CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
1.2.2. Nhóm nhân tố từ phía Ngân hàng
1.2.2.1. Tăng trưởng quy mô ngân hàng và tăng trưởng tín dụng:
Tốc độ tăng trưởng quy mô = –
Quy mô tổng tài sản của ngân hàng cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng. Một ngân hàng có quy mô tài sản lớn, nguồn vốn dồi dào thì họ có thể chấp nhận rủi ro cao hơn để đạt được những mục tiêu nhất định trong kinh doanh. Tức là khi ngân hàng khuếch đại quy mô tổng tài sản để tài sản tăng nhiều hơn thì ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro tín dụng nhiều hơn.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng =
Để gia tăng tầm hoạt động của mình, tìm kiếm thêm được nhiều lợi nhuận hơn đòi hỏi ngân hàng phải cho vay nhiều hơn, khi đó quy mô tín dụng của ngân hàng sẽ tăng. Khi ngân hàng cho vay với nhiều khách hàng và nhiều khoản vay hơn thì ngân hàng sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Quy mô tín dụng tăng và đem lại nhiều lợi ích cho ngân hàng từ thu lãi và phí dịch vụ đi kèm nghiệp vụ cho vay với điều kiện các khoản vay phải có chất lượng tốt. Ngược lại ngân hàng sẽ gặp rủi ro nhiều hơn khi những khoản vay có chất lượng không cao.
1.2.2.2. Tỷ lệ cho vay theo thời hạn của NHTM:
Tỷ trọng cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn cũng ảnh hưởng đến khả năng xảy ra rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Chúng được tính bằng tỷ lệ giữa dư nợ của từng nhóm và tổng dư nợ của ngân hàng. Theo quy định của Thông tư 22/2019/TT- NHNN, ngân hàng thương mại chỉ được phép sử dụng 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn mà thôi bởi nguồn vốn chính của nền kinh tế là nguồn vốn ngắn hạn. Vậy nên tỷ trọng cho vay trung dài hạn của ngân hàng cao hay không cũng là nhân tố quyết định rủi ro tín dụng của ngân hàng. Nếu ngân hàng cho vay trung dài hạn với một tỷ trọng lớn với thời hạn khoản vay là từ trên 1 cho đến nhiều nhất là 40 năm thì khả năng thu hồi gốc và lãi của ngân hàng sẽ không cao. Bởi biên lãi suất của khoản vay trung dài hạn là lớn, thời gian cho vay dài ngân hàng có thể không lường trước được rủi ro. Từ đó ngân hàng sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro tín dụng hơn trong tương lai. Còn với những khoản vay có thời hạn ngắn dưới 1 năm, thông thường là với số tiền vay nhỏ hơn và mức lãi suất thấp hơn, khách hàng sẽ dễ dàng thanh toán nợ gốc và lãi cho ngân hàng hơn, do đó ngân hang sẽ ít bị rủi ro tín dụng hơn.
1.2.2.3. Các tỷ lệ về dư nợ cho vay LDR =
LTA=
Dư nợ cho vay/ vốn huy động cho thấy ngân hàng đã sử dụng bao nhiêu phần trăm từ vốn huy động để cho vay khách hàng. Các ngân hàng đều đóng vai trò là trung gian tài chính nên việc ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động này để cho vay những khách hàng có nhu cầu về vốn là điều rất đỗi thông thường. Tuy nhiên, nếu sử dụng nguồn vốn này để cấp tín dụng với một tỷ lệ quá lớn thì ngân hàng ngay lập tức sẽ gặp phải rủi ro. Theo thông tư 22/2019/TT-NHNN thì tỷ lệ này tối đa với các TCTD là 85%. Tỷ lệ này cao tức là ngân hàng đang sử dụng vốn huy động rất hiệu quả nhưng nó lại đi đôi với rủi ro tín dụng. Ngân hàng gặp rủi ro tín dụng khi chi phí từ thu lãi hoạt động tín dụng nhỏ hơn chi phí trả lãi của ngân hàng.
Chính vì thế mà các NHTM cần phải có một tỷ lệ cho vay phù trên vốn huy động phù hợp.
Dư nợ cho vay/Tổng tài sản cho thấy cho vay khách hàng đang chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản của ngân hàng. Dư nợ cho vay đóng vay trò là một khoản phải thu trong tổng tài sản của ngân hàng. Khi khoản phải thu này tăng và ngày một lớn thì việc ngân hàng khó có thể thu hồi lại là điều rất dễ xảy ra.
Chính vì thế mà khi tỷ lệ này tăng sẽ đem lại cho ngân hàng nhiều nguy cơ về rủi ro tín dụng hơn.
1.2.2.4. Các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời:
ROA=
ROE=
Tỷ suất sinh lời tổng tài sản cho thấy một đồng tài sản của ngân hàng sử dụng trong hoạt động kinh doanh thì có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản trong kinh doanh ngân hàng càng tốt. Ngân hàng có thể tạo ra nhiều lợi nhuận từ tài sản của mình thì sẽ gặp phải ít rủi ro hơn. Ngược lại khi không tận dụng được tài sản của mình trong kinh doanh thì sẽ đem lại nhiều rủi ro hơn.
Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu cho thấy một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận, thể hiện hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Tương tự như tỷ suất sinh lời tài sản, nếu ngân hàng tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn từ vốn chủ sở hữu thì ngân hàng ít phải đối mặt với rủi ro hơn và ngược lại.
1.2.2.5. Chính sách tín dụng của NHTM
Mỗi một ngân hàng đều có khẩu vị rủi ro riêng, từ khẩu vị rủi ro đó họ xây dựng một bộ khung chính sách tín dụng để lựa chọn khách hàng mục tiêu. Khi có các chính sách chặt chẽ và hợp lý thì sẽ tìm được những khách hàng chất lượng tốt.
Ngược lại nếu chính sách tín dụng còn có nhiều lỗ hổng, chưa chặt chẽ về pháp lý thì sẽ là cơ hội để những khách hàng không tốt. Rủi ro tín dụng xảy ra khi những khách hàng này có ý định không tốt đối với nguồn vốn vay từ ngân hàng. Lý do xảy ra điều này là do ngân hàng muốn thu hút được nhiều khách hàng khác nhau mà chấp nhận những phương án, dự án kinh doanh không có khả năng thu hồi vốn,
1.2.2.6. Công tác kiểm tra, giám sát khoản vay của NHTM
Nghiệp vụ này quan trọng không kém so với xét duyệt khoản vay của ngân hàng. Bất kì một ngân hàng nào cũng cần có bộ phận kiểm tra và giám sát sau vay.
Nếu không có công tác kiểm tra sau vay thì ngân hàng rất dễ gặp rủi ro tín dụng trong tương lai. Bởi khi kiểm tra sau vay, ngân hàng sẽ rà soát được khách hàng có sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích không. Nếu thấy có dấu hiệu bất thường ngân hàng sẽ có biện pháp đối với chính khoản vay và khách hàng vay vốn đó để tránh rủi ro tín dụng.
1.2.2.7. Trình độ học vấn, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng
Trong mọi vấn đề, con người luôn được đặt lên hàng đầu. Một cán bộ có trình độ học vấn đáp ứng được yêu cầu ngành nghề luôn có được những lựa chọn và quyết định đúng đắn có lợi cho ngân hàng, điều này làm giảm khả năng xảy ra rủi ro tín dụng. Thêm vào đó là kinh nghiệm của cán bộ, cán bộ có kinh nghiệm lâu năm sẽ nhìn trước được những rủi ro của từng khoản vay để kiểm tra giám sát khoản vay nhằm làm giảm rủi ro cho ngân hàng. Hiện nay, việc tuyển dụng cán bộ vào ngân hàng đều phải là công khai và minh bạch.
1.2.2.8. Vấn đề về rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng
Ngân hàng không xét tuyển cán bộ không đáp ứng đủ về trình độ nhưng một cán bộ tín dụng ngân hàng chỉ có trình độ học vấn là không đủ. Việc thẩm định hồ sơ vay vốn và ra quyết định tín dụng yêu cầu cán bộ phải có đạo đức nghề nghiệp rất cao. Cán bộ luôn phải đặt lợi ích của ngân hàng lên hàng đầu, tuyệt đối không được trục lợi cho bản thân cấu kết với khách hàng lừa đảo vốn cho vay của ngân hàng. Đạo đức của cán bộ tín dụng là vô cùng quan trọng. Một cán bộ tín dụng có đạo đức nghề nghiệp cao sẽ làm giảm rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
1.2.2.9. Yếu tố từ cho vay có TSBĐ và không có TSBĐ
Cho vay có yêu cầu về tài sản bảo đảm thường mang lại ít rủi ro hơn cho vay không yêu cầu về tài sản bảo đảm. Từng ngân hàng đều có chính sách của riêng mình về loại hình cho vay đối với từng loại sản phẩm. Thông thường với loại hình
hàng đã định giá lại. Về việc định giá ngân hàng cần có ảnh chụp, vị trí, giá trị thị trường của tài sản và kết hợp với bộ phận thẩm định tài sản của ngân hàng để đưa ra một con số về giá trị, từ đó định mức cho vay đối với khách hàng. Còn về cho vay không yêu cầu về tài sản bảo đảm thường xảy ra với trường hợp cho vay cá nhân, hay còn gọi là cho vay theo hình thức tín chấp. Ngân hàng cho khách hàng vay dựa trên sự tin tưởng là chủ yếu chứ không yêu cầu khách hàng phải có tài sản thế chấp.
Tuy nhiên chính vì chỉ là tin tưởng khách hàng và không có tài sản thế chấp thu hồi nợ khi khách hàng không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ nên loại hình cho vay này đem lại khả năng ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng là rất cao.