Một số nông sản chủ lực của Việt Nam

Một phần của tài liệu Xanh hóa chuỗi cung ứng nông sản tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 37)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XANH HÓA CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG SẢN TẠI VIỆT NAM

2.1. THỰC TRẠNG NÔNG SẢN VIỆT NAM

2.1.2. Một số nông sản chủ lực của Việt Nam

Thông tư về Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia của Việt Nam được Bộ NN&PTNT ban hành với 13 mặt hàng nông sản chính. Xuất phát điểm từ quốc gia có nền văn minh lúa nước lâu đời, gạo Việt Nam đứng đầu trong danh sách.

Việc chú trọng và phát triển những mặt hàng chủ lực là việc cấp thiết với quốc qua và doanh nghiệp.

Gạo

Gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Gạo Việt Nam luôn được mệnh danh là ngon nhất nhì thế giới. Dưới bàn tay chăm chút của người nông dân, thương hiệu gạo Việt đã và đang sánh vai với nguồn lương thực khác của các quốc gia. Theo số liệu của TradeMap năm 2019, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo

đứng thứ 3 trên thế giới với trị giá xuất khẩu 2,8 tỷ USD tương đương sản lượng 4-5 triệu tấn/năm chỉ đứng sau Thái Lan và Ấn Độ. Trung bình mỗi năm xuất khẩu 6-7 tấn trị giá 3-3,5 tỷ USD.

Cà phê

Trên thế giới, đứng sau dầu mỏ, cà phê là loại hàng hóa được đem ra giao dịch lớn thứ hai. Với giá trị xuất khẩu lớn, thường xuyên đứng đầu trong số các mặt hàng xuất khẩu nông nghiệp tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Cà phê là ngành hàng quan trọng, chiếm 3% GDP cả nước, kim ngạch xuất khẩu nhiều năm đạt trên 3 tỷ USD.

Có hai dòng cà phê chính ở Việt Nam là Robusta và Arabica. “Các sản phẩm cà phê của Việt Nam hiện đã được xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 14,2% thị phần xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu” (Báo nhân dân điện tử). Theo số liệu Trademap ghi nhận năm 2019, Việt Nam chiếm 7,5% tỉ trọng xuất khẩu thế giới với mặt hàng cà phê và đứng vị trí thứ 5 trên bảng xếp hạng. Giá trị xuất khẩu 2,2 triệu USD với 1,4 tấn.

Cao su

Ngành sản xuất và chế biến sản phẩm cao su của Việt Nam hiện là một trong những ngành sản xuất nông- lâm nghiệp quan trọng nhất của Việt Nam cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Hội nhập kinh tế mang lại nhiều cơ hội cho cao su Việt Nam như: mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút nguồn vốn FDI từ nước ngoài…Ngành cao su Việt đặt tiêu chí xuất khẩu làm cốt lõi. Trong những năm qua, hỗn hợp cao su tổng hợp và cao su tự nhiên là nhóm mặt hàng có sản lượng xuất khẩu lớn, chiếm tới 65,5% tổng sản lượng cao su xuất khẩu cả nước. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của hai nhóm mặt hàng này đạt trên 6,2 tỷ USD, đóng góp 3% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tại thị trường nội địa, tiêu thụ các sản phẩm của ngành có nhỏ hơn sản lượng và kim ngạch xuất khẩu, tuy nhiên vẫn đang ở mức khá cao và tiếp tục có xu hướng mở rộng. “Năm 2018 và 2019, sản lượng cây cao su đạt lần lượt 1,142 và 1,17 triệu tấn. Năm 2020, xuất khẩu cao su ước đạt 1,75 triệu tấn, trị giá 2,38 tỷ USD, tăng 2,8% về lượng và tăng 3,5% về trị giá so với năm 2019” (Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản).

Hạt điều

Cây điều nổi tiếng là đặc sản của miền đất bỏ ba zan. Được trồng chủ yếu ở

vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, cây điều nói chung và hạt điều có điều kiện tự nhiên tốt nhất để phát triển. Ngày nay điều không còn được biết đến trong nước mà còn xuất khẩu khắp thế giới. Tiêu biểu là Mỹ, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc….

Trong suốt 30 năm qua, từ một quốc gia nhỏ bé, sản xuất điều thô với số lượng hạn chế, Việt Nam đã đặt tên mình trong danh sách những quốc gia xuất khẩu điều hàng đầu. Chặng đường 15 năm (2006-2020), ngành điều Việt Nam đã luôn giữ vững vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu nhân điều kể cả trong những thời điểm khó khăn nhất và hoàn toàn làm chủ công nghệ và thiết bị chế biến.

