1.2. Quy trình kiểm toán khoản mục Nợ phải thu khách hàng
1.2.4. Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Thực hiện thử nghiệm kiểm soát:
- Kiểm tra mẫu về các nghiệp vụ bán hàng
Đối với những doanh nghiệp sản xuất, kiểm toán viên thường bắt đầu chọn ra một số hóa đơn với mục đích:
+ Đối chiếu với đơn đặt hàng, vận đơn, lệnh bán hàng.
+ Đối chiếu về chủng loại, số lượng, quy cách, giá cả, ngày gửi hàng, chữ ký và sự xét duyệt đối với các nghiệp vụ bán chịu của cấp có thẩm quyền.
SV: Nguyễn Thị Thùy Linh 20 Lớp: K21CLCD + Xem xét tổng cộng từng loại hàng, tổng cộng từng hóa đơn và so sánh giá trên hóa đơn với bảng giá tại mỗi thời điểm hoặc với các tài liệu.
- Chọn mẫu đối chiếu giữa chứng từ chuyển hàng và những hoá đơn có liên quan.
Thử nghiệm (a) không giúp phát hiện được các trường hợp hàng hóa đã được gửi đi và không lập hóa đơn. Để kiểm tra được vấn đề này, cần chọn mẫu những chứng từ chuyển hàng đã lập trong năm và đối chiếu với các loại hóa đơn khác nhau. Cần lưu ý đặc biệt đến số thứ tự liên tục của các chứng từ liên quan là đơn đặt hàng, hóa đơn bán hàng và chứng từ chuyển hàng.
- Xem xét sự xét duyệt và ghi chép về hàng bán bị trả lại hay bị hư hỏng.
Tất cả hàng hóa bị hư hỏng hay bị trả lại đều phải được chứng minh bởi các tài liệu khác đã được đánh số thứ tự, được xét duyệt, được ký bởi cấp trên có thẩm quyền và họ phải độc lập với việc giữ sổ kế toán hay chi quỹ.
- Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản
Sau khi đã thực hiện đầy đủ các thử nghiệm trên, kiểm toán viên sẽ đánh giá lại mức rủi ro kiểm soát cho mỗi cơ sở dẫn liệu có liên quan đến khoản Nợ phải thu khách hàng và nghiệp vụ bán hàng. Khi đánh giá, kiểm toán viên nên tìm ra những điểm yếu của kiểm soát nội bộ để mở rộng các thử nghiệm cơ bản và những điểm mạnh để giúp giảm thiểu các thử nghiệm cơ bản.
Thực hiện thử nghiệm cơ bản Thủ tục phân tích
- Tính số vòng quay nợ phải thu
- So sánh số dư nợ quá hạn năm nay với năm trước
- Tính tỷ số chi phí dự phòng Nợ khó đòi trên số dư Nợ phải thu Thủ tục kiểm tra chi tiết
- Thu thập bảng số dư phân tích theo tuổi nợ để đối chiếu với sổ chi tiết và sổ cái.
SV: Nguyễn Thị Thùy Linh 21 Lớp: K21CLCD - Thử nghiệm chi tiết về tài khoản nợ phải thu từ khách hàng và dự phòng đối với các khoản nợ khó đòi chủ yếu dựa vào bảng số dư chi tiết phân tích theo tuổi nợ.
- Kiểm toán viên sẽ bắt đầu kiểm tra lại việc cộng dồn hàng dọc và hàng ngang. Sau đó, xem xét đến tính hợp lý, phù hợp của sự phân loại công nợ thông qua việc chọn ra một số khách hàng và lần đến sổ chi tiết của khách hàng đó, đối chiếu với kỳ hạn thanh toán. Số kết quả tổng cộng trên bảng cũng được kiểm toán viên dùng để đối chiếu với tài khoản tổng hợp trên sổ cái. Ngoài ra, kiểm toán viên cần kiểm tra lại tổng cộng số dư trên các sổ chi tiết và đối chiếu với tổng số dư trên sổ cái.
- Gửi thư xác nhận tới bên thứ ba.
Để xác nhận tính hiện hữu của tài khoản Nợ phải thu khách hàng, thử nghiệm cơ bản được sử dụng phổ biến nhất là gửi thư xin xác nhận đến các khách hàng. Có hai phương pháp để thu thập xác nhận từ khách hàng là xác nhận toàn bộ và xác nhận không toàn bộ và trong cả hai phương pháp, đơn vị đều yêu cầu khách hàng xác nhận công nợ và gửi trực tiếp cho kiểm toán viên:
+ Đối với phương pháp xác nhận toàn bộ, kiểm toán viên sẽ yêu cầu đơn vị ký để bắt đầu gửi thư xin xác nhận công nợ và trong mọi trường hợp thì khách hàng sẽ được yêu cầu trả lời trực tiếp cho kiểm toán viên. Nếu không nhận được thư trả lời thì sau một khoảng thời gian nào đó, kiểm toán viên cần phải gửi thư nhắc nhở.
