CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là tổng hòa của các giá trị, niềm tin, tiêu chuẩn đạo đức, triết lý kinh doanh và các mối quan hệ xoay quanh hoạt động của doanh nghiệp. VHDN muốn lấy mục tiêu phát triển toàn diện tinh thần và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Trong quá trình phát triển văn hóa doanh nghiệp không thể không nhắc đến sự phản chiếu của văn hóa dân tộc. Mỗi cá nhân trong doanh nghiệp đều có một nền văn hóa dân tộc nhất định và khi các cá nhân tập hợp trở
19
thành đội nhóm, tổ chức thì không thể không mang theo và phản ánh những nét đặng trưng của văn hóa dân tộc như những nét tính cách, hành xử, tư duy được hình thành trong quá trình nuôi dưỡng, giáo dục trước đó. Tổng hợp lại những nét tính cách, hành xử và giá trị này sẽ đem lại một phần giá trị, niềm tin trong doanh nghiệp.
VHDN chịu ảnh hưởng của văn hóa dân tộc về khía cạnh hệ thống giá trị chung, các chuẩn mực, quan niệm, cách ứng xử, giao tiếp, truyền thống, thói quen, tập tục trong sinh hoạt,… Như vậy, các doanh nghiệp cần ý thức được rằng một khi doanh nghiệp muốn xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp riêng thì cần chú ý tới văn hóa của từng vùng miền, lãnh thổ nơi doanh nghiệp đang kinh doanh, hoạt động để phát huy những điểm mạnh, điểm phù hợp với giá trị riêng của doanh nghiệp và tìm cách khắc phục, hạn chế những điểm yếu kém không phù hợp với tính chất kinh doanh, hay chuẩn mực của doanh nghiệp.
Việt Nam là một đất nước giàu truyền thống, có tinh thần đoàn kết, tinh thần đồng đội, vì cộng đồng cao nên những nét giá trị này cũng được phản ánh trong quan niệm, nguyên tắc hành xử của người Việt. Đặc điểm nổi bật của văn hóa dân tộc có thể nhắc đến là sự yêu chuộng hòa bình, hài hòa, tinh thần cầu thực, ý chí phấn đấu, tự lực, tự cường,… Tuy nhiên, văn hóa dân tộc của Việt Nam cũng tồn tại một số điểm hạn chế như con người dễ hài lòng với thực tại, dễ thỏa mãn, làm việc tùy tiện và còn e ngại khi phải cạnh tranh, va chạm,…
Nhận thức được đặc điểm chung của văn hóa dân tộc cũng giúp chủ doanh nghiệp tiếp tục phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp và lấy văn hóa dân tộc làm nền để xây dựng chính sách riêng tạo ưu thế cạnh tranh trong thời hiện đại. Cùng với kế thừa các giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam, các doanh nghiệp cũng có thể kế thừa một số giá trị văn hóa phương Đông hay phương Tây-nền văn hóa có nhiều ảnh hưởng tới Việt Nam, để khiến cho văn hóa doanh nghiệp đa dạng, cởi mở giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi với thị trường nước ngoài.
1.4.2 Môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là tổng hợp tất cả yếu tố, điều kiện chủ quan và khách quan, có mối quan hệ tương tác, ảnh hưởng gián tiếp hoặc
20
trực tiếp lên hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Những yếu tố, điều kiện này tác động lẫn nhau, tác động đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp với mức độ và chiều khác nhau. Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng, đây vừa là cơ hội vừa là thử thách cho doanh nghiệp bởi môi trường kinh doanh ngày càng mở rộng và có nhiều cơ chế, chính sách và đối thủ cạnh tranh hơn. Bởi vậy, các doanh nghiệp cần chủ động thay đổi, phát triển và hoàn thiện VHDN dựa trên các giá trị sẵn có và biến động của môi trường xung quanh.
Tác động của môi trường kinh doanh như cơ chế chính sách của nhà nước, pháp luật cạnh tranh và tác động từ bên ngoài của nền kinh tế và đổi thủ tạo nên những rào cản cho doanh nghiệp phát triển văn hóa doanh nghiệp. Đặc biệt, cơ chế thị trường có ảnh hưởng lớn tới các giá trị trong mỗi con người nói riêng và xã hội nói chung. Bởi vậy, việc duy trì các giá trị, niềm tin, triết lý kinh doanh trước những khó khăn và cản trở của môi trường xung quanh đòi hỏi doanh nghiệp thích nghi nhanh chóng và có được VHDN vững chắc.
1.4.3 Nhà lãnh đạo
Lãnh đạo là người có vai trò quyết định trong việc xây dựng, duy trì và phát triển những yếu tố gắn kết con người với nhau trong doanh nghiệp - chính là văn hóa doanh nghiệp. Nếu không nhận thức được vai trò này của mình, nhà lãnh đạo sẽ không thể tạo dựng được một nền văn hóa phát triển bền vững trong doanh nghiệp.
