2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Tư vấn và Kiểm Toán Anh
2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán BCTC
Phương pháp tiếp cận
Phương pháp tiếp cận kiểm toán mà Công ty áp dụng là phương pháp kiểm toán dựa trên rủi ro. Theo đó việc xác định, đánh giá và thiết kế các thủ tục xử lý rủi ro được thực hiện trong suốt quá trình kiểm toán. Đây là phương pháp kiểm toán được thiết kế phù hợp với phương pháp tiếp cận và nguyên tắc xây dựng hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam cũng như Quốc tế, phương pháp này không chỉ tập trung các BCTC mà còn bao trùm lên cả các hoạt động kinh doanh và gắn liền với các yêu cầu của khách hàng.
Phương pháp tiếp cận này đòi hỏi ACAC phải thận trọng trong quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán, bổ nhiệm KTV có nhiều kinh nghiệm hoặc có kỹ năng chuyên môn tốt để thực hiện dịch vụ. Khi nhận thấy có tồn tại các điểm yếu trong các quy trình và kiểm soát, ACAC sẽ thông báo tới Ban lãnh đạo đơn vị giúp họ xem xét và giải quyết một cách kịp thời.
SV: Nguyễn Thị Thùy Linh 32 Lớp: K21CLCD Với phương pháp tiếp cận này, ACAC đảm bảo được chất lượng của cuộc kiểm toán cũng như ý kiến kiểm toán đưa ra về BCTC được kiểm toán, từ đó giúp nâng cao được niềm tin của khách hàng đối với Công ty.
Tổ chức đoàn kiểm toán
Mỗi đoàn kiểm toán của Công ty đều phải có các thành viên sau:
- Thành viên Ban Tổng Giám Đốc: có trách nhiệm ký kết các hợp đồng kiểm toán với khách hàng, lập kế hoạch kiểm toán và là cấp soát xét cao nhất các công việc của nhóm kiểm toán và BCKT trước khi phát hành.
- Trưởng/Phó phòng nghiệp vụ: là người chuyên về soát xét quá trình kiểm soát chất lượng trong toàn bộ cuộc kiểm toán và tham gia giải đáp thắc mắc những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện của nhóm kiểm toán.
- Trưởng nhóm: là người chỉ đạo trực tiếp cuộc kiểm toán, phân công trách nhiệm cho các trợ lý, chịu trách nhiệm soát xét chất lượng kiểm toán, thực hiện các phần hành phức tạp và lập Báo cáo Kiểm toán. Bên cạnh đó, trưởng nhóm sẽ là người trao đổi thông tin với các thành viên trong nhóm trong quá trình làm việc;
trao đổi thông tin và thống nhất kết quả kiểm toán với khách hàng; báo cáo kết quả thực hiện công việc với trưởng, phó phòng nghiệp vụ và lập phiếu đánh giá thực hiện công việc của trợ lý kiểm toán.
- Trợ lý kiểm toán: được phân công thực hiện kiểm toán các phần hành và các khoản mục. Thực hiện các thủ tục kiểm toán và phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán lưu vào hồ sơ kiểm toán, giấy tờ làm việc nhằm chứng minh ý kiến của mình tại phần hành kiểm toán đó.
Tổ chức hồ sơ kiểm toán
Hồ sơ kiểm toán là tập hợp các tài liệu do KTV thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ theo một trật tự nhất định làm bằng chứng cho một cuộc kiểm toán cụ thể.
Tại Công ty TNHH Tư vấn và Kiểm Toán Anh, hồ sơ kiểm toán được lưu trữ ở hai dạng: hồ sơ chung và hồ sơ kiểm toán năm.
SV: Nguyễn Thị Thùy Linh 33 Lớp: K21CLCD Hồ sơ chung chứa đựng những thông tin chung về khách hàng liên quan đến hai hay nhiều cuộc kiểm toán trong nhiều năm của một khách hàng. Một hồ sơ chung của Công ty thường bao gồm: Tên, số hiệu hồ sơ; các thông tin chung về khách hàng (như điều lệ Công ty, giấy phép thành lập, các tài liệu thuế, tài liệu về nhân sự…); các tài liệu kế toán và các tài liệu khác.
