Xanh hóa nguồn cung ứng

Một phần của tài liệu Xanh hóa chuỗi cung ứng nông sản tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 49)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG XANH HÓA CHUỖI CUNG ỨNG NÔNG SẢN TẠI VIỆT NAM

2.1. THỰC TRẠNG NÔNG SẢN VIỆT NAM

2.2.1. Xanh hóa nguồn cung ứng

Đối với nông sản, nguồn cung ứng nguyên liệu bao gồm: đất, nước, cây giống (đối với cây trồng) và con giống (đối với vật nuôi), thức ăn, thuốc bảo vệ thực vật.

Đất

Diện tích đất nông nghiệp Việt Nam được đưa vào sử dụng chiếm khoảng 27,3 triệu hecta, tương ứng 80,4% tổng diện tích cả nước. Trong đó:

Đất trồng cây lâu năm 4532.2

2854.9

Đất trồng lúa 4143.1

6998

11530.2 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000

Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp (Đơn vị: Nghìn ha)

Biểu đồ 2.5 - Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp Việt Nam tính đến năm 2017 (Đơn vị: Nghìn ha)

Đất sản xuất nông nghiệp

Đất trồng cây

hàng năm Đất trồng lúa

Đất trồng cây hàng năm

khác

Đất trồng cây lâu năm Thực trạng sử dụng đất nông

nghiệp (Đơn vị: Nghìn ha) 11530.2 6998 4143.1 2854.9 4532.2

Nguồn: Số liệu thống kê của Tổng cục thống kê Có thể thấy diện tích đất nước ta được sử dụng khá triệt để, tỉ lệ bỏ hoang thấp.

Từ năm 2005, nhà nước và chính phủ bắt đầu xây dựng mô hình nông nghiệp hữu cơ, thí điểm 6,5 nghìn hecta trên tổng số 27,3 triệu hecta. Diện tích đất tăng không đồng đều qua các năm, cho tới nay diện tích này đã tăng lên 76,67 nghìn hecta-gấp hơn 11 lần so với thời điểm ban đầu. Đây là dấu hiệu tích cực cho nông sản Việt Nam khi tiếp thu kinh nghiệm quốc tế và từng bước chuyển hướng từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hữu cơ. Tuy nhiên trong thời gian tới, diện tích đất nông nghiệp khó có thể mở rộng khai thác hơn nữa vì diện tích này sẽ mất đi trong quá trình xây dựng phát triển khu công nghiệp, dự án, khu đô thị…

Về chất lượng, đất nông nghiệp Việt Nam đang ở mức báo động. Thứ nhất, mới chỉ 1% đất nông nghiệp được đưa vào quản lí, trong khí tỉ lệ này khá cao đối với đất trồng rừng (khoảng 22-32%). Bên cạnh đó nhà nước tập trung chủ yếu về quản lí hành chính, việc sử dụng đất song song với nâng cao chất lượng chưa thực sự được quan tâm. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đảm nhận quản lí đất đai, song Bộ NN&PTNT mới trực tiếp sử dụng đất. Thứ hai, một diện tích lớn đất nông nghiệp nước ta đang đứng trước tình trạng suy thoái trước hoạt động sản xuất và biến đổi khí

hậu. Tình trạng sói mòn, rửa trôi, đất khô cằn…đang diễn ra phổ biến. Ví dụ với đất trồng lúa tại ĐBSCL, trong những năm gần đây, đất giảm đi độ xốp, khó thoát nước và cũng không còn khả năng giữ nước, cây khó hấp thu chất dinh dưỡng….Hay đối với đất đỏ bazan Tây Nguyên từng được coi như vùng sản xuất nông nghiệp tốt nhất thì độ PH trong đất, chất hữu cơ, mùn đang giảm dần khiến đất ngày càng chua. Sau hai vụ tái canh chu kì, độ chua tăng lên rõ rệt.