Nhà lãnh đạo là người hình thành nền văn hóa doanh nghiệp: Nhà lãnh đạo là người tạo ra những đặc thù của văn hóa doanh nghiệp, ghi dấu ấn đậm nét nhất lên văn hóa doanh nghiệp, khi họ ở vị trí là người sáng lập doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo xây dựng tầm nhìn cho doanh nghiệp và lựa chọn hướng đi, môi trường hoạt động, các nguyên tắc chung của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp phản ánh phong cách riêng, văn hóa riêng của mỗi nhà lãnh đạo.
Nhà lãnh đạo là người xây dựng tầm nhìn cho doanh nghiệp: Những nhà lãnh đạo xuất sắc thường xây dựng tầm nhìn cho doanh nghiệp rất rõ ngay từ khi mới bắt đầu thành lập doanh nghiệp hoặc trong quá trình phát triển doanh nghiệp.
Họ xác định cụ thể những giá trị, mục đích cũng như mục tiêu lớn lao mà họ mong muốn hướng tới. Họ tìm mọi cách để đạt được, truyền bá, lôi cuốn mọi người để
21
thực hiện công việc hướng tới mục tiêu đó. Đó chính là nền tảng để doanh nghiệp phát triển.
Nhà lãnh đạo là người xác định hướng đi, môi trường và các nguyên tắc hoạt động nói chung cho doanh nghiệp: Trong thời kỳ thành lập doanh nghiệp, nhà lãnh đạo có nhiệm vụ lựa chọn đường lối hoạt động, phát triển, các nguyên tắc, quy định…cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Sự lựa chọn ấy được mọi thành viên trong doanh nghiệp chấp nhận và trở thành chuẩn mực đánh giá các hoạt động của doanh nghiệp sau này. Các yếu tố này gắn kết mọi thành viên trong doanh nghiệp với nhau và tạo nên tinh thần tập thể vững mạnh trong doanh nghiệp.
Nhà lãnh đạo là người phát triển văn hóa doanh nghiệp: Lãnh đạo là người đóng vai trò quan trọng đầu tiên trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp, mặc dù văn hóa doanh nghiệp là sản phẩm chung của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo luôn có xu hướng tuyển chọn những người có quan điểm chung với mình, luôn truyền bá, tạo động lực để các thành viên thực hiện theo những giá trị mà họ đã lựa chọn. Nhà lãnh đạo luôn luôn cố gắng là hình mẫu để mọi người trong doanh nghiệp noi theo.
Nhà lãnh đạo là người truyền bá, tạo động lực để các thành viên trong doanh nghiệp thực hiện theo những giá trị mà mình lựa chọn.
Để duy trì và phát triển những yếu tố văn hóa mình tạo ra nhà lãnh đạo thường lựa chọn những người có khát vọng, mong muốn, giá trị, niềm tin…tương đối giống mình vào đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp. Đặc biệt ở những vị trí quan trọng như quản lý lãnh đạo cấp thấp, nhà lãnh đạo rất chú ý lựa chọn những người đồng minh với mình.
Nhà lãnh đạo là người thay đổi văn hóa doanh nghiệp: Thay đổi văn hóa doanh nghiệp là một trong những thách thức lớn, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có những hoạt động tích cực và thận trọng. Vì vậy, họ thường là người thay đổi đầu tiên rồi từ đó họ tạo nên sự thay đổi ở mọi thành viên trong doanh nghiệp.
Nhà lãnh đạo không chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức, công nghệ của doanh nghiệp mà còn là người sáng tạo ra các biểu tượng, ngôn ngữ, nghi lễ…của
22
doanh nghiệp. Quá trình xây dựng và quản lý doanh nghiệp mang phong cách của người lãnh đạo sẽ được in dấu lên văn hóa doanh nghiệp.
1.4.4 Nhận thức mỗi cá nhân
Nhận thức của mỗi thành viên trong công ty là một yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định văn hóa doanh nghiệp của công ty có được phát triển và duy trì đúng hướng và đúng như những giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp đã đề ra hay không.
Bởi vì, nhân viên chính là người trực tiếp thực hiện và tiếp xúc với nên văn hóa doanh nghiệp, chính họ cũng là người góp phần xây dựng, kiểm nghiệm văn hóa doanh nghiệp.
