Cấp độ thứ nhất: Các giá trị trực quan

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần công nghệ getfly (Trang 22 - 25)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

1.3.1 Cấp độ thứ nhất: Các giá trị trực quan

Những giá trị trực quan hay còn gọi là những cấu trúc hữu hình, quy trình một người có thể nhìn thấy và cảm nhận được và các hành vi quan sát được của doanh nghiệp như: logo, khẩu hiệu, kiến trúc, cách bày trí, hình ảnh, nhãn mác thương hiệu sản phẩm, dịch vụ, phong cách ứng xử giao tiếp trong doanh nghiệp, thái độ trình bày, thể hiện cảm xúc, đồng phục, các nghi lễ nội bộ,… Đặc điểm của các giá trị trực quan là dễ quan sát nhưng lại khó lý giải được ý nghĩa đích thực của chúng, để hiểu rõ thì ta cần có đủ thời gian sống trong doanh nghiệp hoặc tham khảo ý kiến của nội bộ trong doanh nghiệp.

Kiến trúc, cách bày trí

Những đặc trưng kiến trúc của doanh nghiệp bao gồm cả kiến trúc ngoại thất và thiết kế, bày trí nội thất trong văn phòng làm việc và nhà máy sản xuất, cửa hàng của doanh nghiệp. Kiến trúc, cách bày trí có vai trò hết sức quan trọng, là bộ mặt của cả doanh nghiệp, gây ấn tượng với khách hàng, đối tác ngay từ lần gặp đầu tiên. Việc thiết kế kiến trúc hài hòa, đẹp mắt cũng tạo cảm hứng và truyền tải được giá trị văn hóa của công ty đến người lao động.

Khi lựa chọn, xây dựng công trình kiến trúc doanh nghiệp cần cân nhắc các yếu tố thuận lợi về tình hình giao thông, vị trí địa lý, quang cảnh và môi trường xung quanh. Các bày trí, sắp xếp nội thất các phòng ban, phòng họp hay khu giải trí, giải lao, vệ sinh cũng cần được chú trọng phù hợp với giá trị và văn hóa làm việc của doanh nghiệp. Đồng thời, màu sắc đặc trưng, cách trang trí, decor cũng làm nên đặc trưng cho doanh nghiệp có ảnh hưởng đến tâm thế làm việc của nhân viên trong tổ chức.

Logo, khẩu hiệu

Logo là hình ảnh, ký hiệu, biểu tượng, chữ kết hợp với nhau và được thể hiện một cách trực quan, đóng vai trò như nhãn hiệu, thương hiệu, hình ảnh đại diện

13

cho doanh nghiệp, tổ chức. Khẩu hiệu là những câu nói cô đọng, súc tích nhằm thôi thúc và thu hút sự chú ý đồng thời thể hiện quan điểm, tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp. Khẩu hiệu truyền tải triết lý kinh doanh của doanh nghiệp một cách đơn giản, dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ nội dung và ý nghĩa sâu sắc mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến đội ngũ nhân viên cũng như các khách hàng công chúng.

Logo và khẩu hiệu là đặc trưng riêng của từng doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp tận dụng được yếu tố này thì doanh nghiệp sẽ trở nên độc đáo và khác biệt trong mắt mọi người. Cùng với đó, logo và khẩu hiệu luôn được tuyên truyền, phổ biến sâu rộng vào tiềm thức của mọi người. Chúng xuất hiện trong nhiều hoàn cảnh không gian, thời gian khác nhau song hành cùng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ấn phẩm

Ấn phẩm bao gồm những tư liệu chính thức giúp ta có thể nhận thấy rõ hơn về cấu trúc văn hóa của doanh nghiệp. Chúng là những sản phẩm như: cốc, sổ tay, bút, lịch giấy, túi giấy, bao bì công ty, thiệp chúc mừng, card name, thẻ nhân viên hay ấn phẩm định kỳ, tài liệu giới thiệu tổ chức,… những ấn phẩm này giúp tuyên truyền hình ảnh, thương hiệu doanh nghiệp tiếp cận gần hơn tới nhân viên nội bộ và khách hàng, đối tác, xã hội. Ngoài ra, những sản phẩm, tài liệu này cũng làm rõ cấu trúc văn hóa doanh nghiệp và mục tiêu, phương châm hành động, niềm tin, giá trị cốt lõi của tổ chức.

