CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG
2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong giai đoạn 2016-
2.2.2. Cơ cấu tín dụng của TP Bank giai đoạn 2016-2020
Bảng 2.2. Dư nợ tín dụng phân theo loại khách hàng của TP Bank giai đoạn 2016-2020
Đơn vị: Triệu đồng
Loại KH 2016 2017 2018 2019 2020
Công ty TNHH 1 TV vốn NN
100%
1,140,953 1,704,430 1,502,575 1,373,702 956,318
Công ty TNHH khác
9,188,522 14,010,224 16,804,865 19,385,294 23,964,302
CTCP vốn NN trên 50%
751,740 1,191,101 1,278,205 1,641,978 2,661,751
CTCP khác 12,737,44 6
19,814,457 18,056,862 21,353,788 31,999,199
Công ty hợp danh
932 582 207 1,911 6,662
DN tư nhân 712,515 256,805 199,425 41,089 21,136 DN có vốn đầu
tư nước ngoài
58,651 35,305 41,533 733 410,777
HTX & liên hợp 37,123 64,599 114,859 130,684 107,614
Loại KH 2016 2017 2018 2019 2020 HTX
Hộ kinh doanh
& cá nhân
20,530,20 6
25,831,630 38,990,040 51,568,181 59,751,709
DV hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể
& hiệp hội
643,027 214,742 196,538 146,331 111,523
Các thành phần kinh tế khác
841,852 289,768 39 0 0
Tổng dư nợ 46,642,997 63,422,643 77,185,148 95,643,700 119,900,991 Nguồn: BCTC của TP Bank giai đoạn 2016 - 2020 Bảng số liệu trên thể hiện tổng dư nợ của TP Bank theo đối tượng khách hàng vay vốn. TP Bank không chú trọng vào cho vay CT TNHH 1 thành viên và công ty có vốn 100% của nhà nước nên dư nợ tín dụng ở loại khách hàng này giảm dần theo từng năm. Đối với những công ty TNHH khác từ 2 thành viên trở lên lại có dư nợ cho vay tăng lên theo năm. Đối với những CTCP và có vốn sở hữu nhà nước trên 50% thì dư nợ có tăng nhưng tăng không nhiều chứng tỏ TP Bank cũng không chú trọng vào nguồn khách hàng này. Với những CTCP khác không có vốn của nhà nước với quy mô không quá lớn, thì dư nợ tại TP Bank tăng dần theo năm và tăng mạnh nhất vào năm 2020. Đối với những khách hàng: Công ty hợp danh, DN tư nhân, DN có vốn đầu tư nước ngoài, HTX & liên hợp HTX, DV hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể và các hiệp hội, các thành phần kinh tế khác đều không có dư nợ đáng kể tại TP Bank. Năm 2020, DN có vốn đầu tư nước ngoài có dư nợ tăng mạnh tại TP Bank, đây là một dấu hiệu đáng mừng cho TP Bank; cho vay Công ty hợp danh cũng tăng trong năm này. Cho vay cá nhân tiêu dùng tại TP Bank đang chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng dư nợ cho vay, chứng tỏ rằng TP Bank đẩy mạnh trong công tác cho vay loại khách hàng này là mạnh mẽ nhất.