VHDN là tổng hợp tất cả các niềm tin, giá trị, triết lý, quan niệm và tiêu chuẩn mà mọi thành viên trong công ty cho là đúng và thống nhất tuân theo. Những giá trị này bao gồm cả các giá trị mà nhân viên đem lại từ bên ngoài doanh nghiệp khi họ mới tham gia. Các đặc điểm này sẽ dần thích nghi, biến đổi sao cho phù hợp để hòa nhập với môi trường của doanh nghiệp. Đồng thời, năng lực nhận thức và trình độ của nhân viên cũng ảnh hưởng đến mức độ tự giá thực hiện các quy chế, chính sách hay ý thức tuân thủ, bảo vệ các quy định trong hoạt động xây dựng VHDN. Như vậy, nhận thức của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp là tiền đề và là yếu tố cốt lõi để doanh nghiệp phát triển và duy trì văn hóa doanh nghiệp. Từ đó, văn hóa doanh nghiệp sẽ tác động trở lại thái độ, động lực làm việc của các cán bộ công nhân viên khiến họ cảm thấy thực sự tự hào, hãnh diện vì là một thành viên trong doanh nghiệp.
1.4.5 Giá trị học hỏi được
Những giá trị văn hóa học hỏi được không thuộc phạm trù văn hóa dân tộc và không phải do lãnh đạo doanh nghiệp hay nhà quản trị sáng tạo ra mà do tập thể cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp xây dựng và tạo dựng nên. Chúng hình thành, vô thức hoặc cố ý của mỗi cá nhân tác động đến doanh nghiệp trong quá trình làm việc, tương tác qua lại với bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Những giá trị học hỏi được có thể mang lại tác động tích cực hoặc tiêu cực, một số giá trị học hỏi được thường xuất hiện trong doanh nghiệp:
23
- Kinh nghiệm tập thể của doanh nghiệp: Những kinh nghiệm tập thể này được sinh ra khi xử lý các vấn đề chung, sau đó chúng được ghi nhớ, tuyên truyền và chia sẻ lại trong phạm vi các phòng ban, nội bộ của đơn vị doanh nghiệp, đồng thời truyền lại cho thế hệ nhân viên mới. Cụ thể hơn đó là những kinh nghiệm giao tiếp, tiếp xúc với khách hàng, đối tác, nhà phân phối hay kinh nghiệm ứng xử với các tình huống phát sinh, thay đổi trong môi trường kinh doanh,…
- Những giá trị văn hóa học hỏi được từ các doanh nghiệp khác: là kết quả được đúc kết từ các hoạt động như nghiên cứu đối thủ cạnh tranh hay từ những buổi giao lưu chia sẻ kinh nghiệm với đối tác, tham gia buổi hội thảo, chương trình, khóa đào tạo đồng hành phát triển doanh nghiệp,.. Với kiểu văn hóa này, ban đầu thường có một bộ phận nhỏ nhân viên tiếp thu những giá trị mới và dần dần truyền lại cho đồng nghiệp, sau một thời gian đủ lâu, các giá trị mới sẽ trở thành tập quán, thói quen chung của toàn doanh nghiệp. Ví dụ như nhiều doanh nghiệp Việt học hỏi được văn hóa đúng giờ của người Nhật khi nhân viên, lãnh đạo làm việc trong môi trường yếu tố nước ngoài.
- Những giá trị do thành viên mới mang lại: Giá trị văn hóa này xuất phát từ những sáng kiến, góp ý của thành viên mới trong doanh nghiệp. Thành viên mới là người có cái nhìn khách quan hơn về phong cách làm việc, môi trường làm việc của doanh nghiệp cũng như các giá trị khác, vì vậy, họ có nhiều cơ hội phân tích, đánh giá hơn nhằm tìm cách nâng cao và phát triển các giá trị sẵn có. Tuy nhiên, các giá trị học hỏi được từ nhân viên mới cần có thời gian dài để doanh nghiệp thích nghi và tiếp thu. Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp đang áp dụng việc trao tặng những phần thưởng cho nhân viên mới có những đóng góp thay đổi tích cực đến công ty.
- Những xu hướng trào lưu xã hội: Xã hội ngày càng phát triển, một số giá trị văn hóa khi Việt Nam hội nhập với thế giới cũng dần dần thay đổi theo cả hướng tích cực lẫn tiêu cực. Bằng sự giúp đỡ của công nghệ, máy tính phong cách làm việc của từng nhân viên cũng thay đổi theo như việc trao đổi thông tin, xin ý kiến, đều có thể chuyển sang từ gặp mặt trực tiếp sang các hình thức online như thư điện tử, cuộc họp online giúp con người tiết kiệm thời gian, chi phí, sức lực còn công việc thì nhanh chóng, thông suốt hơn. Như vậy, việc đón đầu, thích nghi với
24
thay đổi của xã hội cũng rất quan trọng để doanh nghiệp thay đổi linh hoạt văn hóa doanh nghiệp trong kinh doanh.
Việc phân tích, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến VHDN giúp cho doanh nghiệp nhận ra được tầm quan trọng của các nhân tố trên đến quá trình xây dựng và phát triển VHDN. Từ đó, chủ doanh nghiệp cũng như các nhân viên của công ty chủ động đón đầu, phát huy những giá trị tốt đẹp và cơ hội phát triển hoặc đưa ra phương án thay đổi hoặc thích nghi với một số khó khăn và cản trở.