CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.3. Kế toán bán hàng
1.3.3. Kế toán giá vốn hàng bán
1.3.3.1. Giá vốn hàng bán nhập – xuất kho
Hàng hóa mà doanh nghiệp mua về nhập kho, xuấn bán ngay hoặc gửi bán được sản xuất và mua từ nhiều nguồn, nhiều nơi khác nhau, nên giá trị thực tế của chúng ở những thời điểm khác nhau thường là khác nhau và khó xác định giá trị của chúng. Vì vậy, kế toán thường dùng giá hạch toán và giá thực tế để tính giá hàng xuất ra trong kì và giá trị hàng tồn kho cuối kì.
a. Theo giá hạch toán
Giá hạch toán là giá do doanh nghiệp quy định. Mục đích của việc sử dụng giá hạch toán là nhằm đơn giản cho công tác kế toán trong trường hợp giá hàng có sự biến động thường xuyên. Vì vậy, giá hạch toán không có tác dụng giao dịch.
Theo phương pháp này, hàng ngày kế toán chi tiết hàng tồn kho được ghi theo giá hạch toán. Cuối tháng điều chỉnh theo giá thực tế để xác định hàng xuất.
b. Theo giá thực tế
Theo cách này, kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp đều sử dụng giá thực tế để ghi chép. Kế toán có thể sử dụng một trong các phương pháp sau để tính giá hàng tồn kho cuối kỳ và trị giá hàng xuất trong kỳ.
- Phương pháp thực tế đích danh
Theo phương pháp này, lô hàng nhập kho theo giá nào thì xuất kho theo giá đó, không quan tâm đến thời gian nhâp – xuất. Phương pháp này thích hợp ở những doanh
Nguyễn Thị Hồng 15 K20KTG nghiệp có ít loại hàng hóa và có điều kiện bảo quản riêng từng lô hàng.
+ Ưu điểm: Rất chính xác và kịp thời theo từng lần nhập.
+ Nhược điểm: Phức tạp, tốn kém.
- Phương pháp bình quân gia quyền
Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kì và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo từng kì hoặc sau từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp
+ Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kì.
+ Nhược điểm: Độ chính xác không cao, hơn nữa, công việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến tiến độ của các phần hàng khác, phù hợp với những doanh nghiệp có ít chủng loại hàng tồn kho, có lưu lượng nhập xuất ít.
- Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)
Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trước thì được xuất trước, và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kì là giá trị hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kì hoặc gần cuối kỳ. Do vậy hàng hóa tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực tế của số vật liệu mua vào trong kỳ. Phương pháp thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm.
+ Ưu điểm: Hạch toán hàng hóa xuất kho theo từng lần nhập
+ Nhược điểm: Ảnh hưởng đến chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp nếu giá cả thị trường có sự biến động
1.3.3.2. Chứng từ kế toán - Hóa đơn GTGT
- Bảng kê bán hàng mua vào, bán ra - Phiếu xuất kho
- Phiếu thu - Giấy báo Có
- Sổ chi tiết các TK 1561, TK 511, TK 131
Nguyễn Thị Hồng 16 K20KTG - Các chứng từ ghi sổ.
1.3.3.3. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán. Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư; giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (đối với doanh nghiệp xây lắp) bán trong kỳ. Ngoài ra, tài khoản này còn dùng để phản ánh các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như:
- Chi phí khấu hao, nhượng bán, thanh lý BĐS đầu tư - Chi phí sửa chữa
- Chi phí nhượng bán, thanh lý BĐS đầu tư
- Chi phí nghiệp vụ cho thuê BĐS đầu tư theo phương thức cho thuê hoạt động (trường hợp phát sinh không lớn).
Kết cấu tài khoản 632 như sau:
Nguyễn Thị Hồng 17 K20KTG 1.3.3.4. Sơ đồ hạch toán một số các nghiệp vụ liên quan
Nguyễn Thị Hồng 18 K20KTG
Nguyễn Thị Hồng 19 K20KTG