CHƯƠNG 3 GIÁI PHÁP THÚC ĐẨY XANH HÓA CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG SẢN VIỆT NAM
3.4. KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ VÀ CÁC BỘ BAN NGÀNH LIÊN QUAN
Thứ hai, các chính quyền địa phương nên tích cực tuyên truyền xu hướng tiêu dùng xanh. Bằng cách này nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao trước mối nguy hiểm của các thực phẩm bẩn và xa hơn là các vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên…Bên cạnh đó, cần vận động các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng nông sản cam kết thực hiện sản xuất, chế biến những thực phẩm sạch, chất lượng, an toàn VSTP. Nhằm góp phần nâng cao sức khỏe và thân thiện với môi trường sống xung quanh.
Thứ ba, nhà nước nên tạo ra một môi trường hoạt động cho những người tham
gia vào chuỗi cung ứng xanh bằng cách tăng cường trao đổi giữa các chuỗi cung ứng, giữa các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng và giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó, việc thiết kế các khóa đào tạo nghề cho lao động phổ thông, người lao động qua các lớp đào tạo về sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ là cần thiết cần được chính phủ quan tâm. Trong đó các hoạt động trao đổi và học hỏi từ kinh nghiệm của các nước có hệ thống chuỗi cung ứng xanh trong nông nghiệp phát triển nhằm tạo ra các mô hình trong phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế như VietGab, GlobalGab…Tất cả vì mục đích đồng đều hóa chất lượng nông sản từ việc nâng cao năng lực sản xuất, cải tiến quy trình cho tới liên kết các thành phần trong chuỗi.
Thứ tư, đề xuất Bộ Tài Chính triển khai mạng mẽ chính sách hỗ trợ giảm chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng nông sản xanh, miễn giảm tiền thuê đất cho các doanh nghiệp sản xuất nông sản hữu cơ; cho phép hoãn thời gian thanh toán tiền điện, nước đối với các nhà máy sản xuất/chế biến nông sản.
Ngoài ra đề xuất Ngân hàng nhà nước nghiên cứu và xây dựng các chính sách gia hạn nợ, giảm chi phí giao dịch, kích hoạt các gói trả chậm, hỗ trợ các gói vay để nông dân tiếp cận được nguồn vốn này. Bởi lẽ phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ nên nguồn vốn đầu tư không nhiều. Khi được hỗ trợ và tạo điều kiện từ các bên, các doanh nghiệp có thêm động lực đầu tư toàn diện hơn vào sản xuất, chế biến, góp phần thúc đẩy xanh hóa chuỗi cung ứng nông sản.
Thứ năm, chính phủ cần có các biện pháp quản lý, hành lang pháp lí chặt chẽ, định hướng phát triển chuỗi cung ứng xanh trong nông nghiệp và các lĩnh vực khác phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các quy định, công bố cần được ban hành và thực thi triệt để như: Tiêu chuẩn xanh cho nguyên liệu đầu vào; chứng nhận các tiêu chuẩn xanh cho các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn; các quy định hướng dẫn tiêu dùng xanh; chính sách khuyến khích hợp tác giữa các hộ sản xuất nhỏ lẻ, các điều luật quy định hàng giả hàng nhái, kiểm soát xử phạt thực phẩm bẩn…nhằm xây dựng hàng rào bảo vệ trước các hoạt động sản xuất nông sản ồ ạt, không rõ nguồn gốc cũng như siết chặt rào cản đối với những nông sản không đạt tiêu chuẩn. Từ đó tạo điều kiện cho nông sản xanh, sạch có nhiều cơ hội tới tay người tiêu dùng
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích ở chương 2 và những định hướng của chính phủ Việt Nam về phát triển chuỗi cung ứng nông sản xanh, chương 3 đã đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy xanh hóa chuỗi cung ứng nông sản tại Việt Nam trong tương lai. Cùng với đó là tổng hợp những kiến nghị gửi tới chính phủ, bộ ban ngành liên quan để nông sản Việt Nam đảm bảo tiêu chuẩn ”xanh”, an toàn với sức khỏe người tiêu dùng trong nước và trên thế giới.