Hồ sơ kiểm toán năm chứa đựng thông tin khách hàng chỉ liên quan đến một năm tài chính. Hồ sơ kiểm toán năm bao gồm: Phần tổng hợp hồ sơ (thường bao gồm: Hợp đồng kiểm toán, BCTC của khách hàng trước và sau kiểm toán, soát xét của thành viên Ban Giám đốc đối với hồ sơ kiểm toán, kế hoạch kiểm toán) và phần kiểm toán các khoản mục (bao gồm: Chương trình kiểm toán từng khoản mục, giấy tờ làm việc của KTV, các bằng chứng KTV lưu trữ, những đánh giá, kết luận của KTV). Công ty sắp xếp các tài liệu vào hồ sơ theo danh mục sau:
- A Kế hoạch kiểm toán
- B Tổng hợp, kết luận và lập báo cáo - C Kiểm tra KSNB
- D Kiểm tra cơ bản tài sản - E Kiểm tra cơ bản nợ phải trả - F Kiểm tra cơ bản vốn chủ sở hữu - G Kiểm tra cơ bản BCKQHĐKD - H Kiểm tra các nội dung khác
Trong từng mục lớn lại chi tiết thành từng mục nhỏ, ví dụ đối với mục “D – Kiểm tra cơ bản tài sản” được chi tiết hóa gồm: D100 – Tiền và các khoản tương đương tiền; D200 – Các khoản đầu tư tài chính; D300 – Phải thu khách hàng; D400 – Phải thu nội bộ và phải thu khác; D500 – Hàng tồn kho; D600 – Chi phí trả trước và tài sản ngắn hạn, dài hạn khác; D700 – Tài sản cố định, Bất động sản đầu tư, Xây dựng cơ bản dở dang; D800 – TSCĐ thuê tài chính.
Trong D300 bao gồm: D310 – Bảng số liệu tổng hợp; D320 – Tổng hợp sai sót và bút toàn điều chỉnh; D330 – Chương trình kiểm toán mẫu; D340 đến D399 – Giấy tờ làm việc chi tiết.
SV: Nguyễn Thị Thùy Linh 34 Lớp: K21CLCD Đối với kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng, chi mục hồ sơ cụ thể liên quan đến quy trình kiểm toán khoản mục này gồm có: A310 - Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động; A400.1 - Tìm hiểu KSNB đối với phải thu khách hàng; A510 - Phân tích sơ bộ BCTC; A710 - Xác định mức trọng yếu cho tổng thể BCTC; A720 - Xác định mức trọng yếu cho khoản mục; A910 - Tổng hợp kế hoạch kiểm toán; D310 - Bảng số liệu tổng hợp; D320 – Tổng hợp sai sót và bút toán điều chỉnh; D330 - Chương trình kiểm toán mẫu; D331 & D332 - Mẫu thư xác nhận, D333 - Theo dõi xác nhận số dư và phản hồi thư xác nhận; D361 - Danh mục phải thu khách hàng; D364 - Dự phòng các khoản phải thu khách hàng khó đòi.
Trên các giấy tờ làm việc, KTV cần trình bày đầy đủ các nội dung như: Tên khách hàng, niên độ kế toán, khoản mục, mục tiêu kiểm toán, công việc thực hiện, kết luận và đánh tham chiếu đầy đủ theo quy định. Sau khi thực hiện xong, các thành viên trong nhóm kiểm toán sẽ chuyển lại toàn bộ các giấy tờ làm việc cho trưởng nhóm để soát xét.
Về quy chế thời gian lưu trữ hồ sơ kiểm toán: Đối với hồ sơ kiểm toán hằng năm, ACAC sẽ giao cho bộ phận hành chính quản lý, bảo quản và cất giữ trong kho của Công ty. Toàn bộ hồ sơ kiểm toán từ những năm đầu tiên đều được ACAC cất giữ lại đầy đủ trong kho của mình.
Đặc điểm kiểm soát chất lượng kiểm toán
Trong sơ đồ bộ máy tổ chức của ACAC có bộ phận chuyên kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán, hỗ trợ Ban Giám đốc trong việc đưa ra ý kiến kiểm toán cuối cùng. Sau khi Trưởng/Phó phòng nghiệp vụ chịu trách nhiệm cho cuộc kiểm toán đưa ra soát xét và ý kiến kiểm toán của mình cho cuộc kiểm toán đó, giấy tờ làm việc của KTV sẽ được chuyển sang bộ phận kiểm soát chất lượng thực hiện soát xét trước khi trình bản cuối cùng lên Ban Giám đốc.