưa ra các phân tích về cơ cấu tài sản, nguồn vốn và các chỉ số tài chính quan trọng, so sánh số liệu năm nay với năm trước nhằm phát hiện những biến động và thay đổi bất thường. Từ đó, KTV chỉ ra những SSTY trên BCTC dựa trên thông tin tìm hiểu về đơn vị, liên hệ với BCTC…

Xác định MTY (WP A710): gồm 2 yếu tố:

- MTY kế hoạch PM: Tính toán dựa trên những thông tin tìm hiểu về KSNB của đơn vị và thường được thực hiện bởi các KTV có kinh nghiệm.

- MTY thực hiện MP:

MP = PM * Tỷ lệ sử dụng để ước tính MTY thực hiện

Tỷ lệ sử dụng để ước tính MTY thực hiện thường nằm trong khoảng từ 50%

đến 75%. Tại ACAC, tỷ lệ sử dụng để ước tính MTY thực hiện thường là 65%.

- ACAC lấy mức sai sót không đáng kể trên toàn bộ BCTC và sai sót trong từng chỉ tiêu chi tiết là 3% PM.

Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết

Tổng hợp đánh giá rủi ro và kế hoạch kiểm toán (WP A810): Tại bước này, Chủ nhiệm kiểm toán tổng kết lại tất cả các đánh giá thu thập được ở trên để xác định các sai sót trọng yếu cho BCTC.

SV: Nguyễn Thị Thùy Linh 38 Lớp: K21CLCD - Soạn thảo CTKiT:

CTKiT khoản mục NPTKH trong kiểm toán BCTC (minh họa tại Phụ lục 2.1) – GTLV 300 – Phải thu KH.

Bước 2: Thực hiện kiểm toán

Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát: Các thử nghiệm kiểm soát được thực hiện để đánh giá đầy đủ KSNB của đơn vị KH. Điều này rất quan trọng đối với mục tiêu kiểm toán và mục tiêu tư vấn. Tuy nhiên, nếu KSNB không hiệu quả, lập tức KTV sẽ tiến hành các thử nghiệm cơ bản với số lượng lớn.

Thực hiện thử nghiệm cơ bản và đánh giá kết quả: Thử nghiệm cơ bản gồm thủ tục phân tích cơ bản và kiểm tra chi tiết. KTV sẽ quyết định lựa chọn các thử nghiệm này dựa trên bản chất của từng khoản mục sao cho phù hợp với CTKiT.

+ Thủ tục phân tích cơ bản: KTV xây dựng mô hình ước tính với những phần hành được kiểm toán như chi phí lương, doanh thu…, sau đó so sánh với giá trị ghi sổ, tính toán chênh lệch và so sánh giá trị này với mức sai sót có thể bỏ qua.

Nếu chênh lệch nhỏ hơn (hoặc bằng) ngưỡng sai sót có thể bỏ qua thì KTV có thể kết luận đạt mục tiêu kiểm toán. Còn nếu chênh lệch lớn hơn ngưỡng sai sót có thể bỏ qua thì KTV cần giải thích sự chênh lệch này bằng cách thực hiện các thử nghiệm bổ sung hoặc xây dựng lại mô hình ước tính để làm cơ sở đáng tin cậy vì thủ tục phân tích cơ bản có độ tin cậy thấp hơn kiểm tra chi tiết. Cuối cùng là đánh giá kết quả của thủ tục được thực hiện. Tại ACAC, thủ tục phân tích cơ bản hiếm khi được áp dụng.

+ Kiểm tra chi tiết: Khi KTV không thể ước tính một cách đáng tin cậy một khoản mục hoặc KTV cho rằng việc sử dụng kiểm tra chi tiết sẽ hiệu quả hơn thủ tục phân tích cơ bản thì KTV sẽ lần lượt tiến hành các thủ tục sau: Nhận biết tổng thể và xác định sai sót tiềm tàng cho mỗi khoản mục  chọn hướng để kiểm tra chi tiết  chọn phương pháp thích hợp cho việc kiểm tra chi tiết  chọn mẫu  kiểm tra và đánh giá các bằng chứng kiểm toán thu thập được  kết luận về thử nghiệm.

SV: Nguyễn Thị Thùy Linh 39 Lớp: K21CLCD Thực hiện soát xét lại BCTC: Chủ nhiệm kiểm toán và Trưởng nhóm thực hiện soát xét lại toàn bộ BCTC, tổng hợp các ý kiến kiểm toán của các KTV đối với mỗi khoản mục như các vấn đề của KH, các bút toán cần điều chỉnh…, xem xét tính hợp lý của kết luận, bằng chứng thu thập được, những SSTY của KH… sau đó đưa ra con số cuối cùng cho từng chỉ tiêu, số dư trên BCTC.

Bước 3: Kết thúc kiểm toán

Xem xét các sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ là vô cùng quan trọng vì thực tế thời điểm phát hành BCKiT và thời điểm kết thúc niên độ kế toán là khác nhau (thường là 3 tháng). Vì thế, nhằm đảm bảo BCTC có thể phản ánh rõ nhất tình hình tài chính của KH thì những vấn đề phát sinh trong năm tài chính cần được xem xét cẩn thận như những vụ tranh chấp nội bộ, giảm giá hàng tồn kho… Nếu những sự kiện đó trọng yếu thì sẽ điều chỉnh BCTC, còn đối với những sự kiện không liên quan đến năm tài chính nhưng trọng yếu sẽ được giải trình trong thuyết minh BCTC… Do thực tế các KTV rất bận rộn với lịch trình kiểm toán dày đặc nên sẽ có một số sự kiện không được đánh giá một cách kịp thời.

Thu thập thư giải trình của BGĐ: BGĐ có đảm bảo tính trung thực, hợp lý của BCTC, do đó KTV sẽ thu thập thư giải trình từ BGĐ để làm bằng chứng về trách nhiệm của BGĐ trong việc lập và phê chuẩn BCTC phù hợp với các CMKT và quy định pháp luật hiện hành. Đồng thời Chủ nhiệm kiểm toán và Trưởng nhóm tại ACAC có thể tổ chức các buổi họp mặt với KH để tổng hợp và trình bày kết quả kiểm toán thu được.

Phát hành BCKiT: Thông thường, Chủ nhiệm kiểm toán phải đưa ra ý kiến kiểm toán là chấp nhận toàn phần, ngoại trừ, trái ngược hoặc từ chối đưa ra ý kiến và phải đảm bảo BCKiT được lập phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành và các quy định của pháp luật. BCKiT phải được thành viên BGĐ phê duyệt trước khi phát hành. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào điều khoản trong HĐKiT mà BCKiT có thể kèm theo Thư quản lý hay không.

Một phần của tài liệu Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công tytnhh tư vấn và kiểm toán anh thực hiện (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)