Tổng quan chuỗi cung ứng xanh

Một phần của tài liệu Xanh hóa chuỗi cung ứng nông sản tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 24 - 28)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG XANH VỚI NÔNG SẢN

1.3. CHUỖI CUNG ỨNG XANH VÀ XANH HÓA CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG SẢN

1.3.1. Tổng quan chuỗi cung ứng xanh

Trong những năm gần đây, cụm từ “chuỗi cung ứng xanh” được nhắc đến ngày càng nhiều. Liên quan đến nó, nhiều thuật ngữ đã được sử dụng như “chuỗi cung ứng bền vững”, “chuỗi cung ứng xanh bền vững”, “chuỗi cung ứng môi trường”, “chuỗi cung ứng sinh thái”…

Vậy chuỗi cung ứng xanh là gì?

Chuỗi cung ứng xanh có thể được định nghĩa là quá trình sử dụng đầu vào thân thiện với môi trường và biến các sản phẩm phụ của quá trình sử dụng thành thứ có thể cải thiện được hoặc tái chế được trong môi trường hiện tại. Quá trình này giúp cho các sản phẩm đầu ra và các sản phẩm phụ có thể được tái sử dụng khi kết thúc vòng đời của chúng, và như vậy tạo ra một chuỗi cung ứng bền vững. Toàn bộ ý tưởng về chuỗi cung ứng bền vững là để giảm chi phí và thân thiện với môi trường (Penfield, 2008).

Trong khi đó, Bearing Point (2008) định nghĩa chuỗi cung ứng là một phương thức tối thiểu hóa tác động môi trường của một sản phẩm hoặc dịch vụ bao gồm tất cả các giai đoạn trong vòng đời của 1 sản phẩm , từ tìm kiếm nguyên liệu, thiết kế, sản xuất và phân phối cho tới khi sản phẩm tới tiêu dùng cuối cùng và cách thức họ sử dụng sản phẩm đó (sửa chữa, dùng lại và tái chế).

Mặt khác, Johnny (2009) định nghĩa quản trị chuỗi cung ứng xanh là quá trình thêm các yếu tố “xanh” vào chuỗi cung ứng hiện có, và tạo ra một chuỗi cung ứng thu hồi như là hoạt động xây dựng lại hệ thống một cách sáng tạo. Điều này không chỉ bao gồm việc theo đuổi hiệu quả mà còn có cả sự đổi mới trong chuỗi cung ứng liên quan đến chi phí, lợi nhuận, và môi trường.

Tuy có nhiều khái niệm khác nhau được đưa ra tùy thuộc vào góc độ của mỗi

nghiên cứu, nhưng tựu chung lại tất cả có đặc điểm chung là khẳng định chuỗi cung ứng xanh phải đảm bảo hai vấn để là giảm thiểu chi phí và thân thiện hơn với môi trường.

1.3.1.2. Mô hình chuỗi cung ứng xanh

Chuỗi cung ứng xanh về cơ bản là chuỗi sản phẩm đảm bảo được hai phương châm và ba tiêu chí hay được gọi tắt là Mô hình 2E-3R. Trong đó, hai phương châm là: (1) Hiệu quả (Efficiency): Giảm đầu vào (tiết kiệm tài nguyên đầu vào và tiết kiệm năng lượng); (2) Thân thiện môi trường trong cả chuỗi sản phẩm (Environment-friendly chain). Ba tiêu chí gồm:

(1) Thực hiện sử dụng lại phế phẩm (Reuse) trong sản xuất và lưu thông phân phối;

(2) Tái chế rác thải trong sản xuất và lưu thông phân phối (Recycling);

(3) Giảm phát thải khí nhà kính và giảm ô nhiễm môi trường (Reduction) trong sản xuất và lưu thông phân phối

Mô hình 3R:

