KINH NGHIỆM MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƢ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN PHÚC THỌ HÀ TÂY 1

Một phần của tài liệu Huy động vốn dân cư tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phúc thọ hà tây i (Trang 33 - 38)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.4. KINH NGHIỆM MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN DÂN CƢ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN PHÚC THỌ HÀ TÂY 1

1.4.1. Kinh nghiệm mở rộng huy động vốn của một số ngân hàng thương mại 1.4.1.1. Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành

Ngân hàng BIDV – chi nhánh Hà Thành có trụ sở đặt tại 74 Thợ Nhuộm, Trần Hƣng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, là một trong những chi nhánh thuộc hệ thống ngân hàng BIDV có tốc độ phát triển bền vững.

Trong 3 năm từ 2018-2020, nguồn vốn huy động dân cƣ của chi nhánh tăng từ 400.323 triệu đồng vào thời điểm 31/12/2018 đến 691.296 triệu đồng vào 31/12/2020. Cơ cấu vốn huy động dân cƣ chiếm hơn 70% tổng vốn huy động và đạt tốc độ tăng trưởng tốt từ 15%-20%/năm. Chi nhánh rất quan tâm tới việc tăng trưởng nguồn vốn dân cư, đây là nguồn vốn có chi phí thấp và góp phần đáng kể vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh.

Trong công tác huy động vốn dân cƣ, BIDV - chi nhánh Hà Thành đã thực hiện các chính sách sau:

Tăng cường hiệu quả hoạt động huy động vốn dân cư thông qua các sản phẩm tiết kiệm với lãi suất hấp dẫn, kỳ phiếu đa dạng về loại tiền (VND và ngoạitệ), kỳ hạn phương thức trả lãi đều có tính đến yếu tố cạnh tranh.

Chú trọng đến việc nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng: Chi nhánh đã tiến hành hiện đại hoá ngân hàng với mô hình tổ chức hiện đại, hệ thống công nghệ tiên tiến, xây dựng đội ngũ cán bộ với tác phong giao dịch nhanh nhẹn, lịch sự, tận tình, chu đáo, trung thực, có trình độ chuyên môn và năng lực quản lý tốt, có tinh thần học hỏi với chất lƣợng phục vụ tốt, góp phần quan trọng tạo nên sự tín nhiệm với khách hàng.

Chi nhánh đã thực hiện một chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở

theo dõi thường xuyên biến động lãi suất trên thị trường, từ đó phân tích dự đoán xu hướng biến động của nó, dùng lãi suất như một công cụ để thực hiện chính sách khách hàng nhƣ có chính sách ƣu đãi về lãi suất huy động vốn đối với các khách hàng có số dư dân cư lớn, thường xuyên cho vay với lãi suất ƣu đãi đối với khách hàng quen, có chất lƣợng tín dụng tốt.

Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn dân cƣ của BIDV - chi nhánh Hà Thành vẫn còn một số tồn tại nhất định, cụ thể nhƣ:

Chƣa xây dựng đƣợc hệ thống hỗ trợ khách hàng gửi tiền một cách tổng thể, thủ tục còn phức tạp, thời gian chờ đợi lâu...cũng là một hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả việc huy động vốn từ dân cư.

Hệ thống thông tin về vốn huy động từ dân cƣ còn hạn chế, gây khó khăn cho công tác tổng hợp, phân tích khách hàng. Việc thông tin không đƣợc cung cấp nhanh chóng và đầy đủ khiến cho việc ra quyết định về vấn đề huy động vốn chậm trễ, không chính xác

1.4.1.2. Kinh nghiệm mở rộng huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội

Vietcombank – chi nhánh Hà Nội là một trong những ngân hàng uy tín, và là nơi được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn gởi tiền khi có nhu cầu.

Trong 3 năm từ 2018-2020, quy mô huy động vốn của Vietcombank - chi nhánh Hà Nội ngày càng đƣợc mở rộng, từ con số huy động 39.817 tỷ năm 2018, tăng lên 39.324 tỷ năm 2019 và tiếp tục tăng lên 46.011 tỷ đồng năm 2020. Trong đó, vốn huy động dân cƣ chiếm tới 75% - 80% tổng vốn huy động của chi nhánh. Một số chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn dân cƣ tại Vietcombank - chi nhánh Hà Nội nhƣ:

Để nâng cao uy tín, Vietcombank - chi nhánh Hà Nội tiến hành xây dựng thương hiệu của mình thông qua các hoạt động marketing như: quảng

cáo, tham gia các hoạt động công chúng, tài trợ cho nhiều chương trình đưa hình ảnh của ngân hàng đến với người dân.

Phân loại khách hàng: Sự phân loại khách hàng theo đối tƣợng khách hàng giúp ngân hàng đƣa ra các chính sách lãi suất, các hình thức huy động, chính sách khách hàng phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng và quan trọng hơn là cho phép đánh giá đƣợc hiệu quả hoạt động huy động vốn dân cƣ của ngân hàng.

Chi nhánh từng bước đa dạng hoá các hình thức huy động vốn đáp ứng nhu cầu vốn đầu tƣ và cho vay đối với nền kinh tế

Áp dụng chính sách lãi suất đa dạng, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế và diễn biến lãi suất trên thị trường.