Nước

Hoạt động sản xuất nông nghiệp tác động trực tiếp đến nguồn nước và ngược lại. Hiện tại, tổng lượng nước được khai thác, sử dụng hàng năm của Việt Nam là 80,6 tỷ m3/ 830 tỉ m3 (10% tổng lượng nước của cả nước), trong đó hơn 80% (khoảng 65 tỉ m3/năm) sử dụng cho nông nghiệp. Hệ thống tưới tiêu mới đủ cung cấp nước cho 4,2/11 triệu ha canh tác. Nguồn nước được sử dụng trong nông nghiệp là nguồn nước ngọt tự nhiên từ sông, suối, ao, hồ, nước ngầm, nước mưa… Tuy nhiên nguồn nước này chưa được đảm bảo. Tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý chỉ mới đạt khoảng 10% - 11% trên tổng số lượng nước thải đô thị (Ủy ban trung ương mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, 2020). Tức lượng nước thải còn lại sẽ đổ ra ao hồ,..và sử dụng trong nông nghiệp. Ô nhiễm nguồn nước là đáng báo động. Thêm vào đó, thực tế hiệu quả sử dụng nước chưa cao. Cụ thể diện tích được tưới nhỏ hơn so với diện tích thiết kế (khoảng 68%). Điều này gây ra sự lãng phí trong công tác quản lí nguồn nước nông nghiệp.

Bên cạnh đó do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai bão lũ, sạt lở, nắng nóng kéo dài… dẫn đến lượng mưa giảm, tình trạng khô hạn. Một số vùng địa phương đối mặt với nguy cơ hiếu nước trầm trọng trong canh tác và sinh hoạt. Dự báo trong năm 2021, khu vực các tỉnh ĐBSCL có 828 000 ha đất bị nhiễm mặn, diện tích đất nông nghiệp vùng trung du và miền núi Bắc Bộ bị suy thoái, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở..

Ngoài các tác nhân khách quan do môi trường gây ra, nguồn nước nông nghiệp đang bị ô nhiễm bởi hoạt động của chính con người. Ví dụ tại Tây Nguyên do nhu cầu tưới cho cà phê lên tới 300-400 lít nước/gốc mỗi lần tưới, người trồng cà phê thường đào giếng khoan dẫn đến hiện tượng chảy tầng, tụt mạch nước ngầm. Việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu quá mức, xả thải vỏ thuốc ngay cạnh kênh mương gây nguy hại trực tiếp tới chất lượng nước tưới tiêu và sức khỏe con người.

Nguồn nước nói chung và nước dùng trong canh tác nông nghiệp nói riêng đang bị đe dọa. Nếu tình trạng thiếu nước thường xuyên xảy ra cùng với ô nhiễm nguồn nước, nhiễm mặn khiến dịch bệnh dễ phát sinh, gây tổn hại cho sức khỏe cây trồng và vật nuôi.

Cây giống

Trong những năm qua Việt Nam đã nghiên cứu và phát triển nhiều giống cây trồng giúp tăng năng suất, chất lượng và chống chịu sâu bệnh. 814 giống cây trồng trong đó gồm 184 giống lúa, 69 giống ngô, 3 giống sắn, 7 giống khoai tây, 6 giống chè. 6 giống cà phê, ….là số giống cây trồng thuộc danh mục cây nông nghiệp được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam cho tới năm 2015. Trên cả nước có tới 52 trung tâm nghiên cứu giống cây trồng, 31 hệ thống Viện nghiên cứu và trên 652 tổ chức sản xuất giống cây trồng nông nghiệp. Các cơ sở, viện nghiên cứu được Bộ NN&PTNT đầu tư vào công tác nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng giống cây trồng.

Tại Việt Nam, giống được chia làm 2 nguồn: chính quy và không chính quy.