Cho tới nay, ngành điều đã xuất khẩu nhân điều đến hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm trên dưới 80% lượng nhân điều xuất khẩu trên thế giới, thu về hơn 31 tỷ USD. Đây là con số biết nói, đầy ấn tượng của ngành điều kể từ khi thành lập Hiệp hội Điều Việt Nam 30 năm qua. Năm 2020, đứng trước làn sóng Covid 19, sản lượng xuất khẩu nhân điều ước tính đạt 511 nghìn tấn, trị giá 3,19 tỷ USD, tăng 12,1% về lượng, nhưng giảm 3% về trị giá so với năm 2019.

Hồ Tiêu

Giới thương nhân nhắc tới hồ tiêu Việt Nam như là một nhà cung ứng số 1 thế giới. Đi cùng với đó là một ngành hàng uy tín và chất lượng. Vượt mong đợi, hồ tiêu Việt đã và đang là một thị trường tiềm năng và đầy triển vọng.

Theo Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm 2020, Việt Nam xuất khẩu được 166.812 tấn hồ tiêu, kim ngạch đạt 356 triệu USD. So cùng kỳ 2019, sản lượng xuất khẩu giảm 5,7%, kim ngạch giảm 21,1%. Nguyên nhân chủ yếu là do tác động bất lợi của thời tiết, dịch bệnh, nhiều vườn tiêu ở Bình Phước đã già cỗi. Nhiều cây có tuổi đời trên dưới 20 năm nên năng suất giảm đi đáng kể. Cùng với đó là giá hồ tiêu giảm mạnh, trong khi chi phí chăm sóc tăng đặc biệt là chi phí thu hoạch dẫn đến việc người nông dân giảm đầu tu đáng kể cho vườn cây này.

Chè

Đứng thứ năm về diện tích và thứ sáu về sản lượng, Chè Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển trên thị trường quốc tế. Năm 2017, Việt Nam có diện tích trồng chè là 129,3 nghìn ha với sản lượng 1.048,8 nghìn tấn chè tươi chiếm khoảng 7% tổng lượng chè xuất khẩu của thế giới. Dưới đây là giá trị xuất khẩu ngành hàng này qua các năm:

Bảng 2.1 - Trị giá xuất khẩu chè Việt Nam từ năm 2015-2020 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Trị giá xuất khẩu

Đơn vị : Triệu USD

217,20 228 227,12 217,83 236,18 217,7

Nguồn: Cục Xuất Nhập Khẩu-Bộ Công Thương và TradeMap Năm 2020 xuất khẩu chè ước đạt 134.964 tấn, trị giá 217,7 triệu USD, giá 1.613 USD/tấn, giảm 1,8% về lượng, giảm 7,8% về kim ngạch và giảm 6,2% về giá so với năm 2019. Khối lượng chè xuất khẩu sang nhiều thị trường giảm do tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, đặc biệt là hai thị trường chính, bao gồm Đài Loan và Pakistan.

Rau quả

Nhờ những đặc điểm đặc trưng của một quốc gia nhiệt đới, Việt Nam có rất nhiều loại rau quả, trái cây đặc sản ngon và đặc biệt diện tích canh tác rau quả tới 1,5 triệu ha. Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải Quan 2020, trên thị trường Châu Á, hiện tại Việt Nam đứng thứ năm về sản lượng sản xuất và xuất khẩu rau quả, trái cây. Sản phẩm rau quả, trái cây của Việt Nam đã có mặt trên 60 quốc gia trên thế giới. Sản lượng xuất khẩu tăng gấp 2 lần trong 4 năm trở lại đây với trị giá xuất khẩu năm 2015 là 1,8 tỷ USD và năm 2019 là 3,7 tỷ USD. Trong năm 2020 ngành hàng rau quả của Việt Nam đã mang về 3,26 tỷ USD, sụt giảm 13% so với năm 2019 do tác động của dịch bệnh Covid-19 lan rộng trên toàn cầu. Nhưng tin rằng, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EUVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 đang mang đến nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam. Song song với đó là thách thức đối với mặt hàng này trước rào cản khắt khe của các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản đòi hỏi rau quả Việt Nam phải “xanh” để đáp ứng tiêu chuẩn đã đề ra.

Một phần của tài liệu Xanh hóa chuỗi cung ứng nông sản tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)