Không ngừng nâng cao chất lƣợng nghiệp vụ, chất lƣợng tổ chức điều hành. Chi nhánh đã có những chính sách tuyển dụng cũng nhƣ đào tạo nhằm nâng cao chất lƣợng cho đội ngũ nhân viên của mình. Tiến hành tổ chức nhiều lớp đào tạo nghiệp vụ, cử nhân viên đi học tại các trường đào tạo chính quy về lĩnh vực ngân hàng tài chính. Liên kết với các ngân hàng, tổ chức trong và ngoài nước trong công tác đào tạo.

Bên cạnh đó, công nghệ không ngừng đƣợc đổi mới và trang bị ngày một hiện đại. Nhờ công nghệ hiện đại, ngân hàng nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, từng bước hoàn thiện và triển khai loại hình dịch vụ mới.

Tuy nhiên, trong hoạt động huy động vốn dân cƣ, Vietcombank - chi nhánh Hà Nội vẫn còn một số hạn chế sau:

Về nhân lực, Vietcombank- chi nhánh Hà Nội có một bộ phận cán bộ Ngân hàng trẻ do còn thiếu kinh nghiệm thực tế nên trình độ nghiệp vụ còn hạn chế, đôi lúc còn gặp phải sơ xuất trong công việc. Phân công công việc phù hợp để phát huy tối đa khả năng của mỗi nhân viên chƣa đƣợc coi trọng nên hiệu quả làm việc chƣa cao.

Hoạt động Marketing của Vietcombank – chi nhánh Hà Nội vẫn còn hạn chế về chất lượng, mẫu mã, phương thức quảng bá, quảng cáo và phương pháp tiếp thị.

Thời gian giao dịch của Ngân hàng còn bó hẹp trong khung giờ hành chính đã hạn chế đáng kể khả năng huy động vốn dân cƣ.

1.4.2. Bài học về mở rộng huy động vốn đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1

Dựa trên phân tích hiệu quả huy động vốn dân cƣ của một số ngân hàng thương mại Việt Nam trên địa bàn Hà Nội, Agribank - chi nhánh Phúc Thọ cũng cần rút ra bài học nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn dân cƣ, cụ thể:

Thứ nhất, tăng cường công tác quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn dân cư nói riêng. Một khi NHTM nói chung, chi nhánh Agribank Phúc Thọ nói riêng thực hiện tốt công tác này sẽ tạo điều kiện cho hoạt động huy động vốn dân cƣ có hiệu quả cao và tiền đề cho các hoạt động nghiệp vụ khác của chi nhánh.

Thứ hai, tăng cường công tác quảng cáo. Chi nhánh cần marketing bằng cách đẩy mạnh, đa dạng hoá các hình thức quảng cáo, tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng: Đài báo, truyền hình cũng như các phương tiện giao dịch hàng ngày để làm cho khách hàng hiểu biết chính xác hơn, tin tưởng hơn loại hình hoạt động của ngân hàng; từ đó sẽ chọn Agribank là nơi gửi tiền và giao dịch. Bên cạnh đó ngân hàng sẽ lựa chọn các hình thức khuyến mãi tặng quà cho khách hàng, hay tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về ngân hàng.

Thứ ba, có chính sách lãi suất linh hoạt: Lãi suất huy động có ảnh hưởng lớn trong việc kích thích khách hàng gửi tiền, cho nên ngoài yếu tố niềm tin vào ngân hàng, nếu mức lãi suất huy động cạnh tranh sẽ thu hút

đƣợc những khoản tiền nhàn rỗi lớn trong dân cƣ.

Thứ tư, mở rộng các hình thức huy động vốn một cách triệt để nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Đây là yếu tố hàng đầu quyết định hiệu quả mở rộng hoạt động huy động vốn của ngân hàng.

Thứ năm, tăng cường năng lực về công nghệ, nguồn nhân lực để phục vụ tốt cho hoạt động của ngân hàng. Và đây cũng là một trong những yếu tố chính giúp nâng cao hiệu quả huy động vốn dân cư của Agribank. Thường xuyên mở lớp bồi dƣỡng, đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng úng xử, giao tiếp với khách hàng.

Thứ sáu, xây dựng hoàn chỉnh chức năng, cơ chế huy động vốn dân . Công tác điều hoà vốn mang tính chất tương đối ổn định nhằm thực hiện các mục tiêu trong kế hoạch phát triển của chi nhánh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản liên quan đến huy động vốn dân cƣ của NHTM. Từ đó thấy đƣợc vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của nguồn vốn huy động từ dân cƣ đối với các chủ thể tham gia và đặc biệt là vai trò đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, việc phát triển huy động vốn dân cƣ là một yêu cầu tất yếu đối với mỗi ngân hàng.

Chương 1 đã nêu lên các tiêu chí (định tính, định lượng) đánh giá hiệu quả huy động vốn dân cư của ngân hàng thương mại, những nhân tố ảnh hưởng tới việc huy động vốn từ dân cư của NHTM và một số bài học của một số NHTM trong huy động vốn dân cƣ. Đây là khung lý luận để làm tiền đề cho việc phân tích thực trạng mở rộng huy động vốn dân cƣ tại Agribank Chi nhánh huyện Phúc Thọ Hà Tây 1 ở chương 2.

Một phần của tài liệu Huy động vốn dân cư tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phúc thọ hà tây i (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)