Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Một phần của tài liệu Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong (Trang 60 - 63)

CHƯƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG

3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Tiên Phong

Định hướng hoạt động: Dựa vào những mục tiêu kinh tế được chính phủ để ra vào năm 2021 qua Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021.

Chỉ đạo của chính phủ về việc tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung vào những ngành trọng điểm đặc biệt quan trọng, phát triển kinh tế phải đi kèm với phát triển con người, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Trên cơ sở những kết quả hoạt động năm 2020, TP Bank xác định giải pháp trong toàn hệ thống ngân hàng như sau:

- TP Bank sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh Thông tư 36/2014/TT – NHNN về các quy định giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư 16/2018/TT – NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014/TT – NHNN và mới nhất là Thông tư 22/2019/TT – NHNN. TP Bank sẽ chú trọng vào bảo đảm các quy định về giới hạn, tỷ lệ an toàn trong hoạt động, cải thiện tình trạng tài sản – nợ và nâng cao năng lực tài chính.

- Tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động bằng cách mở thêm nhiều chi nhánh và phòng giao dịch tại những khu vực có tầm hoạt động còn hạn chế, những khu vực TP Bank chỉ có duy nhất một PGD hoặc chi nhánh.

- Tiếp tục đa dạng hóa danh mục sản phẩm cho vay nhằm làm tăng sức cạnh tranh với những NHTM khác, chú trọng vào đẩy mạnh sản phẩm cấp tín dụng cá nhân bởi TP Bank xác định khách hàng cá nhân là khách hàng mục tiêu chính của mình. Cố gắng hơn trong việc đa dạng hóa danh mục tín dụng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi lợi ích từ loại khách hàng này có thể đem lại cho TP Bank là rất lớn.

- Cần phải có chiến lược kinh doanh rõ ràng và cụ thể hơn, theo dõi từng động thái của diễn biến thị trường để có thể linh hoạt trong chiến lược kinh doanh của mình để gặt hái được những mục tiêu kinh doanh đã đề ra.

- Cần phát triển TP Bank toàn diện và phải gắn sự phát triển đó với năng lực quản trị của bộ máy lãnh đạo. Tiếp tục kiện toàn mô hình tổ chức, tích cực hơn trong công tác đào tạo chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ công nhân viên.

- Tích cực tìm kiếm thêm những nhà đầu tư tài chính có tiềm năng trên thị trường để gia tăng chất lượng nguồn vốn của ngân hàng.

- Có chính sách thuyên chuyển nhân viên hợp lý, đúng vị trí và thời điểm; vì TP Bank luôn được đánh giá cao trong thực hiện xu hướng ngân hàng số nên việc tái cấu trúc và nâng cấp chất lượng công nghệ, ứng dụng là điều không thể thiếu. TP Bank cần cập nhật nhanh chóng những xu hướng ngân hàng số mới nhất để thu hút sự quan tâm, tin tưởng của khách hàng.

- Gia tăng uy tín và sự tin tưởng của khách hàng trong nước, rộng hơn là đưa hình ảnh của ngân hàng mình ra ngoài khu vực, TP Bank cần tích cực phát triển thương hiệu và cũng phải giữ gìn được những giá trị cốt lõi.

- TP Bank xác định những mục tiêu cần phải hoàn thành vào năm 2021 như sau:

 Nguồn vốn huy động: tăng 20%

 Quy mô tín dụng: tăng 25%

 Thu nhập hoạt động: 25%

 LNTT: đạt mức 5,500 tỉ đồng

 ROA: 2%

 ROE: 23.23%

 CAR: >9%

 Tỷ lệ chi trả cổ tức cho cổ đông: 7%. Ngân hàng đặt mục tiêu giữ lại 2.979 tỉ đồng mở rộng kinh doanh.