Nguồn chính quy là nguồn giống được phân phối bởi các viện nghiên cứu, trường nghiên cứu, trung tâm giống, doanh nghiệp…Giống không chính quy là nguồn sản xuất giống nông hộ (nông dân tự để lại giống). Tỉ lệ sử dụng giống thuần chủng ở ĐBSCL là 40% và ĐBSH là 60%, phần còn lại do nông dân tự sản xuất. Trong cả nước, giống lúa thuần chủng tốt như giống kháng rầy, giống vàng lùn, giống lùn xoắn lá… còn thiếu. Nhu cầu về 350-400 nghìn tấn lúa giống, 28-30 nghìn tấn ngô giống. hàng năm được đưa vào canh tác khoảng gần 7 triệu hecta lúa và 1,4 triệc ha ngô. Tính tới năm 2020, lượng giống lúa cơ bản đã chủ động sản xuất trên 80%, giống ngô trên 40%,… còn lại được nhập từ nước ngoài. Các loại giống cây trồng khác như cây ăn quả chủ yếu sản xuất trong nước, mặt khác các loại giống rau, hoa chủ yếu nhập khẩu với chủng loại phong phú và đa dạng.

Ở nước ta hiện nay, giống cây thuần chủng, năng suất cao, thích hợp với điều kiện sinh thái từng vùng còn đang thiếu về chủng loại và chất lượng. Do đó chất lượng gieo trồng với giống cây không thuần chủng chưa được đảm bảo. Phần lớn số giống do nông dân để lại chưa được đem qua kiểm dịch trước khi gieo trồng mà chỉ được lựa chọn và phân loại bằng mắt thường và kinh nghiệm. Hoạt động xử lí hóa chất hoặc

nhiệt đối với hạt giống trước khi gieo trồng chưa được tiến hành. Điều này tiềm ẩn nguồn sâu bệnh, không đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

Con giống

Giống lợn: Hiện nay, cả nước có 195 cơ sở sản xuất lợn giống ( GGP- lợn cụ kị), lợn ông bà (GP) với tổng đàn lợn nái khoảng 73.500 con, trong đó có 10 cơ sở và 4400 con lợn cụ kị và lợn ông bà dưới sự quản lý của Bộ NN&PTNT (chiếm 5,9% tổng đàn GGP và GP cả nước). Hiện các công ty giống vật nuôi trên thế giới đang sử dụng công nghệ tương tự để phát triển giống hình tứ tháp cụ kị-ông bà-bố mẹ- thương phẩm, nhưng Việt Nam chủ yếu nhập khẩu giống từ khâu sản xuất giống ông bà, bố mẹ và năng suất thương phẩm chưa cao. Lợn đực giống phối trực tiếp trong chăn nuôi (khoảng 50.000 con), nhưng đến khoảng 95% không được đăng ký và hơn 50% không được đánh giá, lựa chọn, giám định chất lượng giống tốt. Ở một số địa phương, đánh giá chất lượng còn phụ thuộc vào tiêu chuẩn địa phương, gây ra sự mất đồng đều trên toàn quốc.

Lợn đực giống được nông dân sử dụng trực tiếp hầu như chưa bao giờ được kiểm tra năng suất cá nhân. Hiện tượng tự nhân giống của người dân còn rất phổ biến, tốc độ đồng huyết ngày càng nhanh khiến các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật ở đời sau bị giảm sút, ảnh hưởng đến giá trị sản phẩm.

Giống gà: Đối với giống gà lông trắng, hầu hết phải nhập từ các công ty nước ngoài, bình quân mỗi năm cả nước nhập khoảng 2 triệu con giống. Các giống gà thịt công nghiệp màu được quản lý theo hệ thống chăn nuôi ba cấp mới đáp ứng 10% nhu cầu thị trường, trong khi hai cấp bố mẹ- thương phẩm đáp ứng 25% nhu cầu thị trường. Trên thực tế tại các địa phương, các cơ sở ấp trứng sản xuất giống tự do, chưa thực hiện công bố tiêu chuẩn cơ sở. Hơn nữa ở mỗi vùng người dân đang tự lai tạo giống là chính, dùng con thương phẩm để nhân giống thế hệ sau, do đó không kiểm soát được chất lượng đầu vào và đầu ra.