Hình 1.3 - Mô Hình 3R

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Hình 1.4 - Mô hình 2E- 3R

Nguồn: Tác giả tổng hợp Đầu vào của chuỗi được chọn lọc từ những tài nguyên và năng lượng sạch đảm bảo 3 tiêu chí tiết kiệm, hiệu quả và giảm thiểu. Nguyên liệu này tiếp tục được chuyển tới khâu sản xuất. Các chuẩn mực xanh trong quy trình sản xuất và các sản phẩm của thị trường bên ngoài đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải nâng cao năng lực công nghệ và năng lực quản trị của mình để có thể đáp ứng được yêu cầu của bên ngoài. Nhờ những công nghệ đó, chất thải và phế phẩm được tái chế và tái sử dụng làm đầu vào cho sản xuất thay vì xả trực tiếp ra môi trường. Thành phẩm cuối cùng được phân phối tới tay người tiêu dùng (nhà nước, tư nhân, xuất khẩu). Đặc biệt 3 nội dung R luôn song hành ở mỗi khâu trong chuỗi nhằm bảo đảm chuỗi vận hành một cách “xanh” nhất.

1.3.1.3. Vai trò của chuỗi cung ứng xanh Lợi ích đối với môi trường

Lợi ích đầu tiên của chuỗi cung ứng xanh là về hiệu quả sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ logistics thực hiện các mô hình chuỗi cung ứng xanh đều có những cải thiện trong việc giảm thiểu năng lượng và chất thải cũng như giảm bao bì đóng gói trong phân phối (Industries Canada, 2008). Các doanh nghiệp phải tuân thủ tất cả các quy định về môi trường và pháp luật. Đối với

bất kỳ tổ chức quốc tế nào, việc mở rộng và tăng thêm quy định mới có thể gây ra khó khăn cho chính bản thân doanh nghiệp. Nhưng các quy định đã được đưa ra và họ phải thực hiện nếu muốn tiếp tục kinh doanh. Vấn đề là làm thế nào để tạo ra một chuỗi cung ứng linh hoạt và thích ứng có thể phản ứng một cách nhanh chóng và tốn ít nguồn lực nhất.

Lợi ích đối với kinh tế

Chuỗi cung ứng xanh giúp cải thiện quy trình sản xuất giảm chi phí nguyên vật liệu. Do yếu tố đầu vào của chuỗi cung ứng xanh là các tài nguyên và năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và giảm thiểu, vì vậy đòi hỏi một quy trình sản xuất cải tiến để đáp ứng tiêu chuẩn sản phẩm đầu ra xanh hơn, sạch hơn. Từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho chính sản phẩm đó.

Lợi ích đối với doanh nghiệp

Xanh hóa tất cả các bộ phận sẽ giúp doanh nghiệp định hướng được giá trị trong thương hiệu và chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong đó:

- Tiết kiệm chi phí hoạt động do giảm chất thải. Chi phí xử lí chất thải hàng năm của các doanh nghiệp rất cao. Điều này được minh chứng bằng trường hợp: Một số công ty vi phạm pháp luật xả trực tiếp chất thải ra môi trường mà chưa qua quá trình xử lí. Khi lượng chất thải giảm đồng nghĩa với chi phí cho cho hoạt động xử lí cũng giảm.

- Chi phí lao động thấp hơn - điều kiện làm việc tốt hơn có thể làm tăng động lực và năng suất, và giảm sự cần thiết của nhân viên hậu cần. Khi nhân công sản xuất được làm việc trong môi trường an toàn về sức khỏe, họ hoàn toàn yên tâm về công việc, từ đó tăng năng suất làm việc.

- Tăng tính tuân thủ các quy định. Đầu ra tiêu chuẩn của các sản phẩm từ chuỗi cung ứng xanh là các chứng nhận nghiêm ngặt từ chính phủ. Do đó hoạt động sản xuất cũng phải tuân thủ theo các quy định này.

- Khi có các hoạt động xanh hơn sẽ giúp nâng cao danh tiếng trong mắt các nhà cung cấp và khách hàng, chưa kể đến các nhà đầu tư.

- Tăng doanh thu do mối quan hệ tốt hơn với khách hàng - cải thiện chuỗi cung ứng tự động hóa làm tăng giá trị hợp đồng……..

Để có hiệu quả, chuỗi cung ứng xanh cần được thực hiện trong tất cả các giai

đoạn, từ khi lập kế hoạch, tìm nguồn cung ứng, sản xuất cho đến khi xuất hàng hóa thành phẩm. Giai đoạn tìm nguồn cung ứng bao gồm việc hợp tác với các nhà cung cấp trong thiết kế các sản phẩm xanh.

Một phần của tài liệu Xanh hóa chuỗi cung ứng nông sản tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)