CHƯƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
3.3.1.1. Điều hòa cung – cầu để kiểm soát lạm phát năm 2021
Năm 2020, nền kinh tế Việt Nam đã phải chịu những ảnh hưởng rất lớn bởi dịch bệnh và thiên tai. Đầu năm, lạm phát tăng rất cao đạt ngưỡng 6.43%. Nhờ vào nỗ lực quản lý điều hành và bình ổn giá của Chính phủ mà vào cuối năm, lạm phát đã giảm dần và đạt 3.23%, dưới ngưỡng 4% mà Chính phủ đã đặt ra vào đầu năm.
Năm 2021 có lẽ vẫn là năm nền kinh tế chưa thể phục hồi nhanh chóng bởi những dư âm của năm 2020 nên việc kiểm soát lạm phát là điều vô cùng quan trọng. Chính phủ cần điều hòa cân bằng giữa lượng cung và lượng cầu của thị trường để duy trì lạm phát dưới 4%. Do ảnh hưởng của dịch bệnh mà rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đã rơi vào cảnh phá sản, dẫn đến phân phối sản phẩm là không
đều, thêm vào đó là cầu tiêu dùng của người dân tăng nên sự chênh lệch giữa cung và cầu là rất lớn. Chính vì vậy Chính phủ cần phải hỗ trợ tháo gỡ những khó khăn, giúp đỡ doanh nghiệp để những doanh nghiệp trong nền kinh tế có thể quay trở lại với nhịp độ sản xuất của mình góp phần tạo ra nguồn cung ứng đáp ứng được những nhu cầu trong nước. Nhất là những doanh nghiệp thuộc ngành nông – lâm – ngư nghiệp, dịch vụ thương mại. Việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho cung cầu cân bằng cung – cầu và kiểm soát tốt được lạm phát. Từ đó giúp cho hệ thống các NHTM có thể kiểm soát tốt được RRTD.
3.3.1.2. Định hướng quản lý và điều hành giá cả thị trường
Năm 2021, tình hình giá cả chung của thị trường có thể sẽ bị gây bất lợi bởi các nhóm sản phẩm như: giá xăng, dầu đang có diễn biến rất phức tạp, theo nhận định của chuyên gia giá xăng dầu sẽ tăng mạnh vào năm 2021. Giá thịt lợn trên thị trường cũng là một điều đáng quan ngại nếu không thể kiểm soát được dịch bệnh.
Từ năm 2020, giá điện vẫn tiếp tục tăng do nhu cầu về điện trong thời kỳ dịch bệnh là rất lớn. Thêm vào đó, giá những mặt hàng thiết yếu phục vụ sinh hoạt như thực phẩm, hóa mỹ phẩm, … vẫn đang tăng. Khi giá của những nhóm sản phẩm kể trên tăng sẽ tác động mạnh mẽ lên mức giá chung của thị trường. Như vậy, Chính phủ cần có những định hướng cụ thể để điều hành mức giá của những sản phẩm này, góp phần làm cho mức giá chung của thị trường giảm. Cụ thể, Chính phủ cần cân nhắc lùi thời gian tăng giá một số mặt hàng thuộc nhà nước quản lý như xăng dầu và điện. Cần định hướng để Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thể giúp hộ sản xuất kinh doanh lợn tháo gỡ những khó khăn về vốn và vaccine để phòng bệnh, hạn chế nhập khẩu từ ngước ngoài, từ đó giúp tăng cung và bình ổn giá thịt lợn trên thị trường. Tiếp tục điều chỉnh giảm giá những mặt hàng phục vụ trong sinh hoạt nhằm cải thiện đời sống của người dân.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID – 19, NHNN cần điều hành một cách linh hoạt, đồng bộ các công cụ của chính sách tiền tệ. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện điều hành chính sách tiền tệ nới lỏng
2020, kết hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và chính sách kinh tế vĩ mô khác, điều hành tỷ giá một cách linh hoạt và phù hợp với thị trường trong và ngoài nước.
Mục tiêu cụ thể của việc hạ lãi suất điều hành chính là chia sẻ và hỗ trợ những khó khăn mà những doanh nghiệp và hộ gia đình đang gặp khó khăn trong nền kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu chung là ổn định nền kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra đầu năm 2021 là dưới 4%.
Ngân hàng nhà nước cần chỉ đạo các TCTD nâng cao chất lượng tín dụng trong hệ thống của mình, phải tập trung tín dụng cho vay vào những ngành và lĩnh vực ưu tiên theo chủ chương của Chính phủ để tránh rủi ro. Tăng cường việc thanh tra giám sát tín dụng của các TCTD vào những ngành có rủi ro cao như bất động sản hoặc chứng khoán. Thiết lập một kênh thông tin trong hệ thống nội bộ ngân hàng để nắm bắt thông tin về các ngân hàng nhanh chóng và chính xác hơn. Qua đó ra chỉ thị nhằm giúp đỡ các TCTD phòng tránh được rủi ro tín dụng.
KẾT LUẬN CHUNG
Về mặt lý luận: Khóa luận đã tập hợp đầy đủ và có tính hệ thống những lý luận căn bản nhất về rủi ro tín dụng.
Về mặt thực tiễn: Khóa luận dã nghiên cứu tổng quát về lịch sử hình thành và phát triển, kết quả hoạt động kinh doanh và thực trạng rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong giai đoạn 2016 – 2020. Từ đó xây dựng mô hình kinh tế lượng nhằm kiểm định tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong.
Về giải pháp ứng dụng vào thực tiễn: Khóa luận đã đề xuất một vài khuyến nghị cho ngân hàng nhằm hạn chế và giảm thiểu rủi ro tín dụng thông qua các nhân tố ảnh hưởng tại ngân hàng TMCP Tiên Phong và đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Do sự giới hạn về thời gian nghiên cứu và khả năng hiểu biết nên khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự góp ý của các Thầy Cô và bạn đọc để bài viết hoàn thiện hơn!