+ Còn đối với phương pháp xác nhận không toàn bộ, trong trường hợp có sự khác biệt về số liệu thì khách hàng mới gửi thư trả lời cho kiểm toán viên.
- Kiểm tra việc lập dự phòng phải thu khó đòi.
Bước đầu tiên trong quá trình kiểm toán các khoản dự phòng nợ khó đòi là xem xét kết quả của những thử nghiệm khác liên quan đến chính sách bán chịu của doanh nghiệp. Nếu chính sách bán chịu nhận thấy không thay đổi và kết quả của các thử nghiệm có liên quan sẽ cho thấy chính sách bán chịu của năm hiện hành tương tự với thời khóa trước, lúc này sự thay đổi số dư của tài khoản nợ phải thu từ khách hàng chỉ có thể do sự thay đổi của hoạt động kinh doanh và doanh số bán hàng.
SV: Nguyễn Thị Thùy Linh 22 Lớp: K21CLCD Ngược lại, nếu chính sách bán chịu thay đổi một cách đáng kể, kiểm toán viên cần phải thận trọng, cẩn thận khi đánh giá kết quả của những thay đổi đó.
Để xác định đơn vị có lập đủ, chính xác các khoản lập dự phòng nợ khó đòi hay không, trước tiên cần lập bảng phân tích dự phòng nợ phải thu khó đòi. Sau đó, kiểm toán viên cần lần theo những khoản ghi Nợ vào tài khoản dự phòng phải thu khó đòi đến các chứng từ có liên quan, cũng như tài khoản tổng hợp trên sổ cái.
Căn cứ để ghi nhận những khoản nợ khó đòi là:
+ Nợ quá hạn thanh toán từ 2 năm trở lên, kể từ ngày đến hạn thu nợ ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hay các cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được nợ.
+ Trường hợp đặc biệt tuy thời gian quá hạn chưa được 2 năm nhưng con nợ đang trong thời gian xem xét giải thể, phá sản hay bị cơ quan pháp luật giam cầm thì cũng được ghi nhận là nợ khó đòi.
Kiểm toán viên phải căn cứ vào những quy định này để kiểm tra về mức lập dự phòng.
- Kiểm tra việc khóa sổ đối với nghiệp vụ bán hàng
Một trong những phương pháp làm tăng giả tạo ra doanh thu là ghi vào nhật ký và sổ cái về những nghiệp vụ bán hàng xảy ra sau khi kết thúc niên độ. Nhằm mục tiêu là kiểm tra việc ghi nhận đúng thời khóa, có xảy ra gian lận hay không, kiểm toán viên cần lập bảng liệt kê các nghiệp vụ bán hàng diễn ra trong một số ngày trước và sau đó khóa sổ lại để so sánh với hóa đơn bán hàng và với các chứng từ có liên quan.
Ngoài ra, doanh thu cũng có thể bị tăng giả tạo bằng cách ghi nhận trước một khoản doanh thu nào đó cho niên độ, qua niên độ sau thì số doanh thu này sẽ được khấu trừ. Để phát hiện sai phạm này, kiểm toán viên nên xem xét cẩn thận, tỉ mỉ tất cả các khoản hàng hóa trả lại sau ngày kết thúc niên độ có liên quan đến số hàng bán trong niên độ trước, cũng như các tài liệu xác nhận về công nợ có liên quan.
SV: Nguyễn Thị Thùy Linh 23 Lớp: K21CLCD Khi phát hiện được, kiểm toán viên sẽ yêu cầu đơn vị điều chỉnh để phản ánh đúng doanh thu của niên độ.
Bên cạnh đó, kiểm toán viên cần so sánh giữa ngày ghi trên những chứng từ chuyển hàng được chọn mẫu với ngày trên hóa đơn bán hàng và trên sổ kế toán.
Nếu có sự chênh lệch, thì nó cũng là sự chỉ dẫn về khả năng có sai sót trong số liệu của niên độ.
- Xem xét các khoản Nợ phải thu khách hàng bị cầm cố, thế chấp.
Trong một số trường hợp, khách hàng không còn quyền sở hữu đầy đủ đối với các khoản nợ vì một số đã được đem cầm cố, thế chấp.
Bằng chứng về sự thế chấp, cầm cố của các khoản phải thu khách hàng có thể được kiểm toán viên thu thập qua thư xác nhận. Ngoài ra, việc phân tích tài khoản chi phí tài chính - khoản mục chi phí tiền lãi cũng là một phương pháp tốt về các khoản này.
Kiểm toán viên cần lưu ý nếu tài khoản phải thu khách hàng có số dư có thì khi trình bày trên bảng cân đối kế toán cần phải xếp vào các khoản nợ phải trả...
Bên cạnh đó cần đánh giá xem việc trình bày và công bố tài khoản phải thu khách hàng trên báo cáo tài chính có tuân thủ đúng các chuẩn mực hay các quy định hiện hành hay không? Kiểm toán viên cũng cần chú ý là mọi khoản bất thường đều phải được công bố trong thuyết minh báo cáo tài chính.
- Đánh giá lại các khoản phải thu có gốc ngoại tệ.