- Phân loại theo ngành kinh tế:
Biểu đồ 2.6. Tỷ trọng cho vay theo ngành kinh tế của TP Bank giai đoạn 2016 - 2020
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của TP Bank từ 2016 – 2020 Nhìn vào biểu đồ ta thấy, cho vay cá nhân tiêu dùng của TP Bank trong tổng dư nợ của ngân hàng chiếm khoảng từ 40 – 55%. Dư nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng có thể tăng giảm theo chính sách khách hàng của TP Bank theo từng thời kỳ. Đứng thứ hai về tỷ trọng chính là cho vay ngành công nghiệp bao gồm các ngành như: công nghiệp chế biến và chế tạo; sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước nóng; DN chuyên môn về công nghệ - khoa học; khai khoáng. Trong đó các DN chuyên môn về công nghệ và khai khoáng chiếm tỷ trọng không đáng kể; tiếp theo là DN chuyên sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng chiếm khoảng 4% tổng dư nợ cho vay; chiếm tỷ trọng lớn nhất là ngành công nghiệp chế biến và chế tạo tuy nhiên dư nợ đang giảm dần. Xếp thứ ba về dư nợ tín dụng là ngành xây dựng và kinh doanh bất động sản. Trong đó, cho vay xây dựng của TP Bank tăng đều theo từng năm và tỷ trọng cho vay hiện nay là khoảng hơn 7%; cho vay kinh doanh bất động sản những năm trước có xu hướng tăng nhưng năm 2020 vừa qua TP Bank không chú trọng vào lĩnh vực này nên đã giảm xuống còn 4.4%. Ngành kinh doanh dịch vụ: bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô và xe máy; vận tải kho bãi, giáo dục, y tế, nghệ thuật và giải trí; dịch vụ lưu trú và ăn uống đang chiếm một tỷ trọng
tương đối trong dư nợ tín dụng của TP Bank; trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là bán buôn, bán lẻ ô tô và xe máy bởi TP Bank có những sản phẩm cho vay mua xe ưu đãi dành cho cả cá nhân và tổ chức nên đã hợp tác với những đơn vị bán buôn và bán lẻ ô tô. Còn lại những lĩnh vực khác dư nợ là không đáng kể. Cho vay nông – lâm nghiệp và thủy sản tại TP Bank có mức độ giao động trên dưới 4 đến 5% theo từng năm. Cho vay các ngành truyền thông và thông tin giảm dần theo năm và các dịch vụ khác không thuộc những ngành nghề trên tăng mạnh nhất vào năm 2017 sau đó giảm dần để tập trung vào những khách hàng thuộc các ngành có ưu tiên đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng.
- Phân loại theo thời hạn cho vay:
Bảng 2.3. Dư nợ tín dụng theo thời hạn cho vay của TP Bank giai đoạn 2016 – 2020
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020
Nợ ngắn hạn
17,905,580 18,703,802 17,367,653 24,089,782 35,328,320
Nợ trung hạn
16,159,684 21,098,417 24,545,522 26,189,123 29,601,337
Nợ dài hạn 12,557,713 23,620,424 35,271,973 45,355,795 55,061,334 Tổng dư nợ 46,642,997 63,422,643 77,185,148 95,643,700 119,900,991
Nguồn: BCTC giai đoạn 2016-2020 của TP Bank Về mặt giá trị, cả nợ ngắn, trung và dài hạn của TP Bank giai đoạn này đều có xu hướng tăng. Tuy nhiên tăng mạnh mẽ nhất về mặt giá trị thì đó chính là nợ dài hạn, sau đó là đến nợ ngắn hạn và cuối cùng là nợ trung hạn. Nợ ngắn hạn là những nhu cầu về tiêu dùng thông thường và những phương án kinh doanh ngắn có nhu cầu vốn thời vụ nhỏ hơn 01 năm. Mà TP Bank luôn đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân nên cho vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản và mục tiêu lợi nhuận là điều rất cần thiết. Nợ trung và dài hạn của TP Bank bao gồm cả những
hạn để mua nhà, ô tô và sửa chữa nhà cửa hoặc cửa hàng buôn bán thương mại.
Khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vay dài hạn để thực hiện đầu tư những dự án có thời gian quay vòng vốn dài hơn. Còn những khoản vay trung hạn tăng chậm hơn do thời gian vay tối đa của những khoản vay này là 5 năm thuộc về những nhu cầu vay sản xuất những dự án có thời gian trung bình hoặc những dự án về nghiên cứu khoa học và công nghệ. Do tính chất đó nên vay trung hạn không tăng mạnh như cho vay ngắn hạn và dài hạn.