Giống bò: Trung bình hàng năm bò thịt phối giống ra khoảng 1,5 triệu con bê con. Tuy nhiên chỉ có khoảng 300.000 bò cái được phối giống, sinh sản từ 200.000- 220.000 bê lai thịt chiếm 13-14% số bê sinh ra. Còn lại tới 87% không áp dụng được.

Về cơ bản, văn bản quản lí về đực giống trong trâu, bò đã được ban hành tuy nhiên không triệt để. Hiện tượng phối giống cận huyến vẫn thường xuyên sảy ra.

Chất lượng con giống ảnh hưởng trực tiếp tới thành phẩm cuối cùng. Con giống

tốt là tiền đề tạo ra vật nuôi tốt. Tuy nhiên chất lượng con giống tại Việt Nam chưa đồng đều, đặc biệt đối với lợn. Điều này khiến cho nguồn cung ứng con giống tốt phục vụ cho chuỗi cung ứng xanh còn hạn chế.

Phân bón

Theo Cục Bảo vệ thực vật, hiện mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 10-11 triệu tấn phân bón các loại. Mức tiêu thụ này giao động 4 triệu tấn NPK, 2,3 triệu tấn ure, 1,4 triệu tấn lân và các loại phân như DAP (là loại phần có thành phần: Đạm (N):

18%, Lân 46%, Kali 0%), SA, phân vi sinh, phân bón lá khoảng 850-950 tấn. Nhu cầu tiêu thụ phân bón vô cơ chiếm khoảng 90%, phân hữu cơ và các loại phân khác chỉ 10%. Về cơ bản, Việt Nam đã tự chủ được mặt hàng phân bón từ nhiều năm qua, thậm chí năm 2020 còn xuất khẩu trên 1 triệu tấn phân bón các loại.

Tình hình sử dụng phân bón còn diễn ra không đồng đều giữa các vùng. Việc bón phân thường chú trọng ở vùng đồng bằng nơi có sản lượng nông sản lớn như:

lúa, ngô, khoai, sắn…và đồi núi chỉ chú trọng vào các vùng chuyên canh như chè, mía. Do công tác khuyến nông ở miền núi còn hạn chế, vì vậy tỉ lệ sử dụng phân bón chưa cao.

Đối với các vùng chuyên canh trồng trọt tại nước ta, nông dân không ngần ngại đầu tư lượng lớn và sử dụng dư thừa đối với phân bón vô cơ- nguồn tác động gây ô nhiễm môi trường đất và nước. Việc dư thừa phân bón sẽ gây ra các hiện tượng tiêu cực như: mưa axit, hiệu ứng nhà kính, làm giảm độ phì nhiêu của đất đai và đặc biệt tích lũy dư lượng phân bón trong cây trồng, đặc biệt là lượng natri trong rau.

Thức ăn chăn nuôi

Mặc dù là nước sản xuất và xuất khẩu lương thực nằm ở top đầu thế giới, song ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi nước ta vẫn nhập khẩu 70-80% nguyên liệu nước ngoài. Năm 2020, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi lên tới 3,84 tỷ USD, tăng 3,75% so năm 2019. Trong khi đó, xuất khẩu thức ăn chăn nuôi trong năm 2020 đem về hơn 800 triệu USD , so với năm 2019 đã tăng 16,98%. Như vậy, ngành thức ăn chăn nuôi vẫn trong tình trạng nhập siêu lớn, thâm hụt thương mại lên tới hơn 3 tỷ USD. Một điều đáng lưu tâm là hàng năm nước ta luôn có khoảng ít nhất 20% mẫu TACN có vấn đề về chất lượng. Theo báo cáo của Tạp chí chăn nuôi Việt Nam “Chất lượng TACN chưa ổn định, độ an toàn thấp, nhất là đối với các loại