Mẩu chuyện, giai thoại, tấm gương điển hình

Trong quá trình hình thành và xây dựng doanh nghiệp thường xuất hiện những sự kiện, tấm gương điển hình về thực hiện thành công hay thất bại một giá trị, triết lý mà doanh nghiệp có thể dùng làm bài học kinh nghiệm hay tấm gương điển hình, mẫu mực về văn hóa công ty. Mẩu chuyện là các câu chuyện được tạo ra dựa trên những sự kiện có thực điển hình về những giá trị, triết lý của văn hóa doanh nghiệp và được các thành viên thường xuyên nhắc lại và phổ biến với những thành viên mới. Trong các mẩu chuyện kể sẽ xuất hiện những tấm gương điển hình, họ là những mẫu hình lý tưởng có hành vi phù hợp với chuẩn mực và giá trị văn hóa

14

doanh nghiệp. Lớn hơn nữa, tấm gương điển hình có thể được nhân cách hóa thành huyền thoại với những phẩm chất đáp ứng được mọi kỳ vọng về những giá trị và niềm tin trong tổ chức.

Các mẩu chuyện cũng giúp cho việc duy trì sức sống cho các giá trị ban đầu của tổ chức và giúp thống nhất về nhận thức của tất cả mọi thành viên. Các nhân vật hình mẫu là hiện thân của các giá trị và sức mạnh trường tồn của doanh nghiệp. Họ không chỉ là tấm gương để mọi nhân viên trong tổ chức noi theo mà còn là nhân tố giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật, khác biệt.

Nghi lễ, hội họp

Các giá trị trực quan còn được thể hiện qua nghi lễ, hội họp của doanh nghiệp. Đó là những hoạt động đã được dự kiến từ trước và chuẩn bị kỹ lưỡng dưới hình thức các hoạt động, sự kiện văn hóa-xã hội và được thực hiện định kỳ hay bất thường nhằm thắt chặt mối quan hệ nội bộ trong doanh nghiệp hay thiết lập mối quan hệ bên ngoài tổ chức. Những người quản lý sử dụng lễ nghi như một cơ hội quan trọng để giới thiệu về những giá trị được doanh nghiệp đề cao. Đó cũng là dịp đặc biệt thể hiện những giá trị riêng của doanh nghiệp, tạo cơ hội cho mọi thành viên cùng chia sẻ cách nhận thức về những sự kiện trọng đại, niềm tin, các giá trị và cách thức hành động, ứng xử trong công ty. Đặc điểm về hình thức và nội dung của nghi lễ, hội họp không chỉ thể hiện các giá trị và triết lý của văn hóa công ty, chúng còn thể hiện quan điểm và cách tiếp cận của những người quản lý. Mức độ nghiêm túc trong việc thực hiện các hoạt động này thể hiện tầm quan trọng của việc phát huy và duy trì văn hóa doanh nghiệp trong tổ chức.

Trang phục, hành vi ứng xử và giao tiếp

Các yếu tố này thể hiện trực tiếp phong cách làm việc, giao tiếp và hành xử của các nhân viên trong doanh nghiệp. Nhằm để lại ấn tượng tốt trong mắt đối tác, khách hàng và công chúng doanh nghiệp cần thiết kế đồng phục cho nhân viên thể hiện sự năng động, lịch sự, trang nhã nhưng cũng vẫn linh hoạt trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Ngoài ra, doanh nghiệp chủ động xây dựng bộ quy tắc ứng xử giao tiếp trong khi làm việc với cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp, khách hàng, đối tác thể hiện sự chuyên nghiệp, thân thiện trong văn hóa công ty. Hình ảnh chuyên nghiệp thông

15

qua trang phục, cách ứng xử, giao tiếp của nhân viên giúp doanh nghiệp tạo thiện cảm với mọi người xung quanh và để lại ấn tượng sâu đậm.

Tóm lại, các giá trị trực quan thể hiện các giá trị tiềm ẩn mà doanh nghiệp muốn truyền đạt cho những người hữu quan bên trong và bên ngoài. Những biểu trưng bên ngoài này cố làm nổi bật những giá trị tiềm ẩn về văn hóa. Chính vì vậy, những người quản lý thường sử dụng những biểu trưng này để thể hiện những giá trị tiềm ẩn trong việc phục vụ khách hàng và sự quan tâm dành cho nhân viên. Sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp được đặc trưng bởi sự thống nhất giữa các thành viên trong tổ chức về tầm quan trọng của các giá trị cụ thể. Nếu có sự đồng thuận, văn hóa doanh nghiệp làm cho các thành viên trở nên gắn kết với nhau và tạo ra một sức mạnh tổng hợp để từ đó tổ chức có một nền văn hóa mạnh. Một nền văn hóa mạnh được thể hiện qua việc sử dụng thường xuyên và có kết quả các biểu trưng.

Những yếu tố này làm tăng thêm sự quyết tâm của các thành viên phấn đấu vì các giá trị và chiến lược chung của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần công nghệ getfly (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)