Biểu đồ 2.7. Tỷ trọng dư nợ theo thời hạn vay của TP Bank giai đoạn 2016 - 2020
Nguồn: BCTC giai đoạn 2016 – 2020 của TP Bank Về mặt tỷ trọng, vào năm 2016 dư nợ ngắn hạn đang có tỷ trọng cao nhất là 38.39%, sau đó là cho vay trung hạn và cuối cùng là cho vay dài hạn. Năm 2017 và 2018, chúng ta có thể thấy sự tăng lên đáng kể của tỷ trọng cho vay dài hạn trong tổng dư nợ của ngân hàng. Từ xấp xỉ 27% vào năm 2016 lên 45.7% vào năm 2018.
Nguyên nhân là do những năm này có sự thành lập của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên nhu cầu về vốn dài hạn tăng nhanh và mạnh hơn rất nhiều so với những năm trước đó. Tiếp tục là vào năm 2019, nhờ vào chỉ thị chủ Chính phủ tập trung
phát triển những ngành trọng tâm như công nghiệp, xuất khẩu, thương mại và dịch vụ nên nhu cầu về vốn dài hạn tăng cao hơn. Năm 2020 để giúp đỡ cho những khách hàng vay vốn, TP Bank đã thực hiện tái cơ cấu nợ cho khách hàng đồng thời nỗ lực trong công tác khách hàng để tìm kiếm nhu cầu về vốn dài hạn để giúp đỡ cho khách hàng và đem lại lợi nhuận trong tương lai.
- Phân loại theo chất lượng nợ vay:
Bảng 2.4. Dư nợ tín dụng theo nhóm nợ của TP Bank giai đoạn 2016 – 2020 Đơn vị: Triệu đồng
Nhóm nợ 2016 2017 2018 2019 2020
Nợ đủ tiêu chuẩn
45,125,413 61,621,561 74,732,049 92,479,838 116,947,320
Nợ cần chú ý
1,167,691 1,101,526 1,591,765 1,928,827 1,623,222
Nợ dưới tiêu chuẩn
81,831 254,140 285,942 480,956 661,225
Nợ nghi ngờ
79,332 153,408 242,441 305,467 330,799
Nợ có khả năng mất
vốn
188,702 286,640 322,951 448,612 428,425
Nợ quá hạn
1,498,059 1,795,532 2,443,009 3,163,862 3,043,671
Nợ xấu 330,368 694,006 851,334 1,235,035 1,420,449 Tổng dư
nợ
46,642,997 63,422,643 77,185,148 95,643,700 119,900,991
Nguồn: BCTC giai đoạn 2016-2020 của TP Bank Qua bảng số liệu về mặt giá trị, nợ đủ tiêu chuẩn luôn luôn tăng theo tốc độ tăng trưởng của quy mô tín dụng tại TP Bank, trong đó có hai năm nợ đủ tiêu chuẩn tăng mạnh nhất đó là năm 2016 và năm 2019 bởi dư nợ tín dụng tăng
tỉ đồng. Năm 2020 mặc dù tổng dư nợ tăng không quá mạnh mẽ nhưng dư nợ đủ tiêu chuẩn tăng khoảng 24,000 tỉ đồng, đây là một dấu hiệu khá tốt.
Nợ cần chú ý năm 2016 tăng gần gấp đôi so với số nợ cần chú ý năm 2015.
Sau đó vào năm 2017 đã giảm nhẹ. Năm 2018 – 2019 tăng khoảng 500 tỉ đồng sau đó giảm vào năm 2020 gần 300 tỉ đồng.
Nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ của ngân hàng tăng theo năm do một phần tính chuyển dịch thời hạn nợ của mỗi khoản vay trung dài hạn mà ngân hàng chưa xử lý thu hồi được vốn mà bị chuyển xuống nhóm nợ thấp hơn.