vệ thực vật khác ,

1.20% Thuốc trừ sâu, 20.40%

44.40%

23.20%

Thuốc trừ sâu Thuốc trừ bệnh Thuốc diệt cỏ Các loại thuốc bảo vệ thực vật khác

thức ăn bổ sung, thức ăn tự phối trộn, điều này chưa đựng nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng không tốt đến năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm các sản phẩm chăn nuôi và gây ô nhiễm môi trường”. Ngày 30/10/2017, phòng cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Tây Ninh điều tra phát hiện nhập khẩu hơn 130 tấn nguyên liệu lậu dùng làm thức ăn chăn nuôi từ Campuchia vào VN, qua cửa ngõ Tây Ninh. Thức ăn chăn nuôi không hợp vệ sinh sẽ làm giảm chất lượng các sản phẩm thịt động vật và ảnh hưởng đến xuất khẩu thịt của Việt Nam. Lượng chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất và chế biến các loại thực phẩm này cũng sẽ gây ra vấn đề và ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Thuốc bảo vệ thực vật

Hàng năm trung bình nước ta nhập khẩu và sử dụng 70-100 nghìn tấn thuốc bảo vệ thực vật. Trong đó thuốc trừ cỏ chiếm tới 44,4%, thuốc trừ bệnh chiếm 23,2%, thuốc trừ sâu chiếm 20,4%, còn lại 1,2% hàm lượng nhỏ các loại thuốc bảo vệ thực vật khác. Loại mặt hàng này được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc (57,2% trên tổng kim ngạch), Ấn Độ, Đức, Singapore và Thái Lan. Hiện nay các loại thuốc BVTV mà đa số người dân sử dụng đều thuộc danh mục cho phép của Bộ NN&PTNN như Sofit 300 EC, CHESS 500 WG FUAN 400 EC…Đây là kết quả từ việc các cán bộ khuyến nông được tập huấn về việc sử dụng các loại thuốc sao cho hiệu quả

Biểu đồ 2.6 - Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam

(Đơn vị: %)

Nguồn: Số liệu từ Cục bảo vệ thực vật

Trong 5 năm trở lại đây việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chưa được kiểm soát triệt để. Chỉ tính riêng trong một năm lượng thuốc nhập khẩu và tiêu thị đã lên tới con số hơn 100 nghìn tấn, trong đó thuốc diệt cỏ là 48% tương đương 19 nghìn tấn, còn lại là thuốc trừ sâu tương ứng 16 nghìn tấn. Tính bình quân trên dân số Việt Nam thì mỗi người Việt đã gián tiếp tiêu thụ 1,1 kg mỗi năm. Con số này dự báo sẽ không ngừng tăng lên ở các năm tiếp theo

Cũng theo số liệu từ Cục bảo vệ thực vật, có hơn 4000 loại thuốc hiện đang lưu hành tại Việt Nam. Trong số này bao gồm thuốc hóa học và thuốc sinh học, trong đó số lượng thuốc sinh học chỉ chiếm phần nhỏ chủ yếu vẫn là thuốc hóa học. Việc sử dụng thuốc BVTV còn tràn lan, thiếu kiểm soát, chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của chủ hộ hoặc dùng theo cảm tính, truyền miệng của những người đã sử dụng và mang lại hiệu quả. Chính vì vậy họ sử dụng theo đúng loại sản phẩm cũng như kỹ thuật sử dụng thuốc. Hơn thế nữa, có trường hợp các nông hộ tự ý pha lẫn các loại thuốc khác nhau nhằm tiết kiệm thời gian phun thuốc, tăng hiệu quả cho cây trồng hoặc nếu sử dụng không hết đa số thường phun hết dẫn đến quá liều lượng, phần còn lại là để lại lần sau dùng- điều này thể làm thay đổi hoạt tính của các chất.

Đây là điều nghiêm cấm trong quy trình sử dụng thuốc BVTV vì nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng và làm giảm hiệu quả sử dụng. Điều này là nhân tố hình thành nguồn kháng bệnh, kháng lại thuốc và ô nhiễm cho môi trường đất, nước, khả năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Một phần của tài liệu Xanh hóa chuỗi cung ứng nông sản tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)