 Tỷ lệ nợ xấu: Với mục tiêu thực hiện chỉ thị của Chính phủ thông qua Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2021 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, Chính phủ đã yêu cầu toàn ngành ngân hàng kiểm soát nợ xấu dưới 3%, tiếp tục cơ cấu lại

các TCTD. TP Bank đưa ra định hướng chung về tỷ lệ nợ xấu năm 2021 là dưới 2%. Trong đó quý I tiếp tục duy trì tỷ lệ nợ xấu bằng cuối năm 2020 là 1.19%. Quý II và quý III với mục tiêu mở rộng phạm vi hoạt động thu hút nhu cầu vay vốn của khách hàng nhằm gia tăng lợi nhuận, TP Bank đặt mục tiêu tỷ lệ nợ xấu là 1.6%

trong hai quý này. Còn quý IV năm 2021, TP Bank sẽ đặt mục tiêu tỷ lệ nợ xấu là 1.3% tích cực giải quyết nhóm nợ từ nhóm 3 – 5 để hoàn thiện năm 2021.

(Nguồn: BCTC TP Bank 2020) - Mục tiêu chung của TP Bank giai đoạn 2021 – 2025 là vượt qua những ngân hàng có năm hoạt động dài hơn để trở thành ngân hàng trung bình lớn và nằm trong top 15 ngân hàng hiện đại uy tín nhất Việt Nam và có thể vươn mình ra quốc tế. Để thực hiện mục tiêu này, ngân hàng sẽ:

 Hoàn thiện mô hình tổ chức chuyên nghiệp, hiệu quả về quản lý nghiệp vụ, các quy chế điều hành, sự phối hợp giữa các phòng ban để cung cấp những sản phẩm có chất lượng tốt nhất đến khách hàng.

 Phát triển và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực bằng những khóa đào tạo bởi những chuyên gia có trình độ chuyên môn cao đến từ trong nước và nước ngoài. Công tác tuyển dụng minh bạch và công khai, đặt chất lượng của nguồn nhân lực lên hàng đầu.

 Đổi mới công nghệ theo xu hướng toàn cầu, áp dụng công nghệ một cách năng động vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm giải phóng sức lao động và tăng tính năng động trong hoạt động kinh doanh.

- Một số mục tiêu cụ thể của TP Bank giai đoạn 2021 – 2025:

 Tín dụng: Đa dạng hóa tín dụng theo từng đối tượng khách hàng, từng khu vực địa lý, từng ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Phải chắc chắn rằng tín dụng tăng trưởng phải đi đôi với chất lượng tín dụng được nâng cao.

 Huy động vốn: Tập trung chuyển dịch huy động vốn từ nguồn có kỳ hạn ngắn sang nguồn có kỳ hạn dài hơn từ dân cư, từ các nguồn khác dư thừa trên thị trường để chất lượng an toàn vốn được đảm bảo.

 Kinh doanh vốn: Tăng cường việc sử dụng nguồn vốn huy động dài hạn để cấp tín dụng ngắn hạn, đa dạng hóa danh mục sản phẩm nhằm khẳng định vị thế ngân hàng.

 Đầu tư: Tiếp tục đầu tư vào những dự án sản xuất năng lượng sạch: điện mặt trời, điện gió, … Ngân hàng có thể sẽ có những bước đầu tư thêm vào lĩnh vực bảo hiểm trong tương lai nhằm tạo ra sự tương thích với những sản phẩm đang được cung cấp vào thời điểm hiện tại.

 Đa dạng nguồn thu nhập: Tạo ra nguồn thu từ nhiều hoạt động khác nhau, cải thiện chất lượng dịch vụ để thu được phí từ hoạt động này; đảm bảo tỷ lệ ROA, ROE đã đặt ra.

 Nguồn nhân lực: Luôn tìm kiếm đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm và có chất lượng cao tại trong và ngoài nước. Không ngừng đào taọ chuyên sâu cho cán bộ của ngân hàng.

 Mô hình tổ chức: Hoàn tiện và cải cách mô hình tổ chức để phù hợp với hoạt động ngân hàng.

 Công nghệ: Áp dụng công nghệ số, cập nhật thường xuyên và áp dụng công nghệ hiện đại đang sở hữu để có được nguồn thông tin đáng tin cậy.

Một phần của tài liệu Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)