Nợ có khả năng mất vốn của TP Bank năm 2016 và 2017 do vẫn còn nợ tồn đọng không có tải sản bảo đảm và không còn đối tượng thu hồi nợ của công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) mà ngân hàng chưa xử lý hết bởi DPRR và đến năm 2018 ngân hàng đã giải quyết xong số nợ này làm cho nợ nhóm này của ngân hàng tăng không quá lớn. Năm 2019, nợ có khả năng mất vốn tiếp tục tăng nhưng đến năm 2020, nợ nhóm này đã giảm bởi một phần được bán cho VAMC và một phần ngân hàng đã giải quyết được bằng những phương thức khác.
Biểu đồ 2.8. Tỷ trọng các nhóm nợ của TP Bank giai đoạn 2016 – 2020
Năm 2016, tỷ lệ nợ xấu của TP Bank là 0.76% giảm 0.1% so với năm 2015.
Trong đó nợ dưới tiêu chuẩn tăng 0.05%, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn giảm nhẹ do đã giải quyết được một vài khoản nợ khó đòi không còn tài sản thu nợ.
Nợ đủ tiêu chuẩn tăng từ 96.5 lên 96.74% và nợ cần chú ý giảm nhẹ xuống còn 2.5%.
Năm 2017, nợ đủ tiêu chuẩn của TP Bank tăng đạt 97.16%, nợ cần chú ý giảm khá mạnh còn 1.74% do có những khoản vay đã bị chuyển xuống nợ dưới tiêu chuẩn. Nợ xấu của TP Bank tăng lên mức 1.1% do sự thay đổi tỷ lệ trong các nhóm nợ, cụ thể là nợ dưới tiêu chuẩn đã tăng bởi sự chuyển dịch của nợ cần chú ý, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn cùng tăng nhẹ 0.04% và 0.05% so với năm 2016.
Năm 2018, nợ đủ tiêu chuẩn của TP Bank giảm nhẹ còn 96.82% nguyên nhân là có sự chuyển dịch xuống nợ cần chú ý cụ thể là nợ chú ý tăng trở lại. Nợ xấu của TP Bank tăng 0.01% so với năm 2017 và ở mức 1.12%, trong đó nợ dưới tiêu chuẩn giảm không đáng kể và tăng mạnh nhất là nợ nghi ngờ, tăng do đã được cơ cấu lại nhưng vẫn chưa thu hồi được nợ. Nợ có khả năng mất vốn giảm mạnh xuống còn 0.13%.
Năm 2019, nợ dưới tiêu chuẩn lại tăng cao do quản lý sau vay chưa tốt của ngân hàng, nợ nghi ngờ đã được cải thiện hơn sơ với năm trước và giảm xuống còn 0.32%. Nợ xấu của TP Bank tăng lên đạt 1.29%, nợ dưới tiêu chuẩn tăng nhiều hơn so với những năm trước, nợ có khả năng mất vốn lại quay trở lại tăng cao, TP Bank đã thực hiện cơ cấu lại lần 2 nhưng vẫn chưa có khả năng thu hồi.
Năm 2020, TP Bank đã có nợ đủ tiêu chuẩn tăng và đạt 97.5%. Tổng dư nợ xấu của TP Bank giảm làm cho tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ xuống còn 1.18%. Đây là một dấu hiệu tích cực khi mà đầu năm tỷ lệ nợ xấu khá cao. Ngân hàng đã nỗ lực để giải quyết nợ xấu, làm tăng được nợ đủ tiêu chuẩn và giảm được nợ xấu. Nợ cần chú ý giảm mạnh xuống còn 1.35%, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn đều giảm, nợ cần chú ý lại tăng lên đạt 0.55% và đạt tỷ lệ lớn nhất trong 05 năm trở lại đây, TP Bank cần cải thiện tình hình nhóm nợ này.